Xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc qua cái nhìn của các nhà văn nữ (Trang 93 - 106)

6. Bố cục của luận văn

3.1.1.Xây dựng nhân vật

Một trong những thủ pháp nghệ thuật mà các nhà văn nữ sử dụng để xây dựng nhân vật chính là miêu tả ngoại hình, hành động và ngôn ngữ nhân vật.

Thứ nhất là các tác giả sử dụng phương pháp miêu tả ngoại hình để xây dựng nhân vật. Với diện mạo, cử chỉ, sắc phục, điệu đi tướng đứng người đọc dễ dàng nhận biết được phần nào về tính cách, thành phần xuất thân và số phận của nhân vật. Chỉ vài ba nét miêu tả đơn sơ các tác giả đã có thể phác họa nên một chân dung thích hợp cho mỗi nhân vật.

Ở trong tác phẩm của Oh Jung- hee, chúng tôi nhận thấy miêu tả về ngoại hình đã trở thành một điểm nhấn giúp nhà văn truyền tải được thông điệp của mình.

Nhân vật trong sáng tác của bà đã thoát khỏi kiểu miêu tả truyền thống của văn chương cổ điển, các nhân vật nữ thì phải có sắc đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”, làn da phải trắng, nét môi phải hồng, hàm răng phải đều đặn, cử chỉ phải dịu dàng,

trang nhã… Trong sáng tác của Oh, các nhân vật nữ có thể thiếu hụt về nhan sắc

như người đàn bà quá lữa lỡ thì xưng “tôi” trong Ván bài lúc hoàng hônmỗi lần

đứng trước gương lại khổ sở vì những nếp nhăn và vảy nấm cứ sùi lên trên làn da vốn đã khô trông càng bẩn thỉu. Những vết này độc còn hơn cả sắt gỉ, nó sẽ thành sẹo lâu lắm đây”[24,44] Một người phụ nữ không may mắn vì ông trời ban cho một

sắc đẹp để có thể làm xiêu lòng những người đàn ông mà cô từng gặp, một cô gái

kém duyên và sống cùng với một ông bố khó tính nên chẳng ngạc nhiên khi đã bước

qua tuổi thiếu nữ nhưng cô vẫn chưa tìm thấy một bến đỗ bình yên của cuộc đời.

Cũng đôi khi, ngoại hình của nhân vật được miêu tả qua cái nhìn của các nhân vật khác, như thế sẽ tạo ra sự khách quan hơn trong việc miêu tả nhân vật. Trong tác phẩm Xóm người Hoa, Oh cũng miêu tả về những cô gái làm cái nghề bán sắc đẹp

chứ không bán sức lao động, sống dựa dẫm vào những tên lính Mĩ trong cuộc chiến

tranh. Không miêu tả cầu kì, nhà văn chớp lấy những nét rất riêng từ người đàn bà

này qua cái nhìn của một cô bé mới chín tuổi “một giọng nói the thé, cộc lốc của

một người đàn bà trẻ…cô ta mặc một cái áo quân phục dài trùm đến đùi để lộ cái chân trần trắng bốp, mái tóc dài lượn sóng xoã sau vai” [24,84] Là phụ nữ nhưng

giọng nói không nhẹ nhàng mà the thé, không lễ phép mà cộc cằn, đến trang phục

cũng phải có gì đó khác những phụ nữ đoan chính. Những người phụ nữ này không

có nghề nghiệp, không có tương lai, đến một mối quan hệ thân tình cũng không có,

họ sống như những kí sinh bên những tên lính Mĩ thô lỗ, độc ác, coi rẻ tính mạng

của người phụ nữ. Nên không ngạc nhiên, khi cô ngỡ rằng mình đã nắm giữ được

hạnh phúc thì lại là lúc cô mất đi tất cả, kể cả mạng sống của mình.

Bên cạnh đó, các chi tiết bình thường nhỏ nhặt làm nên hình hài và tính cách

nhân vật cũng được nhà văn chú trọng. Nhân vật Yeong-hye trong Người ăn chay

được miêu tả từ nhiều yếu tố như: mái tóc, nước da, đôi mắt, tướng đi, quần áo...

cũng không dài, nước da vàng nhợt đôi chỗ bị khô, gò má hơi nhô ra trên đôi mắt một mí, kiểu ăn mặc không chút màu mè như thể sợ bị coi là người có cá tính. Đi đôi giày đen với thiết kế đơn giản nhất, cô tiến gần đến bàn tôi ngồi đợi với nhịp bước không nhanh không chậm, không mạnh mẽ quá mà cũng không nhẹ nhàng

quá.”[22,7] Theo cách miêu tả này, người đọc phần nào nhận thấy anh chồng không

mấy mặn mà với chân dung của người vợ. Bên cạnh những nét không ưa thích của

vẻ bề ngoài như mái tóc, nước da, đôi mắt, gò má… anh chồng cũng không thích

đến cả kiểu giày mà cô vợ đi, đến cách ăn mặc quá đơn giản của cô ấy. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, tình yêu đã không thể chớm nở với người đàn ông quá coi trọng bề ngoài như thế.

