Trên thế giới

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố cần thơ (Trang 40 - 44)

1.6.1.1. Ixrael

Nằm ở khu vực Trung Đông, Ixrael có dân số là 7,2 triệu người (2007) và diện tích khoảng 20.770 km2 nhưng với hơn ½ diện tích là đồi núi và sa mạc. Năm 2007, GDP của Ixrael tăng 5,4% và đạt 195 tỷ USD (trong đó: NN chiếm 2%, CN 31%, dịch vụ 67%), thu nhập bình quân đạt 28.800 USD/người.

Điều kiện tự nhiên không thuận lợi phát triển NN nhưng ngành NN Ixrael lại đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế, mặc dù chiếm 2% GDP và chiếm 3,5% giá trị xuất khẩu và doanh thu từ NN luôn đạt trên mức 3 tỷ USD/năm và chiếm 70% giá trị sản lượng nông sản cả nước.

Đặc trưng của nền NN Ixrael là một hệ thống SX chuyên canh theo hướng ứng dụng công nghệ cao; nhất là CNSH, công nghệ tưới, kỹ thuật canh tác trong nhà có mái che,... nhằm khắc phục sự khan hiếm về tài nguyên nước và đất trồng. Sự tăng trưởng liên tục trong SXNN ở Ixrael còn nhờ sự liên kết chặt chẽ giữa Chính phủ, các nhà KH, chuyên gia khuyến nông, nông dân với các ngành CN phục vụ NN, kinh nghiệm ứng dụng KHCN trong SX và kết quả của các giải pháp được kiểm nghiệm ngay trên cánh đồng.

Ixrael đầu tư cao cho NC phát triển NN là khoảng 100 triệu USD/năm, chiếm khoảng 3% tổng giá trị nông sản SX hàng năm. Ixrael là quốc gia dẫn đầu thế giới về tỷ lệ nhà NC và kỹ sư NN; họ rất gần gũi với đồng ruộng và nhiều trong số đó chính là những nông dân hoặc là người giữ vai trò tư vấn trực tiếp cho nông dân.

Tổ chức SXNN ở Ixrael theo hình thức HTX với hai kiểu cơ bản là:

+ Kibbutz (Làng NN), một cộng đồng tập thể với phương tiện SX chung và mỗi thành viên được hưởng lợi ích từ công việc của chính mình.

mình để SX; đầu vào và đầu ra được thực hiện tập thể theo một đầu mối.

Vì những lý do trên, ngày nay Ixrael đã trở thành một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về SXNN. Năng suất lao động NN của Ixrael rất cao; năm 1950, một nông dân Ixrael cung cấp đủ thực phẩm cho 17 người còn ngày nay là 90 người. Một ha đất của Ixrael hiện cho 3 triệu bông hồng/vụ, 500 tấn cà chua/vụ,… , một con bò cho tới 11 tấn sữa/năm. Đây là năng suất không có quốc gia nào trên thế giới đạt được. Sự phát triển của ngành NN Ixrael chính là bài học kinh nghiệm cho ngành NN của nhiều quốc gia trên thế giới.

1.6.1.2. Hà Lan

Là một nước nhỏ ở Tây Âu, thuộc vùng đồng bằng của sông Rhine; Hà Lan có diện tích tự nhiên là 41.526 km2 và dân số là 16 triệu người (2010). Là nước CN phát triển cao; năm 2009, kim ngạch thương mại của Hà Lan đạt khoảng 11.000 tỷ USD; GDP đạt 797,7 tỷ USD (trong đó NN chiếm 2%, CN 24%, dịch vụ 74%), thu nhập đạt 39.000 USD/người/năm. Với khoảng 910 ngàn ha diện tích đất canh tác nhưng ngành NN Hà Lan phát triển thuộc loại nhất và đạt những “kỳ tích”đáng nể trong ngành NN thế giới.

