Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc qua cái nhìn của các nhà văn nữ (Trang 124 - 129)

6. Bố cục của luận văn

3.2.2. Thời gian nghệ thuật

Trong việc xây dựng thời gian, các nhà văn nữ cũng khéo léo sử dụng các kiểu thời gian phù hợp nhằm làm nổi bật lên tính cách nhân vật, truyền tải những thông điệp của nhà văn về cuộc sống, bao gồm thời gian vũ trụ và thời gian đời người, thời gian sự kiện và thời gian tâm lí.

Thời gian vũ trụ: Là khoảng thời gian vận hành của vũ trụ, từ sự vận hành đó

con người quy định ra ngày giờ năm tháng, mục đích là để quy ước với nhau, liên

hệ với nhau trong cuộc sống. Con người không thể tách khỏi môi trường xã hội, lại

càng không thể tách khỏi thời gian vật lí với qui luật tuần hoàn vốn có.

Trong bảng khảo sát dưới đây, chúng tôi muốn làm rõ vấn đề thời gian được

sử dụng trong tác phẩm.

Độ dài

thời gian Tên truyện

Số lượng Tỉ lệ (tổng số là 6 tác phẩm) Dưới một ngày

Dòng sông lửa,Ván bài lúc

hoàng hôn, Chiếc gương đồng 3 50%

tháng

Vài năm Xóm người Hoa, Người ăn

chay 2 33%

Nhìn vào bảng thống kê nói trên, có thể thấy khuynh hướng diễn ra trong tác

phẩm của các nhà văn nữ: khuynh hướng thu hẹp thời gian cốt truyện tái hiện trong

các truyện ngắn (Dòng sông lửa, Ván bài lúc hoàng hôn, Chiếc gương đồng) với

khoảng vài tiếng đồng hồ cho một câu chuyện, các tác phẩm còn lại, tác giả sử dụng

quãng thời gian chín tháng, hai năm, năm năm để diễn tả các sự kiện diễn ra trong

cuộc đời nhân vật. Ở trong các tác phẩm này, thời gian quá khứ và hiện tại được các

nhà văn đặc biệt quan tâm, không một lần nào thời gian tương lai được đề cập đến.

Trong những truyện ngắn của Oh, thời gian thực tại được diễn tả qua vài sự

kiện ít ỏi, chủ yếu nhân vật sống về quá khứ, về những kí ức xa xăm. Vậy nên,

khoảng thời gian ngắn ngủi trong thực tại cứ có cảm giác dài vô tận, các nhân vật cứ

sống với kí ức như thế từ ngày nọ qua ngày kia, họ hầu như không chú ý đến thực

tại, đến vòng quay của kim đồng hồ. Thời gian đã trôi đi là không trở lại, vậy mà

xem cách họ sống, họ sinh hoạt hằng ngày như thể thời gian đã ngừng trôi từ khi

những biến cố lớn lao xảy ra trong đời họ. Để rồi, họ lãng phí cả tuổi thanh xuân,

tuổi đẹp nhất của cuộc đời cho những hành động vô ích, thay vì cố quên đi quá khứ

để đón nhận những điều tươi đẹp mà cuộc đời mang lại. Cái khoảnh khắc ngắn ngủi

vài tiếng đồng hồ đó mặc dù ít ỏi, đối lập với độ dài dằng dặc của một kiếp người

nhưng nếu họ cứ lãng phí hoài, thời gian cũng không thể ngừng trôi để chờ đợi họ.

Trong liên truyện Người ăn chay, thời gian cũng lặng lẽ trôi đi với những biến

cố xảy ra trong cuộc đời của nhân vật Yeong- hye (ăn chay- thành bệnh nhân tâm

thần- li dị- thành kẻ thứ ba phá vỡ hạnh phúc gia đình chị gái), nhưng đến cuối tác

phẩm, thời gian như một cuộc rượt đuổi số phận của con người, những câu nói như

“thời gian trôi qua”, “thời gian vẫn trôi”, “thời gian không dừng lại” được lặp lại

không dưới 6 lần chỉ trong một ngày (cái ngày In- hye tới thăm em gái và quyết định đưa em ra khỏi bệnh viện). Thời gian luôn xoay vòng theo qui luật tuần hoàn,

nó không chờ đợi một ai cả “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua, xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già, và xuân hết nghĩa là tôi cũng mất” Câu thơ của Xuân Diệu như một lời giục giã rằng con người hãy nhanh lên, nhanh nữa lên để nắm giữ

những điều tươi đẹp trong cuộc sống thực tại, đừng để nó qua rồi mới hối tiếc thì đã