Vậy là, qua việc miêu tả ngoại hình, độc giả không chỉ thấy tính cách nhân vật

mà còn thấy được tính cách của những người xung quanh nhân vật đó nữa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với những phụ nữ đã bước vào tuổi già, Han Kang và Shin đều không

miêu tả nhân vật với chân dung tỉ mỉ mà thường phác họa thoáng qua, tô đậm một

nét nào đó ở bề ngoài nhân vật. Đây là gương mặt của một người mẹ đã ngoài 60

trong Người ăn chay dưới cái nhìn của con rể “Một gương mặt nhiều nếp nhăn […]

đến nỗi không thể tin trước đây bà đã từng là một cô gái trẻ.”[22,41] Thông qua

ngoại hình có thể đoán biết được cuộc sống gia đình của người phụ nữ, vậy thì, với

gương mặt khắc khổ, cam chịu của người mẹ mới miêu tả trên đây, không cần tìm

hiểu cũng biết được cuộc sống bi kịch như thế nào. Chắc hẳn việc làm vợ một người

đàn ông vũ phu, gia trưởng đã trở thành một gánh nặng khó có thể chịu đựng được cho người mẹ tội nghiệp ấy, đến nỗi nhân vật này xuất hiện trong tác phẩm nhưng chưa từng nở một nụ cười nào.

Cũng nói về những người phụ nữ đã trải qua nhiều đau khổ nhưng Shin tập

trung vào hình ảnh đôi mắt- được mọi người quan niệm là cửa sổ của tâm hồn.

Người đàn bà đã trải qua biết bao nỗi đau: nỗi đau mất cha mẹ, nỗi đau mất chồng

và nỗi đau mất những người anh em thì “đôi mắt vốn đầy vẻ dữ tợn và khắc

nghiệt”[57,199] Qua việc miêu tả đôi mắt ấy, độc giả liên tưởng tới một người phụ

tính, hay bắt nạt em chồng mà có những lúc, qua đôi mắt, độc giả đã hiểu được tình

cảm sâu sắc của bà dành cho cô em dâu khi cô ấy đi lạc không tìm được đường về

nhà “ngước lên nhìn bầu trời xám xịt, đôi mắt bác đã ngấn lệ. Giờ trông bác thế

này mới thấy đôi mắt của bác không đáng sợ chút nào.”[57,282] Những lúc một

mình thế này mới là lúc nhân vật thể hiện rõ tính cách của mình, không giả tạo,

không che đậy. Bà bác cũng vậy, đã đến lúc bà thấy hối hận với những việc mình

làm, những giọt nước mắt hối hận cũng đã tuôn rơi.

Cũng có khi, nhà văn lại miêu tả những người phụ nữ cũng trải qua bao sóng

gió cuộc đời nhưng lại hiện lên với những hình ảnh thật hiền, thật dịu dàng với

truyền thống Á đông. Đó là vài dòng hồi tưởng của các con khi nhớ về người mẹ

kính yêu của mình “bàn tay mẹ thô kệch do lao động vất vả”[57,57] hình ảnh đôi

mắt mẹ “đôi mắt trông rất thật thà, giống như đôi mắt của con bê”[57,86] đôi mắt

thật buồn vì trải qua nhiều đau đớn nhưng chỉ cần biết rằng con trai mình vừa được

một trăm điểm trong bài kiểm tra thì “đôi mắt u sầu của mẹ lại sáng lên ngọn

lửa”[57,116] Hình ảnh của mẹ cũng là hình ảnh của bao phụ nữ nông thôn chân lấm

tay bùn, suốt cả cuộc đời hi sinh thầm lặng cho chồng, cho con. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cách xây dựng nhân vật thông qua miêu tả ngoại hình của nhân vật không phải là mới. Thủ pháp này đã khá phổ biến từ văn học cổ điển với các Pansori như

Xuân Hương truyện, Thẩm Thanh truyện…. Nhưng đến với các tác phẩm của các nhà văn nữ hôm nay, thủ pháp này đã có nhiều cách tân đáng kể. Nếu như trong văn học cổ việc miêu tả nhân vật thông qua ngoại hình với những chi tiết có tính ước lệ, sắc đẹp của nhân vật được lặp đi lặp lại theo một khuôn mẫu nhất định thì trong giai đoạn này các nhân vật nữ đa dạng hơn, họ thậm chí không đẹp song những ước mơ, khát khao về tình yêu và hạnh phúc đều đẹp, đều bình dị như tất cả mọi phụ nữ trên khắp thế gian.

