Không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc qua cái nhìn của các nhà văn nữ (Trang 114 - 124)

6. Bố cục của luận văn

3.2.1.Không gian nghệ thuật

Các nhà văn nữ đã đặt nhân vật trong những không gian khác nhau để nổi bật lên được cuộc đời và số phận nhân vật. Có thể kể đến là không gian ngôi nhà và những không gian xã hội, không gian nông thôn và không gian đô thị, không gian thiên nhiên.

Không gian sinh hoạt của người phụ nữ Hàn truyền thống bị bó hẹp trong một

luôn luôn gắn bó với không gian chật hẹp của ngôi nhà, còn người đàn ông thì được

tự do với những không gian xã hội bên ngoài. Trong phần thơ ca mà chúng tôi khảo

sát ở chương một, ngay từ xa xưa, người phụ nữ đã chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của

cuộc sống gắn với chốn khuê phòng qua các bài thơ Kyubang kasa (ca từ khuê

phòng) thấm đẫm tình yêu và nước mắt. Đến với sáng tác của các nhà văn nữ hôm

nay, không gian sinh hoạt của người nữ đã có phần đa dạng hơn. Không chỉ bó hẹp

trong ngôi nhà mà đã mở rộng sang các không gian xã hội khác.

Với các truyện ngắn trong sáng tác của Oh Jung- hee, không gian nhân vật

xuất hiện chủ yếu vẫn diễn ra xung quanh ngôi nhà của họ. Ở truyện ngắn Ván bài

lúc hoàng hôn không gian gói gọn ở một căn nhà nhỏ hai tầng cũ kĩ và buồn tẻ. Tầng dưới là nơi sinh hoạt của hai người: một người đàn ông goá vợ và một đứa

con gái chưa chồng. Ngôi nhà với hai con người đơn độc ấy đã là cô đơn lại thêm

người thuê trọ trên gác hai cũng chỉ có người mẹ và đứa con nhỏ, không hề thấy bóng dáng người cha của đứa bé. Nhất là khi hoàng hôn buông xuống, từng ấy con người lại lặng lẽ, âm thầm với những thói quen hằng ngày của họ. Và đương nhiên, mọi sinh hoạt đều bó hẹp trong căn nhà nhỏ. Hai cha con ở tầng dưới sau khi ăn xong bữa tối dài lê thê không một tiếng cười là ván bài Hoa thu để kết thúc một ngày cũng như bao ngày khác. Trong không khí buồn thương não nề ấy là tiếng hát đều đều của người phụ nữ ru con càng tăng thêm cảm giác cô quạnh, lạnh vắng

trong những đêm đông. Nhân vật này xuất hiện như để gợi nhớ lại tiếng ru năm nào

của người mẹ nhưng hình như cũng không phải như vậy, vì trong thâm tâm của hai bố con đang “giả bộ” chơi bài ấy là một sự giằng xé dữ dội, là sự ân hận dâng trào khi những kí ức đau thương về người quá cố cứ liên tiếp ùa về. Cuộc sống của họ cứ trôi qua như thế, từng ngày, từng tháng, từng năm; cô gái hằng ngày làm công việc nội trợ, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc một ông bố già yếu, thú vui duy nhất là những ván bài trong đêm khuya lạnh. Thế nên đừng trách cô gái hư hỏng đã làm những chuyện trái với đạo lý, cô chỉ muốn thoát khỏi căn nhà đó, không gian đó để tìm một cái gì gọi là hạnh phúc trong cái vòng quay cuộc đời nhàm chán ấy thôi.

Với Dòng sông lửa, không gian mà nhân vật xuất hiện ấy là một căn phòng

37m2, có một cái cửa sổ sắt như cái chuồng chim. Căn phòng ấy lại nằm trên tầng

thượng của toà nhà chung cư sáu tầng xập xệ, cũ kĩ. Ngôi nhà chung cư tối đen,

không một chút ánh sáng ấy là nơi cư ngụ của hai mảnh đời đã chịu nhiều cay đắng

trong quá khứ. Để rồi đến hiện tại, họ vẫn sống như những cái bóng lặng lẽ trong

căn nhà. Không ngạc nhiên khi truyện ngắn chỉ vỏn vẹn 26 trang giấy mà nhà văn

nhắc đến cái cửa sổ đến 20 lần, nó như một sự ngăn trở, một khoảng cách vô hình

mà nhân vật không thể thoát ra khỏi không gian căn nhà chật hẹp ấy được, và hơn

thế nữa, thoát ra khỏi chính mình. Vậy nên, việc nhà văn xây dựng không gian ngôi

