Ở đây, ta sẽ giải thích điều kiện của mỗi số bằng sơ đồ nguyên lý của bộ truyền bánh răng hành tinh và sự tác động của các bộ phận nhƣ ly hợp, phanh.
Hình 1.33. Nguyên lý hoạt động khi chuyển số
a. Số 1
- Trục sơ cấp làm quay bánh răng bao của bộ truyền hành tinh trƣớc theo chiều kim đồng hồ nhờ C1
- Bánh răng hành tinh của bộ truyền hành tinh trƣớc quay và chuyển động xung quanh làm cho bánh răng mặt trời quay ngƣợc chiều kim đồng hồ.
- Trong bánh răng hành tinh sau, cần dẫn sau đƣợc F2 cố định, nên bánh răng mặt trời làm cho bánh răng bao của bộ truyền hành tinh sau quay theo chiều kim đồng hồ thông qua bánh răng hành tinh của bộ truyền hành tinh sau.
- Cần dẫn trƣớc và bánh răng bao của bộ truyền hành tinh sau làm cho trục thứ cấp quay theo chiều kim đồng hồ. Bằng cách này tạo ra đƣợc tỷ số giảm tốc lớn.
Hình 1.34. Hoạt động khi chuyển số 1
Ngoài ra, ở dãy "L", B3 hoạt động và phanh bằng động cơ sẽ hoạt động. Độ dài của mũi tên chỉ tốc độ quay và chiều rộng của mũi tên chỉ mô men. Mũi tên càng dài thì tốc độ quay càng lớn, và mũi tên càng rộng thì mô men càng lớn.
b. Số 2
- Trục sơ cấp làm quay bánh răng bao của bộ truyền hành tinh trƣớc theo chiều kim đồng hồ nhờ C1. - Do bánh răng mặt trời bị B2 và F1 cố định nên công suất không đƣợc truyền tới bộ truyền bánh răng hành tinh sau.
- Cần dẫn trƣớc làm cho trục thứ
Tỷ số giảm tốc thấp hơn so với số 1. Ngoài ra, ở dãy "2", B1 hoạt động và phanh bằng động cơ hoạt động.
Độ dài của mũi tên chỉ tốc độ quay và chiều rộng của mũi tên chỉ mô men. Mũi tên càng dài thì tốc độ quay càng lớn, và mũi tên càng rộng thì mô men càng lớn.
c. Số 3
- Trục sơ cấp làm quay bánh răng bao của bộ hành tinh trƣớc theo chiều kim đồng hồ nhờ C1, và đồng thời làm quay bánh răng mặt trời theo chiều kim đồng hồ nhờ C2.
- Do bánh răng bao của bộ truyền hành tinh trƣớc và bánh răng mặt trời quay với nhau cùng một tốc độ nên
toàn bộ truyền bánh răng hành tinh Hình 1.36. Hoạt động khi chuyển số 3
cũng quay với cùng tốc độ và
công suất đƣợc dẫn từ cần dẫn phía trƣớc tới trục thứ cấp. Khi gài số ba, tỷ số giảm tốc là 1. Tuy ở số 3 tại dãy "D" phanh động cơ có hoạt động, nhƣng do tỉ số giảm tốc là 1 n ên lực phanh động cơ tƣơng đối nhỏ. Độ dài của mũi tên chỉ tốc độ quay và chiều rộng của mũi tên chỉ mô men. Mũi tên càng dài thì tốc độ quay càng lớn, và mũi tên càng rộng thì mô men càng lớn.
d. Số lùi
- Trục sơ cấp làm quay bánh răng mặt trời theo chiều kim đồng hồ nhờ C2 - Ở bộ truyền bánh răng hành tinh sau do cần dẫn sau bị B3 cố định nên bánh răng bao của bộ truyền hành tinh sau quay ngƣợc chiều kim đồng hồ thông qua bánh răng hành tinh của bộ truyền hành tinh
chiều kim đồng hồ. Bằng cách này, trục thứ cấp đƣợc quay ngƣợc lại, và xe lùi với một tỉ
số giảm tốc lớn.
Việc phanh bằng động cơ xảy ra khi hộp số tự động đƣợc chuyển sang số lùi, vì số lùi không sử dụng khớp một chiều để truyền lực dẫn động. Độ dài của mũi tên chỉ tốc độ quay và chiều rộng của mũi tên chỉ mô men.
e. Các dãy số “P” và “N”
Khi cần số ở "N" hoặc "P" thì li hợp số tiến (C1) và li hợp truyền thẳng (C2) không hoạt động, vì vậy công suất từ trục thứ cấp không đƣợc truyền tới trục dẫn động bộ vi sai.
Ngoài ra, khi cần số ở "P" vấu hãm của khoá phanh đỗ sẽ ăn khớp với bánh răng đỗ xe mà bánh răng này đƣợc nối với trục dẫn động bộ vi sai bằng then nên ngăn không cho xe chuyển động.
f. Bộ truyền hành tinh số tăng O/D
Bộ truyền hành tinh số truyền tăng là một bộ truyền hành tinh độc lập với tỷ số truyền tốc độ nhỏ hơn 1.0
(khoảng 0,7 - 0,8). Nó đƣợc phối hợp với một bộ truyền bánh răng hành tinh bình thƣờng 3 tốc độ và tƣơng đƣơng với tốc độ số 4. Bộ truyền hành tinh số truyền tăng bao gồm một bộ bánh răng hành tinh, phanh (B0), li hợp
(C0), và khớp một chiều (F0). Hình 1.38. Cấu tạo bộ truyền hành tinh số tăng O/D
Công suất đƣợc dẫn vào cần dẫn bộ truyền tăng dẫn ra bánh răng bao bộ truyền tăng. Bình thƣờng, khi tốc độ xe lớn hơn 40km/giờ ở dãy "D" thì việc chuyển sang số truyền tăng có thể thực hiện đƣợc. Cũng có thể không cần chuyển sang số truyền tăng mà vẫn lái đƣợc xe nếu điều đó phù hợp với lái xe.
* Chú ý: Hình 1.35 là một bộ truyền bánh răng hành tinh 3 tốc độ kèm một bộ truyền hành tinh số truyền tăng (xê ri A140).
Ở chế độ số truyền tăng, thì phanh O/D (B0) khoá bánh răng mặt trời O/D, do đó các bánh răng hành tinh của bộ truyền hành tinh O/D vừa chuyển động theo chiều kim đồng hồ xung quanh bánh răng mặt trời O/D, vừa quay xung quanh trục của chúng. Vì vậy bánh răng bao của bộ truyền hành tinh O/D quay theo chiều kim đồng hồ nhanh hơn cần dẫn của bộ truyền bánh rănh hành tinh O/D.
Độ dài của mũi tên chỉ tốc độ quay, và chiều rộng của mũi tên chỉ mô men.Mũi tên càng dài thì tốc độ quay càng lớn, và mũi tên càng rộng thì mômen càng lớn. Bộ truyền bánh răng hành tinh O/D hoạt động nhƣ một cơ cấu dẫn động trực tiếp và quay nhƣ một cụm đơn nhất để dẫn công suất ra
đầu vào (tốc độ quay và mômen).
Hình 1.39. Hoạt động của bộ truyền
hành tinh số tăng O/D
Độ dài của mũi tên chỉ tốc độ quay, và chiều rộng của mũi tên chỉ mô men. Mũi tên càng dài thì tốc độ quay càng lớn, và mũi tên càng rộng thì mômen càng lớn.