Thứ hai là việc sử dụng phương pháp miêu tả hành động để xây dựng nhân vật

trong sáng tác của các nhà văn nữ. Hành động nhân vật “là sự thể hiện các xúc cảm,

ý nghĩa, ý định của con người vào các hành động, vận động, các lời nói được phát ra vào cử chỉ, nét mặt.”[43,233] Ðây là phương diện đặc biệt quan trọng để thể hiện

tính cách nhân vật vì hành động của mỗi người là căn cứ quan trọng có ý nghĩa quyết định nói lên tư cách, lí tưởng, phẩm chất cũng như những đặc điểm thuộc về thế giới tinh thần của người đó. Thông qua việc miêu tả ngoại hình, nhà văn chưa khắc họa rõ tính cách nhân vật được đầy đủ, trọn vẹn nhưng đặt nhân vật trong cuộc sống phức tạp với các mối quan hệ sẽ thấy được khả năng “đối nhân xử thế” của nhân vật trong những tình huống khác nhau, thấy được những trăn trở, suy tư trong góc khuất tâm hồn họ. Từ đó, người đọc có thể xác định được những đặc điểm, bản chất của nhân vật.

Trong một tác phẩm văn học, người ta chia ra những kiểu hành động khác nhau. Theo K.S. Stanixlapxki, có thể sử dụng hai thuật ngữ “hành động bên trong”

và “hành động bên ngoài” đối với các nhân vật. Hành động bên ngoài là “các hành

động dứt khoát của nhân vật, trên các thời điểm “nút”, bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật.”[…] xảy ra sự thay đổi các quan hệ qua lại giữa các nhân vật, thay đổi số phận riêng tư hay địa vị xã hội của chúng.”[43,233] Theo đó, các hành động bên trong có thể được hiểu là “Các nhân vật ở đây thể hiện tư tưởng, tình cảm của chúng trong các hành vi (như lời nói, cử chỉ, nét mặt), nhưng không hề làm gì để mang lại các thay đổi bên ngoài đáng kể trong cuộc sống nhân vật.”[43,233]

Từ những cách hiểu trên về hành động nhân vật, chúng tôi đi vào nghiên cứu tác phẩm và nhận thấy, các tác giả nữ sử dụng “hành động bên trong” và “hành động bên ngoài” như một phương tiện để xây dựng đời sống tâm lí phức tạp của các nhân vật.

Với những “hành động bên ngoài”, xuất hiện ở các nhân vật như Yeong-hye,

In-hye trong Người ăn chay, Park So-nyo trong Hãy chăm sóc mẹ… Nhân vật

Yeong-hye hiện lên là một người phụ nữ ít nói, nhút nhát. Từ tuổi ấu thơ đến khi lập

gia đình, cô sống lặng lẽ, âm thầm với những công việc thường ngày. Chỉ đến khi có những giấc mơ, độc giả thấy cô như trở thành một con người khác. Ngoại trừ đặc điểm ít nói vốn có, cô đều thay đổi mọi hành động của mình. Cô thản nhiên vứt hết thịt trong nhà đi, chuyển sang ăn chay mặc dù chồng cô, chị gái cô, cha mẹ cô đều phản đối điều đó. Một con người tưởng như chỉ biết phục tùng như Yeong- hye đã

có lúc phản kháng để sống cuộc sống của chính mình. Tác giả miêu tả rất nhiều về những hành động dứt khoát của cô gái khi thực hiện quyết tâm của mình. Hành

động rạch tay ở nhà chị gái để phản đối cha bắt ăn thịt “Sau khi nhổ miếng thịt ra,

giữ chặt con dao gọt hoa quả, cô phóng mắt nhìn tất cả mọi người trong gia đình. Như một con thú bị dồn đến đường cùng, cặp mắt cô đảo điên sợ hãi.” [22,73] Hành động chống đối của Yeong- hye khi bị y tá ép ăn uống được nhà văn miêu tả “Yeong- hye vùng vẫy tay chân bị trói, như đang muốn thoát ra khỏi sự cưỡng bức

[…] Lần đầu tiên Yeong- hye hét lên tiếng có âm sắc rõ như thế. Giống như tiếng gào thét của một con thú.”[22,193] Ngoài ra, tác giả còn sử dụng những động từ mạnh như vùng vẫy, quẫy đạp, giẫy giụa... để diễn tả hành động chống trả quyết liệt của một cô gái bé nhỏ trọng lượng chưa đầy 30kg này.