muộn. Thời gian như một thế lực vô hình, nó dường như tác động rất lớn đến các

nhân vật trong tác phẩm, Yeong- hye phải nằm một chỗ trong bệnh viện nhưng khát

khao biến thành cái cây dường như không dứt mà càng lúc càng mãnh liệt, những

hành động chống đối y tá đưa thức ăn vào cơ thể là minh chứng cho điều đó. In- hye cũng vậy, nhờ thời gian mà cô đã hàn gắn được trái tim tan vỡ của mình, để giờ đây, cô đã thấy cuộc sống có ý nghĩa bên cạnh đứa con trai bé bỏng và đứa em gái đáng thương. Thời gian không dừng lại, thời gian vẫn trôi chảy theo nhịp tuần hoàn, con người phải nắm được qui luật đó để sau này không cảm thấy uổng phí quãng thời

gian đã qua “Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận

vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí…” (Thép đã tôi thế đấy- Nikolai A.Ostrovsky)

Bên cạnh đó, các nhà văn cũng sử dụng kiểu thời gian sự kiện và thời gian tâm

lý để khắc họa tâm trạng, diễn biến tâm lí của các nhân vật nữ. Trong sáng tác của

các nhà văn nữ, nhịp thời gian tuần hoàn với các sự kiện khách quan bên ngoài không được chú ý bằng khoảng thời gian tâm lí trong bản thân mỗi nhân vật.

Trong tiểu thuyết Hãy chăm sóc mẹ, tác giả xây dựng nhân vật Chi-hon là một

cô bé thuần phác nông thôn nhưng sau rời xa làng quê, rời xa người mẹ lên lập nghiệp ở Seoul thì cô gái ấy không còn là cô bé ngây thơ, chỉ biết trốn trong gian nhà kho đọc sách như ngày xưa nữa. Sống trong xã hội công nghiệp với bao mối quan hệ phức tạp, cô phải tận dụng mọi khoảng thời gian để tạo dựng các mối quan hệ, tạo dựng sự nghiệp. Bởi vậy mà thời gian đối với nhân vật này trôi qua thật

nhanh chóng. Có những lúc cả một tháng trời mẹ cô không được nghe thấy giọng

nói của cô bởi cô phải tập trung viết bản thảo, cũng có khi những cuộc nói chuyện ngắn ngủi qua điện thoại bị ngưng giữa chừng bởi cô còn vô số công việc phải làm, thậm chí có những khi đã hai năm trời mà cô không sắp xếp được thời gian về nhà

thăm mẹ “vừa đi cô vừa nghĩ đã gần hai mùa rồi cô chưa nhìn thấy gương mặt mẹ.”[57,51]

Thế nhưng, từ sau khi mẹ đi lạc, cảm thức về thời gian của nhân vật này dường như thay đổi. Chi- hon lúc này thấy thời gian sao cứ dài đằng đẵng, hằng ngày đi phát tờ rơi, ngang dọc qua các con phố, con hẻm của thị thành để tìm mẹ, mong sao được khoác lên thân hình tiều tụy, đáng thương của mẹ chiếc áo lông chồn bởi khi mẹ đi lạc trên người chỉ mặc một chiếc áo mỏng mà nay mùa đông lạnh lẽo đã sang. Chín tháng trôi qua là chín tháng cô sống trong dằn vặt và lo âu.

Cô dằn vặt vì bao ngày qua đã thờ ơ, vô tâm với mẹ, cô lo âu bởi không biết bây giờ

mẹ đang ở đâu trong cái rét căm căm bởi những bông tuyết đầu mùa đã bắt đầu rớt xuống. Lúc này, thời gian không đơn thuần trôi theo chiều kim đồng hồ, trôi theo các sự kiện bên ngoài mà trôi qua với những xúc cảm, những suy tư trong nội tâm của nhân vật.

Nhân vật In- hye trong Người ăn chay cũng vậy, cả quãng đời thanh xuân của

cô lo tạo lập sự nghiệp. Đến khi lập gia đình cô vừa duy trì việc điều hành cửa hàng vừa chăm sóc chồng con, thời gian đối với cô trôi nhanh như “bóng câu qua cửa sổ”. Vậy mà, từ khi gia đình tan vỡ, mỗi ngày đối diện với cái không gian rộng lớn của căn nhà vốn là nơi sum họp, đoàn tụ của cả gia đình thì cô cảm thấy như hoàn toàn xa lạ. Từ ngày người chồng ra đi, mỗi ngày trôi qua đều nặng nề và chậm chạp, mặc cho mùa xuân đã qua và mùa hạ đã tới, những cô gái trẻ lại diện những bộ trang phục sặc sỡ và trẻ trung còn In-hye thì khác, cô không thể hòa vào không khí đổi thay của đất trời đó, cô lặng lẽ đi làm, lặng lẽ đón nhận không khí nhộn nhịp, náo nức của những ngày hè bằng một tâm trạng bi quan và buồn bã. Trừ những khi đi làm, thời gian ở trong căn nhà với cô thật khủng khiếp, chiếc kim đồng hồ như

