Khái quát về người phụ nữ trong văn học hiện đại Korea

Một phần của tài liệu hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc qua cái nhìn của các nhà văn nữ (Trang 48 - 59)

6. Bố cục của luận văn

1.2.3. Khái quát về người phụ nữ trong văn học hiện đại Korea

Cuối thế kỉ XIX, triều đại Choseon đã không thể đứng vững được do sự xa hoa vô độ của các vua chúa, do sự mục nát từ trong triều đình. Lúc này làn gió mới từ phương Tây đã tới, xua tan đi những đám mây mù ảm đạm mà tư tưởng Nho giáo đã lưu dấu ấn sâu đậm. Thời đại này được gọi là thời đại mới, khi mà con người bắt đầu suy nghĩ lại về chế độ phụ hệ khắc nghiệt đã khiến người phụ nữ phải chịu bao bất công, đau khổ. Người ta bắt đầu thay đổi những hệ tư tưởng đã ăn sâu bén rễ bấy lâu nay về thời cuộc, về sự bất công với nữ giới. Người ta đề cao vị thế của

người phụ nữ lên một tầm cao mới “Phụ nữ biết vâng lời và chịu phục tùng ngày

xưa được thay thế bằng những phụ nữ được giáo dục tốt hơn để có thể phục vụ đất nước của mình như một người mẹ khôn ngoan và người vợ hiền.”[104]

Thời đại này cũng xuất hiện tiểu thuyết mới, tiểu thuyết hiện đại, thơ hiện đại… những lĩnh vực ấy đã mở ra cơ hội để các nhà văn thử tài và chinh phục độc giả, các nhà văn nữ cũng không là ngoại lệ.

Ba nữ nhà văn tiên phong cùng sinh vào năm 1896, đó là Kim Myong-sun

(1896-1951), Na Hye-sok(1896-1948) và Kim Won-ju (1896-1971). Với cái nhìn

sắc bén về cuộc sống, về số phận của biết bao phụ nữ sống dưới xã hội phong kiến

mà các nhà văn đã cho ra đời những tác phẩm lên tiếng phê phán chế độ và bảo vệ

những người phụ nữ. Và chính từ đây, chủ nghĩa nữ quyền của Hàn Quốc được phôi thai và phát triển.

Kim Myongsun- người phụ nữ đầu tiên của Hàn Quốc học về tranh sơn dầu

phương Tây ở trường Cao đẳng nghệ thuật nữ Tokyo vào năm 1918 và sau đó ở

Paris đã cho ra đời truyện ngắn với tựa đề Cô gái đáng ngờ. Truyện ngắn này đã

giành giải nhì trong một cuộc thi được tài trợ bởi Tạp chí Thanh niên- một trong

những tạp chí văn học đầu tiên và có ảnh hưởng lớn nhất được thành lập tại Hàn Quốc vào năm 1910.

Kim Wonju- được xem là một trong những nhà phê bình nữ quyền gây tranh

cãi nhất với nhiều bài tiểu luận về giáo dục, cải cách hệ thống gia đình, giới tính,

tờ báo đầu tiên do một người nữ Hàn Quốc lập ra cho phụ nữ.

Thời gian này ở Việt Nam cũng bắt đầu xuất hiện ý thức đấu tranh cho nữ

quyền. Một số tờ báo ra đời như Nữ giới chung (chủ bút Sương Nguyệt Anh) với

những bài báo của Phan Khôi, Nguyễn Thị Kiêm, nhóm Nữ lưu thư quán của Phan

Thị Bạch Vân và Phụ nữ tân văn… Tuy nhiên, về tính hiện đại, thì truyện ngắn

gái đáng ngờcủa Kim Myong-sun viết năm 1917 đã đi khá xa so với những truyện

ngắn trên tạp chí Nam Phongcủa Việt Nam lúc bấy giờ.

Ba nhà văn nữ tiên phong của Hàn chỉ là những người đánh tiếng trống mở

đầu cho một tư tưởng, một quan niệm mới. Họ đã không theo đuổi được đến tận cùng cái lý tưởng về tình yêu tự do và sự bình đẳng nam nữ bởi sự chỉ trích và tố cáo của công chúng cũng như những người đỡ đầu của họ, bởi lí do họ đã vô luân và mù quáng khi chạy theo các chuẩn mực đạo đức và các giá trị tư sản phương Tây.

Sau một thời gian không lâu, khi ba nhà văn tiên phong đánh hồi chuông báo

hiệu một nền văn học mới, trên thi đàn văn học bắt đầu xuất hiện rất nhiều cây viết nữ, đến nỗi giai đoạn văn học này được xem như một giai đoạn trăm hoa đua nở của văn học nữ lưu. Trong thời kì này, với những cây bút chắc tay và đầy nhiệt huyết đã khắc họa hết sức chân thật nỗi khổ đau và những số phận tủi nhục của bao phụ nữ trong hiện thực thời kì thực dân khốn khổ.

Những cây bút đáng điểm mặt trong thời kì này có Kang Gyeong- ae, Park Sin- ae, Kim Mal- bong, Park Hwa- seong, Choi Jeong- hui, Lim ok- in, Ji Ha- ryeon…Trong đó, Kang Gyeong- ae được xem là nhà văn nữ nổi bật khi bà khắc hoạ rất sinh động cuộc sống đầy áp bức, đầy bất công đổ xuống đôi vai gầy của người phụ nữ, không chỉ thông cảm mà là sự đồng cảm sâu sắc với thân phận những người phụ nữ.