Bảng 1.1: Vị thế nông sản Hà Lan trên thị trường thế giới năm 2007

Tên nông sản Mức xuất khẩu

(tỷ USD/năm) % thế giới Xếp hạng

Hoa tươi cắt cành 2,127 48,10 1

Cây cảnh trong chậu 1,091 33,20 1

Cà chua 0,677 23,10 1 Khoai tây 0,346 21,60 1 Hành tây 0,455 14,80 1 Trứng gà 0,320 29,40 1 Bia đại mạch 0,898 19,20 1 Bánh và dầu ca cao 0,747 37,00 1

Pho – mát khô, sữa đặc 1,717 6,20 1

Thịt lợn 1,117 11,90 2

Thuốc lá 2,819 17,40 2

Nguồn: Tổng hợp từ http://www.fao.org/

Với phương châm “đầu tư cao – SX nhiều” nên kết cấu hạ tầng NN của Hà Lan đứng đầu thế giới như: hệ thống thủy lợi, phòng chống lũ, ngăn mặn; hệ thống nhà kính hơn 11.000 ha (chiếm 25% diện tích nhà kính thế giới) với thiết bị hiện đại

và hoàn toàn tự động, nhờ thế hiệu quả SX tăng gấp 5 – 6 lần so với SX ngoài trời. Trung bình mỗi năm, Hà Lan bán ra thị trường khoảng 5,5 ngàn loại hoa cắt cành, 2 ngàn giống cây trong chậu cảnh, 2,2 ngàn loại cây cảnh, 7 tỷ củ hoa các loại (riêng hoa Tuylip, Hà Lan đã NC và đưa ra thị trường khoảng 200 loài, SX 3 tỷ củ hoa với diện tích khoảng 8,5 ngàn ha). Các loại rau quả thực phẩm cũng có năng suất rất cao như cà chua 600 – 700 tấn/ha/năm; ớt ngọt 300 tấn/ha/năm; lê và táo có năng suất là 20 tấn/ha/năm; riêng khoai tây, Hà Lan là nước xuất khẩu chiếm 60 – 70% thị phần thế giới. Ngành chăn nuôi ở Hà Lan cũng rất phát triển với khoảng 20 triệu con bò sữa, trên 20 triệu con bò thịt, khoảng 13,5 triệu con lợn, đàn gà cũng đạt gần 100 triệu con,... Ngoài ra, Hà Lan cũng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản và chế biến nông SX xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Để đạt hiệu quả cao và mang lại sự thành công cho ngành NN là do:

+ Hà Lan đã xây dựng và điều chỉnh cơ cấu SX phù hợp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường thế giới.

+ Đổi mới phương thức SX theo phương thức SXCN tập trung quy mô lớn, đầu tư vốn và ứng dụng KHCN hiện đại vào SXNN như CNSH, CNTT, tự động hóa, kỹ thuật canh tác trong nhà kính,...

+ Phát triển mô hình kinh tế trang trại hộ gia đình và HTX NN theo hướng chuyên môn hóa cao.

+ Mỗi năm Hà Lan chi khoảng 800 triệu Guilder để đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ NN.

+ Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc đề ra các chính sách phát triển NN, chủ trì kinh tế đối ngoại NN, mở rộng thị trường; phát triển cơ sở hạ tầng NN và bảo vệ môi trường,…

Sự phát triển của ngành NN Hà Lan không phải do một nhân tố đơn lẽ tác động mà do nhiều nhân tố cùng tác động lẫn nhau trong một quá trình. Đó là bài học quý giá cho sự phát triển của ngành NN thế giới.

1.6.1.3.Hoa Kỳ

Nằm ở Bắc Mỹ, Hoa Kỳ có diện tích đất tự nhiên là 9,83 triệu km2

đạt 313,23 triệu người (2011). Năm 2010, GDP của Hoa Kỳ 14.660 tỷ USD nhưng NN chỉ chiếm 1,1%GDP. Lao động NN ở Hoa Kỳ chỉ chiếm 0,7% trong tổng số 153,9 triệu lao động và họ hoạt động chủ yếu theo mô hình kinh tế trang trại. Nước Mỹ có khoảng 2,1 triệu trang trại, diện tích bình quân là 178 ha/trang trại.