nhà tối đen nơi hai vợ chồng sinh sống với nhà máy phát điện sáng trưng bên kia

sông như là một khát vọng đổi thay trong con người. Ai cũng phải có ước mơ, ai cũng phải có hoài bão, nếu như không có, họ chỉ là một cái bóng trong xã hội, ngày

qua ngày bế tắc, và kết quả là không tìm thấy lối thoát trong cuộc đời. Đặt không

gian bóng tối đối lập với không gian sáng ngời của nhà máy, nhất là khi nhà máy bị

cháy “tàn lửa toả ra như pháo hoa, toàn bộ con sông rực ánh lửa đỏ”; ngọn lửa

không lụi đi mà ngày càng cháy sáng [24,41-42] cũng là lúc họ phải vượt lên số phận, chiến thắng bản thân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Không gian mà xóm người Hoa sinh sống dưới con mắt của một cô bé mới

chín tuổi không “lung linh như những bong bóng xà phòng ngũ sắc hay lộng lẫy

như cây thông trong ngày lễ Giáng sinh”[24,82] mà “Con đường bẩn thỉu, cũ nát nối với ngôi nhà gỗ hai tầng trông như một cái ban công bé con đặt giữa con đường chật chội, trong bầu không khí ồn ã, huyên náo như một trại gà đang cùng vươn vai vỗ cánh phành phạch đón bình minh.[24,82] Nơi đây có riêng một mảnh đất dành cho người Hoa sinh sống, không hoà nhập với cộng đồng mà nằm lặng lẽ trên một quả đồi riêng biệt. Mảnh đất của những con người tha phương nơi đất khách, mảnh

đất dành cho những kẻ không có lấy một nơi gọi là quê hương “Trên đồi là những

ngôi nhà hai tầng rất to, tường sơn màu ghi hoặc màu mực phai, nằm đối diện nhau giữa một con đường”[24,83] Những ngôi nhà rất lớn so với mặt bằng khu dân cư

tấp nập song trông ngọn đồi vẫn trơ trọi như một hòn đảo ngoài khơi xa. Trên đấy những ngôi nhà câm lặng như loại động vật giáp xác mang dáng vẻ cũ kí, cổ xưa nhưng chắc sẽ chẳng được sử sách nào ghi danh, đứng nép mình hướng về đại dương bao la.”[24,84]

Hoà nhập vào không gian lặng lẽ và đơn độc ấy là không gian sinh hoạt của

gia đình nhân vật “tôi”. Xuất thân từ một gia đình nghèo khó, nay có công việc và

một căn nhà nhỏ, bố như muốn bù đắp lại quãng thời gian túng thiếu bằng việc sửa

sang lại căn nhà, thế nên, căn nhà dưới con mắt của một cô bé thật kì lạ “Trong nhà

như một cái tổ tò vò rối rắm, phức tạp, đang chỗ hẹp thắt lại bỗng xuất hiện một khoảng trống dài và nhất định phải có một chỗ nào đấy mà nếu nấp vào thì không ai có thể phát hiện ra được.”[24,96] Chính trong không gian bé nhỏ, tối tăm này, người mẹ của cô đã hạ sinh những đứa con bé bỏng trong cơn đau tê tái “thà giết tôi đi còn hơn”. Một người phụ nữ phải sinh quá nhiều con để rồi không còn thời gian để nuôi dạy chúng, một người phụ nữ từ đầu đến cuối tác phẩm chỉ được miêu tả

qua những lần thai nghén và sinh nở, độc giả ngỡ ngàng trước suy nghĩ trẻ thơ

nhưng gợi cho người lớn phải suy ngẫm của nhân vật “tôi”: “đây là lần đầu tiên tôi

thấy thấm thía cuộc đời cực khổ không hơn gì động vật của thân phận đàn .”[24,105]

Người phụ nữ trong sáng tác của Oh sinh hoạt trong một phạm vi rất hẹp, họ

không có nhiều mối quan hệ, họ chủ yếu gắn bó với ngôi nhà cùng gian bếp, từ

ngày nay qua tháng nọ chăm sóc người thân, trông coi nhà cửa, họ không có nghề

nghiệp, không có bạn bè, đến một cái tên để xưng danh cũng không hề có, nhân vật

ấy đơn thuần là mẹ, là bà, là tôi… hiếm hoi lắm mới xuất hiện một cái tên như

Meki, Chiok… Các nhân vật này chắc hẳn đã nhìn thấy được tương lai mờ mịt của

mình, họ đã muốn thay đổi nhưng chưa đấu tranh triệt để. Đặt nhân vật trong không

gian ngôi nhà nhỏ hẹp, cũng là một cách để nhà văn khắc họa tính cách e dè, sợ sệt,

không dám đấu tranh đến tận cùng để nắm giữ hạnh phúc của các nhân vật này.