đeo đá chẳng chịu chạy nhanh, những giấc ngủ cũng khó đến “Cơn buồn ngủ đã bay

đi, thay vào đó là cảm giác mệt mỏi rã rời đè nặng lên cổ cô. Cô cảm thấy tất cả độ ẩm trong cơ thể mình đã khô kiệt lại. Cái cơ thể khô khốc đó dường như đã đuối lắm rồi.”[22,183] Sự ngưng đọng của thời gian chịu tác động rất lớn từ tâm lí của nhân vật. Sự chán chường, mệt mỏi đã kéo dài quá lâu và dường như In-hye không

thể chịu đựng thêm được nữa. Nhất là khi bóng tối buông xuống, tiếng cười của những nếp nhà xung quanh đã lắng lại, tiếng thở đều đều trong giấc ngủ của con trai đã cất lên, lúc này, cô như muốn được giải thoát khỏi kiếp sống buồn bã và vô nghĩa để tìm đến cái chết trong khu rừng tối đen. Có thể nói, bóng tối là một tấm gương để con người có thể tự do bộc lộ những điều thầm kín chôn chặt trong đáy lòng nhưng đồng thời bóng tối lại là tác nhân gây ra sự trĩu nặng trong cảm xúc của nhân vật.

Màn đêm đó cũng là nguyên nhân gây ra bao nỗi buồn, sự trăn trở cho kiếp người trong các truyện ngắn của Oh Jung-hee. Có thể nói, các nhân vật nữ trong tác phẩm của Oh không hề quan tâm đến thời gian sự kiện trôi chảy bên ngoài, đối với họ, thời gian của những dòng chảy vô thức, của trạng thái tâm lí đã đè nặng lên tâm hồn xơ cứng, chai sạn do chịu nhiều mất mát trong quá khứ. Chiếc kim đồng hồ cứ nặng nề chuyển động từng nhịp một, thời gian chẳng chịu trôi nhanh. Đó là bởi cuộc sống diễn ra quá lặng lẽ, con người không tìm thấy ý nghĩa của cuộc đời, đó là bởi những nỗi niềm riêng không biết tâm sự cùng ai. Nhất là những khi màn đêm buông xuống, các nhân vật lại chìm vào tĩnh lặng, chìm vào cõi hư vô với những nghĩ suy, trăn trở. Sự trôi chảy của thời gian vũ trụ và những biến cố bên ngoài cuộc sống không có sức ảnh hưởng đối với các nhân vật này. Nhận thức sâu sắc về điều đó, các nhà văn nữ đã lấy thời gian sự kiện khách quan bên ngoài làm nền cho những dòng chảy tâm lí, các tác phẩm vì thế tăng sức gợi, sức thu hút mạnh mẽ nơi độc giả.

Có thể thấy, không gian và thời gian nghệ thuật trong sáng tác của các nhà văn nữ có một mối liên hệ “ngầm” với nhau. Ở những tác phẩm mà nhân vật hầu như chỉ xuất hiện trong một không gian hẹp, không gian của sự bí bích, chật chội như ngôi nhà, gian bếp thì khi ấy thời gian được miêu tả sẽ là dòng thời gian trôi chậm chạp, buồn bã, lê thê, các nhân vật nữ vì thế cũng thụ động, không phản kháng, không đấu tranh, họ mặc nhiên để cuộc đời trôi qua trong vô vọng. Với những tác phẩm mà nhân vật được di chuyển qua nhiều vùng không gian khác nhau từ không gian làng quê đến không gian thành thị, từ không gian ngôi nhà đến những không

gian xã hội thì thời gian trôi qua thật nhanh chóng theo qui luật tuần hoàn với xuân qua, hạ tới, thu về, đông lại. Thời gian chảy trôi theo sự đấu tranh, nỗ lực của những người phụ nữ, bởi vậy, dù cuộc sống gia đình chưa thật trọn vẹn, nhưng họ có thể làm chủ vận mệnh, làm chủ tương lai, hoàn toàn không phải lệ thuộc vào người đàn ông như người phụ nữ truyền thống.

Một phần của tài liệu hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc qua cái nhìn của các nhà văn nữ (Trang 124 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)