Có hai kiểu phần tử cố định phanh: kiểu phanh dải và kiểu phanh nhiều đĩa ƣớt. Kiểu phanh dải đƣợc sử dụng cho phanh B1 và kiểu phanh nhiều đĩa ƣớt cho phanh B2 và B3. Trong một số hộp số tự động, hệ thống phanh nhiều đĩa ƣớt còn đƣợc sử dụng cho phanh B1.
a. Phanh dải (B1)
Dải phanh đƣợc quấn vòng lên đƣờng kính ngoài của trống phanh. Một đầu của dải phanh đƣợc hãm chặt vào vỏ hộp số bằng một chốt, còn đầu kia tiếp xúc với píttông phanh qua cần đẩy píttông chuyển động bằng áp suất thuỷ lực. Pít tông phanh có thể chuyển động trên cần đẩy píttông nhờ việc nén các lò xo.
Ngƣời ta bố trí các cần đẩy píttông có hai chiều dài khác nhau để có thể điều chỉnh khe hở giữa dải phanh và trống phanh.
Khi thay dải phanh bằng một dải mới trong khi đại tu một hộp số tự động, phải ngâm dải phanh mới khoảng 15 phút hoặc lâu hơn vào trong dầu hộp số tự động (ATF) trƣớc khi lắp.
Hình 1.27. Vị trí phanh dải
Khi áp suất thuỷ lực tác động lên pít tông thì píttông di chuyển sang phía trái trong xi lanh và nén các lò xo. Cần đẩy pít tông chuyển sang bên trái cùng với pít tông và đẩy một đầu của dải phanh. Do đầu kia của dải phanh bị cố định vào vỏ hộp số nên đƣờng kính của dải phanh giảm xuống và dải phanh xiết vào trống làm cho nó không chuyển động đƣợc. Tại thời điểm này, sinh ra một lực ma sát lớn giữa dải phanh và trống phanh làm cho trống phanh hoặc một phần tử của bộ truyền bánh răng hành tinh không thể chuyển động đƣợc.
Khi dầu có áp suất đƣợc dẫn ra khỏi xi lanh thì pít tông và cần đẩy pít tông bị đẩy ngƣợc lại do lực của lò xo ngoài và trống đƣợc dải phanh nhả ra.
Ngoài ra, lò xo trong có hai chức năng: để hấp thu phản lực từ trống phanh và để giảm va đập sinh ra khi dải phanh siết trống phanh.
Hình 1.28. Hoạt động của phanh dải
b. Phanh nhiều đĩa ƣớt (B2 và B3)
Phanh B2 hoạt động thông qua khớp một chiều số 1 để ngăn không cho các bánh răng mặt trời trƣớc và sau quay ngƣợc chiều kim đồng hồ. Các đĩa ma sát đƣợc gài bằng then hoa vào vòng lăn ngoài của khớp một chiều số 1 và các đĩa thép đƣợc cố định vào vỏ hộp số. Vòng lăn trong của khớp một chiều số 1 (các bánh răng mặt trời trƣớc và sau) đƣợc thiết kế sao cho khi quay ngƣợc chiều kim đồng hồ thì nó sẽ bị khoá, nhƣng khi quay theo chiều kim đồng hồ thì nó có thể xoay tự do.
Hình 1.29. Cấu tạo phanh đĩa nhiều đĩa ướt
Mục đích của phanh B3 là ngăn không cho cần dẫn sau quay. Các đĩa ma sát ăn khớp với moayơ B3 của cần dẫn sau. Moayơ B3 và cần dẫn sau đƣợc bố trí liền một cụm và quay cùng nhau. Các đĩa thép đƣợc cố định vào vỏ hộp số.
Hoạt động của phanh kiểu nhiều đĩa ƣớt (B2 và B3)
Khi áp suất thuỷ lực tác động lên xi lanh pít tông sẽ dịch chuyển và ép các đĩa thép và đĩa ma sát tiếp xúc với nhau. Do đó tạo nên một lực ma sát lớn giữa mỗi đĩa thép và đĩa ma sát. Kết quả là cần dẫn hoặc bánh răng mặt trời bị khoá vào vỏ hộp số. Khi dầu có áp suất đƣợc xả ra khỏi xi lanh thì pít tông bị lò xo phản hồi đẩy về vị trí ban đầu của nó và làm nhả phanh. Số lƣợng các đĩa ma sát và đĩa thép khác nhau tuỳ theo kiểu hộp số tự động. Thậm trí trong các hộp số tự động cùng kiểu số lƣợng đĩa ma sát cũng có thể khác nhau tuỳ thuộc vào động cơ đƣợc lắp với hộp số.
Khi thay các đĩa phanh bằng các đĩa ma sát mới hãy ngâm các đĩa ma sát mới vào ATF khoảng15 phút hoặc lâu hơn trƣớc khi lắp chúng.