Phân tích lựa chọn phƣơng án thiết kế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống chẩn đoán OBD – 2 để chẩn đoán lỗi các hệ thống điều khiển điện tử trên ô tô (Trang 48 - 49)

Có nhiều phƣơng án thiết kế hệ thống chẩn đoán lỗi các hệ thống điều khiển điện tử trên ô tô, trong số đó các phƣơng án khả thi có thể là:

Thiết kế hệ thống chẩn đoán chuyên dụng cho từng loại động cơ. Trên cơ sở các số liệu khảo sát động cơ cụ thể, các mã lỗi và giao thức phát mã (đối với chuẩn OBD-2), để tiến hành thiết kế hệ thống chẩn đoán. Ƣu điểm chính của phƣơng án này là chỉ sử dụng chẩn đoán có hiệu quả với đúng loại động cơ làm cơ sở chọn thiết kế. Hệ thống chẩn đoán nhƣ trên không có khả năng chẩn đoán lỗi cho nhiều loại động cơ.

Phƣơng án thiết kế hệ thống chẩn đoán đa năng có khả năng chẩn đoán lỗi cho nhiều loại động cơ khác nhau: một hệ thống chẩn đoán đa năng sẽ tiện lợi trong việc chẩn đoán, sửa chữa. Tuy nhiên để xây dựng một hệ thống chẩn đoán nhƣ vậy cần phải có cơ sở dữ liệu đầy đủ về các mã lỗi cũng nhƣ giao thức phát mã của các loại động cơ, có mạch xử lý mạnh kết hợp phần mềm điều khiển linh hoạt. Hiện tại nhiều hãng sản xuất thiết bị đã cung cấp nhiều loại thiết bị chẩn đoán đa năng. Tuy nhiên, các thiết bị này sử dụng giao diện tiếng anh, nhiều từ chuyên môn viết tắt gây khó khăn cho ngƣời sử dụng, thêm nữa, giá bán các thiết bị nhập ngoại này khá cao chƣa phù hợp với điều kiện trang bị của các xƣởng sửa chữa bảo dƣỡng xe loại vừa và nhỏ trong nƣớc.

Thành phần quan trọng của hệ thống là thiết bị chẩn đoán. Cho đến nay thiết bị chẩn đoán cầm tay vẫn đƣợc sử dụng rộng rãi. Trong một thiết bị nhỏ gọn (cầm tay) tích hợp các mạch xử lý điên tử và màn hình LCD để hiển thị các thông tin và giao diện sử dụng (hình 3.1). Thiết bị chẩn đoán cầm tay có nhƣợc điểm cơ bản là hạn chế lƣợng các thông tin hiển thị, do đó gây khó khăn cho ngƣời sử dụng.

Hình 3.1. Thiết bị cầm tay để chẩn đoán lỗi OBD-2

Phƣơng án xây dựng hệ thống chẩn đoán trên cơ sở kết nối máy tính là một giải pháp sử dụng có hiệu quả cao cả về khả năng xử lý thông tin cũng nhƣ thiết kế giao diện sử dụng thân thiện. Hệ thống chẩn đoán này nhận các thông tin từ ECU của hệ thống ĐKĐT, chuyển đổi chúng và hiển thị trên màn hình máy tính. Khi thiết kế chƣơng trình máy tính có thể tạo các menu, thực hiện các tính toán chuyển đổi, các giao diện, các hình thức hiển thị thông tin linh hoạt. Ngoài ra, việc lƣu trữ các thông tin, in ấn các kết quả chẩn đoán qua máy tính thuận lợi và đầy đủ hơn so với sử dụng thiết bị cầm tay.

Phƣơng án thiết kế có hiệu quả nhất là sử dụng các thông tin của hệ thống tự chẩn đoán có sẵn trong hệ thống ĐKĐT cho các động cơ theo chuẩn OBD-2 mà đề tài đã đăng ký.

Qua các phân tích trên, đề tài đã chọn lựa phƣơng án thiết kế hệ thống chẩn đoán đa năng trên cơ sở kết nối máy tính và thiết kế chế tạo mẫu thiết bị chẩn đoán dùng cho các động cơ sản xuất từ 1996 tới nay, còn ở Việt Nam từ 2007 tới nay (dùng chuẩn OBD-2)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống chẩn đoán OBD – 2 để chẩn đoán lỗi các hệ thống điều khiển điện tử trên ô tô (Trang 48 - 49)