a. Khái quát chung
Trong các xe lắp hộp số tự động, bộ truyền bánh răng hành tinh điều khiển việc giảm tốc, đảo chiều, nối trực tiếp và tăng tốc.
Bộ truyền bánh răng hành tinh gồm các bánh răng hành tinh, các ly hợp và phanh. Bộ truyền bánh răng hành tinh trƣớc và bộ truyền bánh răng hành tinh sau đƣợc nối với các ly hợp và phanh, là các bộ phận nối và ngắt công suất. Những cụm bánh răng này chuyển đổi vị trí của phần sơ cấp và các phần tử cố định để tạo ra các tỷ số truyền bánh răng khác nhau và vị trí số trung gian.
Hình vẽ dƣới đây là bộ truyền bánh răng hành tinh 3 tốc độ (loại hộp số A130). Về cơ bản mô hình này sẽ đƣợc áp dụng đề giải thích các hoạt động của bộ truyền bánh răng hành tinh.
Hình 1.21. Bộ truyền bánh răng hành tinh
b. Cấu tạo
Các bánh răng trong bộ truyền bánh răng hành tinh có 3 loại: bánh răng bao, bánh răng hành tinh và bánh răng mặt trời và cần dẫn. Cần dẫn nối với trục trung tâm của mỗi bánh răng hành tinh và làm cho các bánh răng hành tinh xoay chung quanh. Với bộ các bánh răng nối với nhau kiểu này thì các bánh răng hành tinh giống nhƣ các hành tinh quay xung quanh mặt trời, và do đó chúng đƣợc gọi là các bánh răng hành tinh.
Thông thƣờng nhiều bánh răng hành tinh đƣợc phối hợp với nhau trong bộ truyền bánh răng hành tinh.
Hình 1.22. Cấu tạo bộ truyền bánh răng hành tinh
c. Nguyên lý hoạt động
Bằng cách thay đổi vị trí đầu vào, đầu ra và các phần tử cố định có thể giảm tốc, đảo chiều, nối trực tiếp và tăng tốc.
Hoạt động của bộ truyền bánh răng hành tinh đƣợc mô tả theo các quá trình sau: Giảm tốc:
Đầu vào: Bánh răng bao Đầu ra: Cần dẫn
Cố định: Bánh răng mặt trời
Khi bánh răng mặt trời bị cố định thì chỉ có bánh răng hành tinh quay và quay xung quanh bánh răng mặt trời. Do đó trục đầu ra chỉ giảm tốc độ so với trục đầu vào bằng chuyển động quay của bánh răng hành tinh.
Độ dài của mũi tên chỉ tốc độ quay và chiều rộng của mũi tên chỉ mômen. Mũi tên càng dài thì tốc độ quay càng lớn và mũi tên càng rộng thì mô men càng lớn.
Đảo chiều:
Đầu vào: Bánh răng mặt trời Đầu ra: Bánh răng bao Cố định: Cần dẫn
Khi cần dẫn đƣợc cố định ở vị trí và bánh răng mặt trời quay thì bánh răng bao quay trên trục và hƣớng quay đƣợc đảo chiều.
Hình 1.24. Truyền đảo chiều trong bộ truyền hành tinh
Độ dài của mũi tên chỉ tốc độ quay và chiều rộng của mũi tên chỉ mômen. Mũi tên càng dài thì tốc độ quay càng lớn, và mũi tên càng rộng thì mômen càng lớn.
Nối trực tiếp:
Đầu vào: Bánh răng mặt trời, bánh răng bao Đầu ra: Cần dẫn
Hình 1.25. Truyền trực tiếp trong bộ truyền hành tinh
Do bánh răng bao và bánh răng mặt trời quay cùng nhau với cùng một tốc độ nên cần dẫn cũng quay với cùng tốc độ đó.
Độ dài của mũi tên chỉ tốc độ quay và chiều rộng của mũi tên chỉ mômen. Mũi tên càng dài thì tốc độ quay càng lớn, và mũi tên càng rộng thì mômen càng lớn.
Tăng tốc: Đầu vào: Cần dẫn Đầu ra: Bánh răng bao Cố định: Bánh răng mặt trời
Khi cần dẫn quay theo chiều kim đồng hồ thì bánh răng hành tinh chuyển động xung quanh bánh răng mặt trời theo chiều kim đồng hồ. Do đó bánh răng bao tăng tốc trên cơ sở số răng trên bánh răng bao và trên bánh răng mặt trời.
ss
Độ dài của mũi tên chỉ tốc độ quay và chiều rộng của mũi tên chỉ mômen. Mũi tên càng dài thì tốc độ quay càng lớn, và mũi tên càng rộng thì mômen càng lớn.