Lựa chọn cấp số trong điều kiện vận hành thực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy luật chuyển số trong hộp số tự động của ô tô (Trang 56 - 59)

2. Bộ điều khiển điện tử (ECU động cơ và ECT)

2.2.4. Lựa chọn cấp số trong điều kiện vận hành thực

Trong điều kiện vận hành thực tế có thể xảy ra những trƣờng hợp đặc biệt cần lƣu ý khi thiết lập quy luật sang số.

Trong trƣờng hợp thứ nhất thƣờng xảy ra khi lực kéo cần thiết (theo yêu cầu của điều kiện chuyển động cụ thể) nằm giữa 2 đƣờng lực kéo của 2 cấp số lân cận khi bƣớm ga mở ở một mức nhất định. Chẳng hạn, hình 2.9 mô tả các điểm làm việc trên đồ thị lực kéo ở 2 cấp số khác nhau. Đồ thị mô tả quan hệ giữa lực kéo tại bánh xe chủ động Pk với góc mở bƣớm ga α.

Giả sử ô tô đang chuyển động trên đƣờng bằng ở điểm 1 và bắt đầu lên dốc. Khi đó yêu cầu lực kéo tăng lên tới giá trị Pk,0 nhƣ mô tả trên hình vẽ. Lúc này ngƣời lái cảm nhận đƣợc sự suy giảm vận tốc của ô tô và tăng dần mức ga làm cho điểm làm việc về vị trí 2. Tại điểm này hệ thống tự động chuyển sang số thấp hơn với điểm làm việc mới là điểm 3.

Khi đã chuyển sang số thấp hơn, phản ứng tự nhiên của ngƣời lái là giảm bớt mức ga để duy trì vận tốc mong muốn. Vì vậy, lực kéo lại giảm dần cho tới điểm 4 thì hệ thống tự động chuyển lên số cao hơn (điểm 5). Lúc này lực kéo thực tại bánh xe lại nhỏ hơn so với lực kéo yêu cầu và quá trình lặp lại theo vòng quay nhƣ trên (5-2-3- 4-5). Trƣờng hợp này thƣờng xảy ra khi chuyển động trên đƣờng với độ dốc cao

hoặc trên đƣờng phố với mật độ giao thông cao, bắt buộc phải chuyển động với vận tốc thấp.

Hình 2.9. Sự dao động của điểm sang số giữa 2 cấp số lân cận với cùng một góc mở bướm ga.

Sự dao động của điểm làm việc mô tả trên đây dẫn đến hiện tƣợng liên tục nhảy số và các hệ quả của nó. Giải pháp đơn giản nhất để tránh hiện tƣợng trên là giảm ga để duy trì vận tốc ổn định ở cấp số thấp.

Hiện tƣợng nhảy số liên tục giữa 2 số lân cận có thể xảy ra trong các điều kiện chuyển động khác. Chẳng hạn, sau khi lên dốc có một đoạn xuống dốc ngắn rồi lại lên dốc. Trong trƣờng hợp này, khi bắt đầu xuống dốc ngƣời lái giảm mức ga và hệ thống tự động chuyển lên số cao hơn. Ngay sau đó đƣờng lại dốc lên và ngƣời lái buộc phải tăng ga dẫn đến hiện tƣợng chuyển về số thấp hơn. Nếu ô tô đƣợc trang bị hộp số thƣờng thì ngƣời lái quan sát đƣờng và sẽ không thực hiện chuyển số trong những tình huống nhƣ vậy, mà giữ nguyên cấp số thấp hơn. Nghĩa là chấp nhận chế độ làm việc bất hợp lý trong một khoảng thời gian rất ngắn để tránh việc liên tục nhảy số. Trong trƣờng hợp lái xe trên đƣờng phố với mật độ giao thông cao, hiện tƣợng liên tục nhảy số cũng có thể xuất hiện.

Các hệ thống điều khiển hiện đại có cơ chế thu thập dữ liệu về điều kiện chuyển động và trên cơ sở phân tích các dữ liệu đó đƣa ra cơ chế điều khiển phù hợp hơn.

Một trƣờng hợp đáng lƣu ý nữa là hiện tƣợng ngƣời lái bỏ chân ga để giảm tốc độ và sau đó là đạp phanh. Khi đó, hệ thống điều khiển phải xử lý theo hai hƣớng. Hƣớng thứ nhất là chuyển lên số cao hơn để động cơ hoạt động ở vùng tiêu thụ nhiên liệu thấp hơn. Hƣớng thứ 2 là chuyển về số thấp hơn để nâng cao hiệu quả phanh bằng động cơ. Để giải quyết vấn đề này, các hệ thống điều khiển hiện đại sử dụng thông tin về áp suất trong dẫn động phanh để biết ý muốn của ngƣời lái và đƣa ra quyết định phù hợp. Một thông tin nữa có thể sử dụng để xử lý trƣờng hợp này là tốc độ nhả bàn đạp ga. Nếu bàn đạp ga đƣợc nhả đột ngột, nghĩa là ngƣời lái mong muốn giảm tốc độ rất nhanh và tiếp theo đó thƣờng là đạp phanh. Lúc này nên chuyển về số thấp hơn để hỗ trợ hệ thống phanh giảm nhanh vận tốc của ô tô.

Tóm lại, dựa trên các quy luật sang số đã đƣợc thiết lập nhƣ trên, hệ thống điều khiển điện thủy lực thực hiện việc sang số một cách tự động để đáp ứng các điều kiện chuyển động cụ thể.

CHƢƠNG III: PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG QUY LUẬT CHUYỂN SỐ CỦA HỘP SỐ TỰ ĐỘNG Ô TÔ CON.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy luật chuyển số trong hộp số tự động của ô tô (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)