Với người mẹ trong Hãy chăm sóc mẹ, không gian ngôi nhà dường như đã gắn

ngày mùa phải ra đồng cầy cấy, thu hoạch, quãng thời gian còn lại của mẹ luôn gắn

với ngôi nhà và gian bếp, đến nỗi Chi- hon luôn nghĩ rằng “Cô chưa bao giờ nghĩ

đến hình ảnh mẹ không gắn liền với gian bếp. Mẹ là bếp và bếp cũng chính là

mẹ.”[57,72] Kể cả khi ngôi nhà gắn bó với mẹ hơn 40 năm bị phá bỏ và thay vào đó

là một ngôi nhà hiện đại với gian bếp đầy đủ tiện nghi thì gian nhà kho vẫn “là nơi

mẹ làm những công việc bếp núc mà mẹ thấy khó làm trong gian bếp hiện đại ở nhà trên.”[57,29] Bởi căn nhà cũ với gian nhà kho đã gắn bó với mẹ bao nhiêu kỉ niệm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những công việc mà mẹ đã làm hồi đó, đến giờ khi các con đã khôn lớn, mỗi tháng

đã gửi một số tiền không nhỏ về phụng dưỡng cha mẹ thì mẹ vẫn luôn tay luôn chân

làm việc “Mẹ giã ớt đỏ thật nhuyễn trong cối để đem muối kim chi, tách quả đậu lấy

hạt rồi xát vỏ hạt, làm tương ớt, muối kim chi cải bắp, hoặc sấy khô bánh đậu nành.”[57,29] Nơi đây là nơi mẹ cảm thấy gắn bó nhất vì khi các con mẹ chưa thoát ly, chúng đã khôn lớn, đã trưởng thành ở nơi này. Vậy mà giờ này các con đều đã đi

xa, chỉ còn lại người mẹ vẫn tất bật với công việc hằng ngày, thiếu vắng những đứa

con, thiếu vắng cả người chồng say mê tiếng hát cổ truyền, say mê những “bóng

hồng” với mùi nước hoa ngào ngạt. Nơi đây chôn dấu biết bao kỉ niệm ngọt ngào về

những tháng ngày đói khổ nhưng mẹ con có nhau. Thế nên, không ngạc nhiên mỗi

khi cơn đau kéo đến, người mẹ lại tìm đến tấm phản và nằm lịm trên đó, kể cả ban

đêm khi tiết trời trở lạnh “Mẹ cau mày nhăn nhó y như chiều hôm qua, ngủ lịm đi,

một tay đặt lên trán. Mẹ để chân trần. Mười ngón chân đang co quắp lại vì lạnh.”[57,54]

Những năm tháng đó, chưa một ai trong gia đình băn khoăn về sự vất vả trong

gian bếp của mẹ. Ai cũng nghĩ rằng đó là một lẽ đương nhiên. Người mẹ cũng vậy

Mẹ không nghĩ tới chuyện thích hay không thích ở dưới bếp. Mẹ nấu nướng vì đó là việc mẹ phải làm. Mẹ phải ở dưới bếp nấu cơm cho các con ăn rồi còn đi học. Làm sao mà ta có thể chỉ làm những việc mình thích được chứ?” [57,80] Không

gian gian bếp như trói chặt người phụ nữ, buộc họ phải thực hiện thiên chức của

Tuy nhiên, trong một số tác phẩm, không gian nhà bếp lại là liều thuốc an thần

cho những kẻ cô đơn. Đó là tác phẩm Kitchen (Bếp) của nữ nhà văn trẻ Banana.

Ngay từ tựa đề của một tác phẩm đưa tên tuổi Banana lan toả khắp nơi trên thế giới đã mở ra một không gian rất đời thường, không gian mang thiên tính nữ- Bếp. Đấy là một không gian mà văn chương khi chạm vào mục đích để làm nổi bật vai trò người phụ nữ trong gia đình. Với Banana thì khác, cô xây dựng gian bếp để nhân vật Mikage có một nơi nương tựa, che chắn, ấp ủ cho đời sống của mình sau những

tổn thương, những mất mát tinh thần trong quá khứ “Tôi nghĩ rằng nơi tôi yêu thích

nhất trên thế gian này là bếp”[…] “Chỉ cần nó là bếp, chỉ cần nó là nơi nấu ăn, thì dù ở nơi đâu, như thế nào, tôi cũng cảm thấy không còn buồn bã”.11 Không gian bếp là hiện hữu cho sự an ủi, che chở những tổn thương tinh thần của Mikage, đồng thời, chính không gian ấy cũng soi rọi mọi ngóc ngách trong tâm hồn nhân vật.

