Để việc ứng dụng KHCN hiện đại vào SXNN đạt được hiệu quả thì KHCN được ứng dụng vào SXNN phải đảm bảo các vai trò sau:
- KHCN làm gia tăng năng suất, chất lượng và sản lượng nông sản, tăng giá trị kinh tế; giảm chi phí SX cho một đơn vị SP và hạ giá thành SP.
-Giúp cho NN tận dụng được những thuận lợi và khắc phục được những hạn chế của tự nhiên.
-Tạo ra một hệ thống công cụ quản lý mới kinh tế hơn, tốt hơn. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng năng suất lao động và giảm cường độ lao động; thay đổi tư duy người lao động, phương thức SXNN mới được phổ biến.
Như vậy, KHCN có tác dụng làm cải biến nền NN từ chổ SX nhỏ, lạc hậu đến nền SX hiện đại trên quy mô lớn. Để phát huy tối đa vai trò của KHCN ứng dụng trong NN cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Các chủ thể tham gia vào các hoạt động của nền NNCNC phải nhận thức đầy đủ về KHCN được ứng dụng. Đây là điều kiện đầu tiên, vì điều kiện này làm nảy sinh nhu cầu ứng dụng KHCN trong SX, kích thích sự phát triển của công nghệ.
-Đảm bảo về vật chất kỹ thuật theo yêu cầu triển khai, ứng dụng công nghệ. -Cần có những chính sách đúng đắn trong công tác NC và ứng dụng công nghệ trong SXNN.
Các KHCN chủ yếu được ứng dụng vào NN là:
-CNSH: đây là một ngành được NC và ứng dụng nhiều nhất trong ngành NN hiện nay, như: nhân giống cây trồng – vật nuôi; làm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, làm thức ăn, SX vac-xin để tăng sức đề kháng, phòng bệnh cho vật nuôi và thủy sản; chuẩn đoán bệnh và phân lập cây trồng – vật nuôi; xử lý chất thải NN, bảo vệ môi trường, bảo quản và chế biến SP sau thu hoạch;…
-Công nghệ tự động: được ứng dụng trong NNCNC bởi các thiết bị tưới phun tự động, điều chỉnh nhiệt độ; dây chuyền cung cấp thức ăn, nước uống tự động cho vật nuôi; tự động trong khâu thu hoạch, chế biến, giết mổ vật nuôi,…. Công nghệ tự động còn phát hiện ra những loài sinh vật gây bệnh hại cây và vật nuôi; đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển của sinh vật,… qua đó giúp người quản lý nắm bắt được thông tin kịp thời, xử lý nhanh chóng và dễ dàng hơn.
- Công nghệ vật liệu mới: đã chế tạo ra các SP polymer như khay, chậu,... trong kỹ thuật trồng cây không cần đất; màng phủ NN, màng che dùng trong nhà có mái che; màng bảo vệ rau quả; SX polymer trương nước từ kỹ thuật hạt nhân, polymer giữ nước bằng bức xạ gama,…
- CNTT và truyền thông: được ứng dụng trong NN bởi các công việc sau: quản lý các khâu của quá trình ứng dụng công nghệ cao vào SX; thực hiện các thí nghiệm; quảng bá và tiếp thị SP đến người tiêu tiêu dùng trên toàn thế giới thông qua mạng Internet.
- Công nghệ môi trường: ứng dụng công nghệ môi trường trong sự phát triển NN nhằm đánh giá sự tác động của các công nghệ được ứng dụng trong NN đến sự thay đổi của môi trường sinh thái và sự thay đổi các nguồn tài nguyên phục vụ NN.
Bên cạnh, sự tham gia của các ngành KHCN mang tính chất kỹ thuật, nền NNCNC còn có sự tham gia của các ngành KH mang tính chất xã hội như KH quản lý, KH kinh tế, KH cuộc sống,…
Như vậy, có thể nói rằng sự phát triển của KHCN là một trong những nhân tố quan trọng, tác động trực tiếp và quyết định đến sự hình thành và phát triển của nền NNCNC. Sự phát triển KHCN và việc ứng dụng chúng trong SXNN đã làm thay đổi bức tranh NN của từng quốc gia nói riêng và toàn thế giới nói chung.