Đất SXNN ở Hoa Kỳ chiếm khoảng 20% diện tích đất tự nhiên nhưng có ngành NN phát triển. Năm 2010, nông sản xuất khẩu của Hoa Kỳ đạt 118,58 tỷ USD, chiếm 9,2% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước với các nông sản xuất khẩu chủ yếu là ngô, đâu tương, hoa quả,…

Bảng 1.2: Sản lượng các nông sản chính của Hoa Kỳ năm 2006

Sản phẩm Đơn vị tính Sản lượng Sản phẩm Đơn vị tính Sản lượng

Ngô 1000 tấn 283.500,0 Khoai tây 1000 tấn 19.717,9 Yến mạch 1000 tấn 2.524,5 Lúa gạo 1000 tấn 8.786,2

Lúa mạch 1000 tấn 4.860,0 Mía 1000 tấn 29.500,0

Lúa miến 1000 tấn 7.492,5 Củ cải đường 1000 tấn 33.800,0

Tiểu mạch 1000 tấn 48.600,0 Táo 1000 tấn 5.000,0

Lúa mạch đen 1000 tấn 194,4 Nho 1000 tấn 6.300,0

Bông 1000 tấn 4.550,0 Bò thịt 1000 con 87.600,0 Thuốc lá 1000 tấn 329,3 Bò sữa 1000 con 9.100,0 Lạc 1000 tấn 158.760,0 Lợn 1000 con 62.100,0 Đậu tương 1000 tấn 145.152,0 Cừu 1000 con 6.200,0

Nguồn: Tổng hợp từ http://www.fao.org

Sự thành công trong SX, ngoài các chính sách phát triển NN như: chính sách về thu nhập, thị trường và giá cả, hỗ trợ về vốn và giống, đào tạo lao động,… thì không thể không nhắc đến việc áp dụng những tiến bộ KHCN vào SX như: kỹ thuật canh tác trong nhà kính, công nghệ tưới tự động, đặc biệt là ứng dụng CNSH.

Hoa Kỳ là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về trồng cây biến đổi gen (GMC). Trong thời gian từ 1996 - 2005, diện tích cây trồng chuyển gen trên toàn thế giới là 900 ngàn km2, nhưng Hoa Kỳ đã chiếm 55%. Năm 2007, diện tích trên tăng lên 114,3 triệu ha, riêng Hoa Kỳ có 57,7 triệu ha.

1.6.1.4. Trung Quốc

Là nước đông dân nhất thế giới với hơn 1,3 tỷ dân; trong đó có trên 50% dân số sống ở khu vực nông thôn và trên 300 triệu lao động tham gia vào NN. Ngành

NN đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định KT-XH và an ninh lương thực của Trung Quốc.

Dù chỉ canh tác được 15,4 % diện tích đất tự nhiên (9.571.300 km2) nhưng Trung Quốc đã đạt được những thành tựu bất ngờ trong SX lương thực. Năm 2009 sản lượng lương thực của Trung Quốc đạt hơn 530,8 triệu tấn; năm 2011 con số này tăng lên 571,21 triệu tấn (tăng gấp 4 lần so với năm 1949), với mức tăng trung bình 4,5%/năm. Các nông sản chính của Trung Quốc là: lúa gạo, lúa mì, khoai tây, lúa miếng, lạc, kê, chè, lúa mạch, bông vải, hạt có dầu, thịt lợn và cá.

Sở dĩ, ngành NN Trung Quốc đạt được kết quả như trên là do Chính phủ đề ra “Chính sách Tam Nông”. Mức đầu tư cho “Tam Nông” không ngừng tăng lên; năm 2003 – 2004 mức đầu tư này chưa đạt 300 tỷ CNY/năm nhưng năm 2008 con số này đạt 590 tỷ và tăng kỷ lục vào năm 2009 với hơn 710 tỷ CNY.

Ngoài ra, Trung Quốc còn quan tâm đẩy mạnh việc NC và ứng dụng KHCN hiện đại vào SX; thành lập hơn 500 khu và trên 4.000 mô hình NN ứng dụng công nghệ cao tại các vùng sinh thái trên toàn quốc nhằm tăng năng suất và chất lượng nông sản, tăng hiệu quả kinh tế NN.

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố cần thơ (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)