Tình huống 2: Bài 40: “Hiện tượng khúc xạ ánh sáng”

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng tư duy lô gic cho học sinh trong quá trình dạy học “quang học” vật lý 9 THCS (Trang 37)

8. Nội dung và cấu trúc của luận văn

2.2.2. Tình huống 2: Bài 40: “Hiện tượng khúc xạ ánh sáng”

Mỗi ngày trong năm có gần 10 trẻ em chết đuối. Nhưng tại sao trẻ em không biết bơi lại dám xuống tắm ở nơi sâu hơn chiều cao của mình, chẳng khác gì là tự sát. Trong khi những nơi đó nước rất trong, có thể nhìn thấy tận đáy nước.

Học sinh hiếm có câu trà lời chính xác được.

Giáo viên gợi ý: “Chúng ta hãy quan sát và giải thích một hiện tượng đơn giản hơn đê có thông tin giải quyết câu hỏi này”.

Giáo viên cho học sinh quan sát hình vẽ bên và yêu cầu học sinh mô tả và giải thích hiện tượng trong hình.

Học sinh: Tia sáng từ con cá truyền đến mặt nước bị khúc xạ tại đó. Con mèo chỉ nhận được tia khúc xạ nên trong mắt của con mèo, con cá ở vị trí khác so với vị trí thật của nó. Vì thế, nếu không có kinh nghiệm thì mèo sẽ khó lòng bắt được cá vì nó không biết được vị trí thực của cá. (Vốn sâu hơn nhiều vị trí mà mèo nhìn thấy).

- Giáo viên gợi ý: Theo câu trả lời bên trên thì con mèo thấy cá ở gần mặt nước hơn so với thực tế, vậy thì hiện tượng gì xảy ra với con người khi quan sát đáy nước.

Học sinh: Người ta nhìn thấy đáy nước cạn hơn so với thực tế rất nhiều nên cho rằng không ngập quá cổ của mình, trong khi thực tế là không phải như vậy.

- Giáo viên: Đúng là như vậy, người ta thấy ao hồ nông hơn gần 1/3 so với thực tế. Nghĩa là nếu các em thấy nó sâu khoảng lm thì thật ra nó sâu tới 1.5m. Đối với những học sinh chỉ cao dưới 1.5m mà không biết bơi thì nhảy xuống đó chắc chắn sẽ chìm.

Học sinh sẽ ngay lập tức ghi nhớ hiện tượng này và không bao giờ sơ suất khi xuống nước nữa, tình huống này vừa kích thích học sinh tư duy vừa có tác dụng dạy kỹ năng sống cho học sinh.

2.2.3. Tình huống 3: Bài 42: “Thấu kính hội tụ”

Giáo viên đặt câu hỏi: “Có thể sử dụng nước đê đốt cháy cỏ và lá khô được hay không?”

Học sinh khó có câu trả lời vì giáo viên khéo léo dùng từ “nước” thay vì “nước đá”.

Giáo viên cho học sinh xem clip cho thấy có thể dùng một tảng băng để đốt cháy cỏ và lá khô.

Giáo viên: “Tảng nước đá đó phải có hình thù như thế nào để làm được điều đó? Và tảng băng với hình thù đặc biệt đó có những tính chất gì?”

không thê thực hiện được việc hội tụ ánh sáng. Học sinh: ???

Tình huống này đặt ra đê làm tình huống mở bài mang tính kích thích học sinh tư duy, tăng tính tập trung cho học sinh, tất cả các em ai cũng muốn tạo ra một tảng băng như thế.

2.2.4. Tình huống 4: Bài 43 “Anh của một vật tạo bởi Thấu kính hội tụ”

Yêu cầu học sinh lắp đặt Màn hứng ảnh và Thấu kính hội tụ lên giá quang học, hướng giá Quang học theo hướng về phía cửa sổ, sao cho ánh sáng từ cửa sổ đi qua thấu kính rồi mới tới màn hứng ảnh. Yêu cầu học sinh từ từ di chuyển Màn hứng ảnh từ sát Thấu kính ra xa dần dần và quan sát trên màn hứng ảnh. Lưu ý học sinh không che mất đường truyền của ánh sáng từ cửa sổ tới Thấu kính.

Học sinh thực hiện theo và bất ngờ khi nhận ra có một vị trí của màn hứng ảnh thu được hình ảnh rõ ràng sắc nét của cửa sổ.

HỎI “Làm sao thấu kính hội tụi tạo được ảnh này? Khi nào tạo được ảnh này?” Dan dắt “Chúng ta sẽ cùng làm thí nghiệm để trả lời các câu hỏi này?”