Không chỉ để nhân vật bó hẹp trong những ngôi nhà bé nhỏ, chật chội với những công việc nội trợ nhàm chán, các nhà văn nữ đã để cho nhân vật của mình

mở rộng phạm vi sinh hoạt. Trong Người ăn chay, Han Kang đã để cho nhân vật

của mình di chuyển qua nhiều vùng không gian khác nhau. Chị gái của Yeong- hye

là một nhân vật như thế. Nhà văn đặt cô vào hai vùng không gian, vừa là không gian

ngôi nhà với mẫu hình lý tưởng của phụ nữ truyền thống: cần cù, chăm chỉ, chịu thương chịu khó, hết lòng chăm sóc cho chồng, cho con trong tổ ấm của gia đình; vừa đặt cô trong môi trường không gian xã hội khi cô là chủ của một cửa hàng mĩ phẩm lớn. Ở trong môi trường này, cô phải sử dụng sự khéo léo, khôn ngoan của mình để điều hành một cửa hàng. Đặt nhân vật trong những không gian như thế này, tác giả đã khẳng định về sự nhạy bén, thông minh, sắc sảo của phụ nữ hiện đại. Tuy nhiên, việc nhà văn đưa nhân vật của mình di chuyển trong nhiều vùng không gian như vậy cũng là một cách để xác minh về bản lĩnh của phụ nữ hiện đại. Không phải cứ giỏi giang, tháo vát việc xã hội thì gia đình cũng ấm êm, hạnh phúc, nhiều khi,

chính vì đặt quá nhiều thời gian vào công việc mà phụ nữ đã không chăm sóc được

11

chu đáo cuộc sống gia đình, không chia sẻ những khát khao, mong mỏi của người bạn đời, điều đó vô tình đã dẫn đến sự chia ly tất yếu giữa những cặp vợ chồng này.

Nhân vật Chi-hon trong Hãy chăm sóc mẹ là một nhân vật được đặt vào rất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhiều vùng không gian khác nhau, để từ đó, soi chiếu tính cách, tâm hồn của nhân vật. Từ một cô bé mười lăm tuổi lớn lên ở một miền quê nghèo khó chỉ biết đến những ruộng lúa nương dâu của mẹ, gần gũi với bầy chó mèo, gà, vịt của mẹ. Nhưng nay, cô đã trở thành một nhà văn nổi tiếng với các tác phẩm được xuất bản không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. Đặt nhân vật trong không gian Seoul náo nhiệt với nếp sống gấp gáp, mau lẹ của thời đại công nghiệp sẽ giúp nhân vật trưởng thành hơn trong trường đời. Nhân vật có nhiều cơ hội để kiếm tìm cho mình hạnh phúc, một bờ vai sẻ chia lúc buồn vui. Tuy nhiên, nhân vật cũng từ đó mất đi vẻ hồn nhiên, ngây thơ thưở bé, cô bận bịu với công việc đến quên cả người mẹ đáng

thương ngày đêm mòn mỏi chờ đợi tin tức của con nơi quê xa, những cuộc gặp gỡ

theo đó cũng thưa thớt dần, tình cảm mẹ con xa cách, mờ nhạt. Đến tận khi người mẹ đi lạc, đứa con gái nhỏ này mới suy nghĩ về những tháng ngày xưa, về thái độ lạnh nhạt của cô với mẹ, mới thấy hối hận thì đã là quá muộn. Ở phần cuối tác phẩm, nhà văn để cho cô thực hiện một chuyến hành hương về xứ sở Italia xa xôi, nơi có Thánh đường St. Peter rợp ánh hào quang và bức tượng Đức Mẹ Sầu Bi của

Michelangielo ôm thi thể của người con đã chết. Lúc này, cô gái như bừng tỉnh để

gửi một thông điệp nhẹ nhàng nhưng thấm thía tới tất cả những người con “Hãy chăm sóc mẹ”.

Ngoài ra, nhà văn cũng để nhân vật được sống trong những vùng không gian đối lập, đó là không gian làng quê và đô thị.

Trong Hãy chăm sóc mẹ, không gian được dịch chuyển từ nông thôn ra thành

thị và theo bước chân của nhân vật chính, không gian rộng mở từ ruộng lúa, nương

dâu đến Seoul tráng lệ, sầm uất của những ngôi nhà cao tầng, những khu vui chơi

giải trí đông đúc và ga tàu điện ngầm- nơi mẹ mất tích không tìm thấy. Ga tàu điện

ngầm Seoul là địa danh được nhắc tới nhiều nhất trong tác phẩm. Đó là nơi giao

Một phần của tài liệu hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc qua cái nhìn của các nhà văn nữ (Trang 114 - 124)