Nguyên lý chẩn đoán OBD-1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống chẩn đoán OBD – 2 để chẩn đoán lỗi các hệ thống điều khiển điện tử trên ô tô (Trang 35 - 36)

Hệ thống chẩn đoán cho động cơ theo chuẩn OBD-1 hoạt động theo nguyên lý tiếp nhận các thông tin theo một chiều truyền từ ECU tới đầu nối kiểm tra DLC1 (hoặc DLC2). Các thông tin này có dạng xung (với mức điện áp cao là 12 vol khi lấy ra từ chân w, hoặc mức điện áp cao 5 vol khi lấy ra từ chân VF1). Chức năng chính của hệ thống chẩn đoán cho động cơ theo chuẩn OBD-1 là phát hiện và phát mã lỗi phù hợp với các động cơ khác nhau. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống trình bày trên hình 2.9 có các cấu trúc cơ bản sau: Kết nối thiết bị chẩn đoán với động cơ và với máy tính điều khiển: thiết bị chẩn đoán phải có 2 đầu kết nối, một đầu kết nối với thiế bị và một đầu kết nối với đầu nối chẩn đoán DLC1 hoặc DLC2 của động cơ.

Nhận dạng hệ thống ĐKĐT của động cơ cần chẩn đoán lỗi: trong chẩn đoán OBD-1, mỗi loại động cơ có qui cách mã lỗi riêng vì vậy bƣớc đầu tiên cần nhận dạng động cơ (loại động cơ, năm sản xuất) để từ đó chọn bộ số liệu phù hợp từ cơ sở dữ liệu đã xây dựng sẵn trong phần mềm máy tính. Trƣờng hợp bộ số liệu về động cơ chƣa đƣợc thiết lập, hệ thống cần hiển thị thông báo lỗi để kiểm tra phần khai báo nhận dạng (trong trƣờng hợp khai báo sai) hoặc kết thúc chƣơng trình.

Đọc mã lỗi: chức năng này yêu cầu thiết bị tiếp nhận các tín hiệu mã lỗi mà ECU động cơ gửi tới chân w (hoặc VF1) của đầu nối DLC1 hoặc DLC2. Các tín hiệu này có dạng xung chữ nhật và nhịp xung thay đổi nhƣ trên hình 2.10 (với loại mã lỗi 2 ký tự)

Chu kỳ phát mã lỗi gồm có các thành phần: phát từng lỗi liên tiếp, phát lặp lại. Dấu hiệu để phân biệt các thành phần hàng chục và hàng đơn vị của một mã lỗi (nhƣ trong trƣờng hợp mã lỗi 2 ký tự) cũng nhƣ phân biệt hai mã lỗi khác nhau, phát lặp lại các mã lỗi là khoảng nghỉ của mỗi xung nhƣ mô tả trên hình 2.10 Thuật toán đếm một chu kỳ phát xung đƣợc trình bày trên hình 2.8 đƣợc lấy làm cơ sở để lập trình điều khiển quá trình đếm xung khi đọc mã lỗi.

Trong trƣờng hợp động cơ không có lỗi, các tín hiệu xung ở đầu ra w có dạng nhƣ trên các hình 2.11. (mã 2 kỹ tự).

Hình 2.11. Dạng xung khi động cơ không có lỗi (mã lỗi 2 ký tự)

Nhận dạng và hiển thị mã lỗi: phần mềm điều khiển tiến hành tham chiếu các mã lỗi đã "đọc" đƣợc với bộ số liệu chuẩn về mã lỗi tƣơng ứng với động cơ đã đƣợc nhận dạng. Kết quả tham chiếu đƣợc hiển thị trên màn hình thông báo các mã lỗi của động cơ tại thời điểm chẩn đoán. Giải thích mã lỗi: dữ liệu dƣới dạng text đƣợc tham chiếu tƣơng ứng với từng mã lỗi đƣợc hiển thị.

Hƣớng dẫn xử lý lỗi: dữ liệu dƣới dạng text hoặc đồ hoạ sẽ đƣợc nhúng vào phần mềm điều khiển. Để xây dựng phần thông tin này cần thu thập, tham khảo các tài liệu hƣớng dẫn sửa chữa xe của các hãng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống chẩn đoán OBD – 2 để chẩn đoán lỗi các hệ thống điều khiển điện tử trên ô tô (Trang 35 - 36)