Học sinh hứng thú thực hiện

Đây cũng là một tình huống mở bài mà câu trả lời sẽ được giải quyết sau khi kết thúc bài học này. Tình huống này có vai trò kích thích học sinh tư duy hơn là bồi dưỡng thao tác tư duy logic. Tuy nhiên, những tình huống mở bài như thế này mở đầu cho một quá trình tư duy tích cực, có ý nghĩa.

2.2.5. Tình huống 5: Bài 44 “ Thấu kính phân kỳ”

Giáo viên: Các em hãy dùng kính cận của mình đê hội tụ ánh sáng mặt trời? Học sinh thực hiện tới lui nhiều lần nhưng không được.

Đây rõ ràng là một yêu cầu bất khả thi, nhưng nó sẽ phát huy tác dụng “đánh” thắng vào tư duy của học sinh, buộc học sinh phải trả lời “Không thể nào làm được như thế”, kinh nghiệm của tôi là học sinh rất hiếm khi trả lời “không” trước một yêu cầu của giáo viên, việc này làm cho các em cũng không có khả năng nói không khi gặp bất cứ tình huống khó khăn, nan giải, phi lý khác, một việc không có lợi cho học sinh sau này, khi các em tốt nghiệp, đi làm, đối diện với thực tế cuộc sống.

Giáo viên: Cũng là thấu kính, nhưng tại sao kính của các em không hội tụ được ánh sáng mặt trời? Kính của các em có khác gì so với những thấu kính hội tụ mà ta đã nghiên

cứu từ trước? Đặc điểm của kính mà các em đang mang là gì?

Một loạt câu hỏi đặt ra ngay lập tức, xoáy vào nội dung bài học, giáo viên đưa câu hỏi ra nhanh, tư duy của học sinh phải “chạy theo” tốc độ đó, được kích thích để trở nên tích cực hơn.

Học sinh yêu cầu giáo viên lặp lại câu hỏi.

Ngay khi yêu cầu giáo viên làm việc đó tức là học sinh đã hết sức quan tâm đến bài học, giáo viên có thể cười rất tươi và đặt lại từng câu hỏi một. Ngay khi đó, học sinh có thể trả lời từng câu hỏi một cách rất rõ ràng, quan trọng hơn hết là từng học sinh đều chú ý đẻ nhận ra có một loại thấu kính khác với thấu kính hội tụ. Trước khi học tiết này, có em vẫn nghĩ kính lúp (thấu kính hội tụ) và kính cận (thấu kính phân kỳ) là giống như nhau.

Học sinh trả lời: Kính cận của chúng em không phải thấu kính hôi tụ nên không hội tụ được ánh sáng mặt trời, bề mặt kính cận có phần rìa dày hơn phần giữa trong khi thấu kính hội tụ thì ngược lại. Theo em, thấu kính này có thể biến chùm sáng song song thành chùm sáng phân kỳ, nhưng chưa chứng minh cụ thế được, có lẽ phải thực hiện thí nghiệm.

Giáo viên lưu ý nhắc lại từng câu hỏi một để học sinh trả lời và cũng lưu ý nhắc học sinh trả lời trợn vẹn cả câu, không chấp nhận kiểu trả lời tắt, không có lợi cho tư duy logic của các em.

2.2.6. Tình huống 6: Bài 45 “Anh của một vật tạo bởi Thấu kính phân kỳ”

Giáo viên yêu cầu học sinh nêu ra ít nhất 4 cách đơn giản đê phân biệt thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ.

Học sinh không thê thực hiện cách “ăn gian” thường gặp là tìm ngay trong các trang sách câu trả lời, bởi lẽ mặc dù trong phần “Có thẻ em chưa biết” có nêu một cách đê phân biệt thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ rất đon giản nhưng yêu cầu của giáo viên là tìm đến 4 cách, buộc học sinh phải hồi tưởng lại kiến thức đã học về các loại thấu kính và ảnh của thấu kính. Học sinh có quyền lật sách để nhớ lại các nội dung đã học, giáo viên muốn sử dụng biện pháp này để ít nhất học sinh cũng xem lại và phần nào nhớ được kiến thức đã học. Nhờ đó học sinh có thể nắm vững các thuật ngữ Vật lý và các tính chất của thấu kính. Lần lượt theo trật tự của bài học thì học sinh có thê tìm ra và phát biểu các cách sau, không chỉ là 4 cách:

- Dùng tay sờ vào bề mặt thấu kính, thấu kính nào “lồi” (có phần giữa dày hơn phần rìa) thì đó là thấu kính hội tụ.

- Đưa thấu kính ra hứng ánh sáng mặt trời hoặc thậm chí hứng ánh sáng của một đèn pin, thấu kính nào cho chùm tia ló hội tụ thì đó là thấu kính hội tụ.