Những hành động mặc dù không phù hợp với tính cách vốn trầm tĩnh, ít nói, nhút nhát nơi Yeong- hye nhưng xét ở một khía cạnh khác, đây là một hành động tích cực. Những hành động ấy đã cho thấy bản lĩnh, quyết tâm của một cô gái bé nhỏ muốn thực hiện ước mơ biến thành cái cây để thoát khỏi xã hội với những ràng buộc về đạo lý, một xã hội chạy theo đồng tiền mà đánh mất đi tình yêu thương vốn có giữa con người với nhau.

Chị gái của Yeong- hye thì không như vậy, từ đầu đến cuối, cô đều tỏ ra là một người phụ nữ có khả năng tự lập, bản lĩnh, tự tin. Có những sự việc nằm ngoài khả năng tưởng tượng như việc cô chứng kiến cảnh chồng mình đang ngoại tình với

em gái nhưng cô vẫn rất bình tĩnh, tự chủ. Cô không ngần ngại gọi điện cho xe cấp

cứu tới và đưa họ vào bệnh viện mặc dù trong lòng cô trái tim đang tan vỡ. Từ đây, đối diện với việc hạnh phúc gia đình đổ vỡ nhưng cô không chấp nhận tha thứ và bỏ qua cho chồng như nhiều phụ nữ khác. Hành động rút dây cắm điện thoại để từ chối cuộc gọi của chồng là sự khẳng định bản lĩnh thêm lần nữa. Cô không cần dựa dẫm vào ai, cô có thể làm việc và nuôi con trai mình khôn lớn. Những hành động của In-

hye luôn luôn nhất quán với tính cách của cô. Nhưng nhiều khi, chính hành động

cứng nhắc, luôn theo qui tắc nhất định đã làm cho cuộc sống của cô không được hạnh phúc. Để có được hạnh phúc, cô phải tìm cách thay đổi chính mình.

Bên cạnh việc sử dụng “hành động bên ngoài” để khắc họa tính cách nhân vật thì “hành động bên trong” cũng được các nhà văn đặc biệt quan tâm. Trong sáng tác của Oh Jung- hee, các nhân vật không bộc lộ những “hành động bên ngoài” mà thường thì những cơn sóng dữ dội ấy chỉ trào dâng trong lòng nhân vật. Các nhân vật của bà thoạt nhìn có vẻ yếu đuối, cam chịu bởi không có lấy một hành động phản kháng nào đối với cuộc sống bế tắc, mòn mỏi nơi xó bếp, góc nhà. Nhưng nếu quan sát kĩ những tư tưởng, tình cảm phản chiếu qua nét mặt, cử chỉ, lời nói của các nhân vật sẽ thấy nhân vật đã quá mệt mỏi, chán chường với kiếp “sống thừa”, “sống mòn” trong cõi nhân gian, đã có những nhân vật khao khát được thay đổi số phận, thay đổi cuộc đời. Có thể thấy nữ nhà văn đã dụng công sắp đặt những “hành động

bên trong” cho các nhân vật như bà mẹ mất con trong Chiếc gương đồng, nhân vật

“tôi” trong Ván bài lúc hoàng hôn, nhân vật “tôi” trong Dòng sông lửa, …

Trong Chiếc gương đồng, bà mẹ với nỗi bất hạnh vì mất đứa con mà ngày này

qua tháng nọ rầu rĩ nơi góc sân hồi tưởng lại quãng thời gian hạnh phúc và yên bình bên người con trai duy nhất. Cái chết đột ngột của người con đã để lại một vết thương lòng quá lớn cho người mẹ, để giờ đây, chỉ cần chứng kiến cái chết của một người chưa quen biết, trái tim bị thương tổn, mất mát ấy tưởng như đã ngủ yên lại

trỗi dậy một niềm đau “Vợ ông đang ngồi bấu cả hai tay vào khay bột mì trắng tinh, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khuôn mặt biến sắc, thất thần như người mất hồn, báo cho ông biết khi ông vừa đi dạo về.”[24,122] Bà không chỉ xót xa cho một sinh linh nữa phải rời xa trần thế mà hơn hết chính là xót thương cho đứa con phải chết ở cái tuổi hai mươi tràn trề nhựa sống. Từ khi con chết, những cử chỉ, lời nói của bà đều hướng tới hình bóng của con như một quán tính, một thói quen không kiểm soát được. Đầu tiên là những lời

nói đầy âu yếm của bà dành cho người thợ sửa ống nước có lẽ cũng trạc tuổi con bà

Một phần của tài liệu hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc qua cái nhìn của các nhà văn nữ (Trang 93 - 106)