Phƣơng án thiết kế các thành phần của hệthống chẩn đoán OBD-2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống chẩn đoán OBD – 2 để chẩn đoán lỗi các hệ thống điều khiển điện tử trên ô tô (Trang 50 - 52)

Thiết bị kết nối: các mạch chức năng cơ bản của thiết bị kết nối bao gồm mạch thu nhận tín hiệu từ đầu nối chẩn đoán OBD-2 của động cơ, mạch truyền nhận để giao tiếp giữa thiết bị kết nối với máy tính. Trong chẩn đoán OBD-2, các thông tin từ bộ xử lý trung tâm của hệ thống ĐKĐT động cơ truyền qua chân tín hiệu SDL tới bộ kết nối là các thông tin hai chiều. Các thông tin này truyền dƣới dạng các bit liên tiếp (serial data). Mặt khác do các giao thức truyền thông tin trong chẩn đoán OBD2 của các hãng xe không đồng nhất nên để có đƣợc thiết bị chẩn đoán đa năng cần

phải thiết kế các mạch nhận dạng và phù hợp với các giao thức truyền thông tin mà hệ thống ĐKĐT của động cơ đang sử dụng.

Trên thị trƣờng hiện có nhiều loại chip có khả năng tự động thực hiện chức năng giao tiếp với các giao thức phù hợp với hệ thống sử dụng OBD-2. Ví dụ các vi điều khiển 16-bit của Atmel, Microchip đều có giao tiếp ngoại vi là chuẩn CAN. Đặc biệt, hiện nay có họ vi xử lý ELM (thông dụng là chip ELM-327) cho khả năng tự động tìm và phát hiện ra các giao thức OBD và giao tiếp với các thiết bị khác qua chuẩn RS-232. Nhiều thiết bị chẩn đoán lỗi động cơ theo chuẩn OBD-2 hiện nay đã đƣợc thiết kế trên cơ sở chip ELM327.

Chíp đa năng ELM-327 (hình 3.3) cho thiết bị kết nối dữ liệu.

Hình 3.3. Chip vi xử lý ELM 327

Trong hệ thống chẩn đoán OBD-2, đầu nối chẩn đoán trên động cơ đã đƣợc tiêu chuẩn hoá (đầu nối 16 pins)

Hình 3.4. Đầu nối chẩn đoán OBD-2 là đầu nối tiêu chuẩn

Chọn phƣơng án nối ghép với máy tính qua cổng giao tiếp USB. Ƣu điểm của giao tiếp này là có thể sử dụng với máy tính xách tay và nguồn của máy tính làm nhiệm vụ cung cấp điện cho thiết bị chẩn đoán làm việc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống chẩn đoán OBD – 2 để chẩn đoán lỗi các hệ thống điều khiển điện tử trên ô tô (Trang 50 - 52)