- Hướng thấu kính ra ngoài cửa sổ và hứng ảnh của nó trên một tờ giấy trắng bằng cách di chuyển tờ giấy dần dần ra xa thấu kính, thấu kính nào cho ảnh thật ngược chiều khung cảnh ngoài cửa sổ thì đó là thấu kính hội tụ.

- Dùng mắt quan sát ảnh ảo của một vật ở gần thấu kính, thấu kính nào cho ảnh ảo lớn hưn vật thì đó là thấu kính hội tụ.

- Sử dụng cách đã nêu trong Sách giáo khoa, đó là đặt một ngón tay ở phía trước và gần thấu kính đê sao cho có ảnh ảo, nheo mắt nhìn ảnh này qua kính. Đưa từ từ thấu kính lên trên, nếu ảnh chạy xuống dưới thì đó là thấu kính hội tụ, ngược lại là thấu kính phân

kỳ.

Các cách làm có thể sẽ rất phong phú, giáo viên có thể linh động cho thêm điếm cộng khuyến khích đối với những học sinh tìm ra cách thứ 3 trở đi. Tuy nhiên cần lưu ý học sinh phải phát biểu rõ ràng, dễ hiểu thì mới cho điểm cộng để học sinh có thể rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ chính xác.

2.2.7. Tình huống 7: Bài Thực hành “Do tiêu cụ của thấu kính hội tụ”

Giáo viên: Theo như hưứng dẫn trong Sách giáo khoa thì các em phải đặt thấu kính cố định rồi di chuyển vật và màn hứng ảnh ra xa thấu kính những khoảng bằng nhau. Nhưng làm như thế có gì bất tiện hay không và phải xử lý như thế nào?

Học sinh lúng túng chưa nhận ra.

Giáo viên hướng dẫn: Vậy các em hãy thử thực hành theo hướng dẫn đó đế phát hiện điều bất tiện đó.

Học sinh thử làm theo yêu cầu của sách giáo khoa và phát hiện ra vấn đề.

Học sinh: Khi di chuyến vật thì đồng thời phải di chuyển cả đèn, mà việc đó khá cồng kềnh vì đèn còn gắn với dây điện và bộ nguồn.

Giáo viên: Nguyên tắc của thí nghiêm này là gì? Ta sẽ thay đổi phưong án thí nghiệm này như thế nào để vẫn thỏa mãn nguyên tắc đó?

Học sinh: Nguyên tắc của thí nghiệm là khi khoảng cách từ vật đến thấu kính gấp 2 lần tiêu cự thì ảnh thật cũng sẽ cách thấu kính một khoảng gấp 2 lần tiêu cự và có kích thước bằng với vật. Nếu xác định được vị trí đặc biệt đó thì lấy khoảng cách từ vật tới màn chia

cho 4 thì sẽ được tiêu cự của thấu kính.

Học sinh khác: Ta sẽ xử lý bằng cách giữ nguyên vị trí vật sáng và điều chỉnh thấu kính cùng với màn chắn sao cho khoảng cách từ vật sáng đến thấu kính và khoảng cách từ thấu kính tới màn chắn là bằng nhau rồi đo kích thước của ảnh trên màn chắn. Việc đó có thể làm được dễ dàng nhờ quan sát thước đo có sẵn trên giá quang học. Ta có thế đặt vật sáng ở vị trí tròn chục như vị trí 10 cm đế các phép đo thuận tiện hơn.

Tình huống này đặt ra cho học sinh có thể tư duy tìm ra phương án thí nghiệm sao cho thuận tiện hơn.

2.2.8. Tình huống 8: Bài 47 “ Sự tạo ảnh trên phim trong máy ảnh”

Sau khi học sinh giải quyết câu C6 trong Sách giáo khoa, giáo viên mở rộng bài toán: Các em hãy thử tính xem tiêu cự của thấu kính hội tụ dùng trong câu hỏi C6 vừa nãy là bao nhiêu.

Học sinh chưa quen với dạng câu hỏi như thế này. vốn dĩ các em đã rất ngán ngại dạng toán tam giác đồng dạng, nói đúng hơn là tất cả các dạng ứng dụng toán học vào Vật lý học. Học sinh đã được hướng dẫn cách giải các bài toán dạng Thấu kính đơn giản, chỉ cần 1 bước tính toán đã có được kết quả. Nhưng đối với dạng toán tìm tiêu cự của thấu kính, học sinh không biết bắt đầu từ đâu, bởi vì cặp tam giác đồng dạng nào cũng không thể tìm ngay ra kết quả.

Giáo viên động viên học sinh viết các cặp tam giác đồng dạng thường xử dụng và điền các giá trị đã có vào đó. Sau đó, giáo viên gợi ý cho học sinh sử dụng phương trình nào vẫn còn ẩn và áp dụng các phép biến đối toán học đế tìm ra ẩn số đó.

Tình huống này không thê hiện rõ các bước tư duy logic nhimg phần nào bồi dưỡng kỹ năng toán học của học sinh, đồng thời giúp học sinh nhận ra rằng bất cứ vấn đề nào nếu kiên trì thì vẫn có thể giải quyết được, tăng lòng tự tin của học sinh.

2.2.9. Tình huống 9: Bài 48 “Mắt”

Giáo viên cung cấp cho học sinh kiến thức: Để nhìn rõ một vật thì ảnh của vật đó phải hiện rõ nét trên màng lưới. Thực ra, lúc đó cơ vòng đỡ thê thủy tinh đã phải co giãn một chút, làm thay đối tiêu cự của thể thủy tinh sao cho ảnh hiện rõ nét trên màng lưới. Quá trình này gợi là sự điều tiết của mắt.

dài hay ngắn nhất? Khi nhìn một vật ở diêm cực cận thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ dài hay ngắn nhất?

Học sinh chưa có câu trả lời.

Giáo viên gợi ý: Tiêu cự của thấu kính là gì?

Học sinh: Tiêu cự là khoảng cách từ tiêu điếm đến quang tâm của thấu kính. Giáo viên: Vậy muốn xác định tiêu cự của thấu kính chúng ta phải làm gì? Các em đã từng làm việc đó bằng cách nào?

Học sinh: Chúng ta phải dùng phép vẽ xác định tiêu điểm của thấu kính hội tụ trong 2 trường hợp đó.

Giáo viên khen ngợi và khuyến khích học sinh tiếp tục thực hiện theo định hướng đã vạch ra.

Học sinh: Khi nhìn vật ở xa, tiêu cự của thể thủy tinh dài hon so với tiêu cự của thể thủy tinh khi nhìn vật ở gần.

2.2.10. Tình huống 10: Bài 48 “Mắt”

Tình huống này tiếp nối tình huống 9, sau khi học sinh đã trả lời đúng câu hỏi, giáo viên khen ngợi động viên học sinh đồng thời thông báo thêm muốn tiêu cự của thể thủy tinh ngắn đi thì cơ vòng mắt phải hoạt động đế nén thê thủy tinh phồng lên.

Giáo viên đặt câu hỏi: Vậy trong trường hợp nhìn gần hay nhìn xa sẽ mỏi mắt hơn, và trong trường họp nào sẽ dễ mắc tật cận thị hơn, vì sao?

Học sinh: Trong trường hợp nhìn gần, do cơ vòng mắt phải hoạt động nên sẽ mỏi mắt hơn.

Học sinh khác: Theo em biết thì nhìn gần sẽ sinh ra tật cận thị nhưng lý do vì sao thì chưa giải thích được?

Giáo viên: Nếu nhìn gần thế thủy tinh phải phồng lên thì thể thủy tinh phải ở trạng thái nào mới nhìn được xa/

Học sinh: Thể thủy tinh phải dẹt thì mới nhìn được xa.

Học sinh khác: Em biết rồi, người nhìn gần lâu quá, thể thủy tinh không dẹt lại được nên không thể nhìn xa, chỉ có thể nhìn gần, nghĩa là bị tật cận thị.

Giáo viên: Các em đã nói rất đúng, và chắc ai cũng biết cách phòng tránh tật cận thị rồi.

hơn, tuân thủ tốt hơn các lời khuyên của bác sĩ, cha mẹ vì đã có cơ sở khoa học giải thích rõ ràng.

2.2.11. Tình huống 11: Bài 49 “Mắt cận và mắt lão”

Giáo viên đưa ra tình huống này đê dẫn dắt vào phần II - Mắt lão.

Giáo viên: Các em có bao giờ thấy một người nào đó đeo kính xệ trên sống mũi và rất hay trợn mắt lên khi nhìn chúng ta không?

Học sinh: Có, cô Cúc (một giáo viên nữ đã 54 tuổi ở trường THCS Nguyễn Thái Bình) rất hay nhìn chúng em như thế.

Giáo viên: Thế các em có bao giờ thấy người nào đọc báo hay đọc sách mà thắng tay ra đưa quyển sách ra rất xa như đang khoe khoang rằng mình biết đọc vậy?

Học sinh: Có, ông (hay bà) hay làm như thế?

Giáo viên: Một đặc điếm chung của những người có thái độ và hành vi “kỳ lạ” đó là gì?

Học sinh: Đa số những người lớn tuổi đều làm như vậy, không thấy người trẻ tuổi làm thế.

Giáo viên: Các em có thế thử giải thích tại sao không? Đừng dùng đôi mắt hẹp hòi và thành kiến của mình nữa xem sao?

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng tư duy lô gic cho học sinh trong quá trình dạy học “quang học” vật lý 9 THCS (Trang 37)

w