Thời báo Hàn Quốc (Korea Times) với bài viết “10 người phụ nữ có ảnh hưởng lớn đến văn hoá Hàn Quốc” đã giới thiệu đến công chúng một nhà văn có

tầm ảnh hưởng lớn đối với nền văn học hiện đại Hàn Quốc, đó là Park Kyeong-ri.

đạt được, bà Park được biết đến nhiều nhất với tiểu thuyết Đất dài 21 tập. Tiểu

thuyết này được đánh giá rất cao và đã ba lần được chuyển thể thành phim truyền

hình. Tiểu thuyết được viết từ năm 1969 đến năm 1994 mới hoàn thành. Để hoàn

thành kiệt tác này của mình, Park Kyeong-ri đã có sự tập trung cao độ cho công

việc trong suốt khoảng thời gian dài 25 năm, thậm chí cả khi căn bệnh ung thư hành

hạ thân xác thì cây bút vẫn không rời khỏi tay của bà. Tác phẩm được ca tụng là

thành tựu lớn nhất của văn học Hàn Quốc và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng như

tiếng Anh, Nhật, Pháp...

Với những thành công trên con đường sáng tác văn chương của mình, bà thật

không hổ thẹn với những mĩ từ mà độc giả và những nhà phê bình đã vinh danh cho

bà- bà là một trong những vì sao sáng nhất trên bầu trời văn học Hàn Quốc.

Cũng trong giai đoạn này, nữ văn sĩ Park Wan- seo đã để lại nhiều ấn tượng độc đáo với những đề tài gắn với cuộc sống thường ngày. Có thể là những bất hạnh,

những mất mát của một gia đình do cuộc chiến tranh gây nên như Cây trụi lá, Chiếc

cọc của mẹ, Năm mùa đông ấm áp…Có thể là ngầm tố cáo những ảo tưởng, những

nhận thức hời hợt về chủ nghĩa vật chất của tầng lớp thượng lưu như Tiếng khóc

của giun, Ngôi nhà bong bóng,Những đứa con địa đàng… Đặc biệt với giọng kể tài tình, nhà văn đã truyền đạt những điều tưởng như to tát, đạo đức tới độc giả thật nhẹ nhàng và thú vị. Đề tài được bà đặc biệt quan tâm là cuộc sống của những phụ nữ tầng lớp trung lưu trong các gia đình bình thường. Nhà văn châm biếm bản tính hợm hĩnh, ích kỉ và xu hướng khoe mẽ của những phụ nữ trung lưu xảy ra trong quá trình cận đại hoá sau những năm 1970.

Không khai thác về những đề tài giống như Park Wan- seo mà chủ yếu khai thác về hình ảnh những người phụ nữ bị xã hội phân biệt đối xử đã nổi loạn để quay trở về cuộc sống đời thường, về tình mẫu tử không trọn vẹn, về xã hội Hàn trước thềm đổi mới… đó chính là Oh Jung- hee. Bà sinh năm 1947 và đến nay hơn ba thập kỉ trôi qua với 40 truyện ngắn và tiểu thuyết được phát hành, một con số không nhiều nhưng cũng đủ để soi chiếu tài năng cũng như sự nhiệt huyết với nghề của một nữ nhà văn. Và may mắn đã đến với bà khi hai giải thưởng uy tín nhất của Hàn

dành cho truyện ngắn được trao cho bà, giải thưởng Yi Sang và Dong In. Những

truyện ngắn của Oh đã được dịch ra tiếng Việt có Xóm người Hoa, Dòng sông lửa,

Ván bài lúc hoàng hôn, Chiếc gương đồng

Cùng với sự thành công của các tác giả nữ kể trên là sự góp mặt của nữ văn sĩ

Choi Myoeng- hee. Thật đáng tiếc vì độc giả Việt Nam chưa có được may mắn đọc

những tác phẩm của bà. Những tác phẩm như Jeongok, Collapsing light, Afternoon,

Evening bell, Woman in neighborhood… hi vọng sẽ được dịch ra tiếng Việt để độc giả Việt Nam có thể chiêm ngưỡng một tài năng đã chói sáng trên thi đàn văn học Hàn những năm cuối của thế kỉ XX.

Hầu hết các tác giả nữ thời kì này đều có những tiếng nói riêng thuyết phục được tầng lớp độc giả khó tính không phải đọc truyện để giết thời gian. Khẩu vị của họ giờ đây đã thay đổi, họ đòi hỏi những tác phẩm có chiều sâu, có ý nghĩa mà vẫn phản ánh cuộc sống chân thật chứ không phải một tác phẩm trống rỗng, không mang lại phong vị, dư âm nào.

Tiếp nối sự thành công của các thế hệ đi trước, đến thời kì văn học trong xã hội tiêu dùng đại chúng, các nhà văn nữ đã thể hiện bản lĩnh nghệ sĩ với khả năng cảm thụ tinh tế của mình. Họ không chỉ thành công trong giới hạn nhỏ bé của đất nước mà đã đem sự thành công ấy vượt ra biên giới xứ Hàn để đến với công chúng thế giới. Có thể kể đến những nữ nhà văn trẻ như Shin Kyung- sook, Han Kang, Jo Kyung-ran, Gong Sun-Ok, Ch’oe Yun, Ha Sung-ran…

Shin Kyung- sook sinh năm 1963 trong một gia đình nông dân nghèo sống tại

một ngôi làng nhỏ ở miền Nam Hàn Quốc. Không có điều kiện vào trường trung học, 16 tuổi Shin lên Seoul lao động kiếm sống, làm việc trong một nhà máy điện tử và theo học ban đêm. Sau khi tốt nghiệp Viện Nghệ thuật Seoul, bà tung ra tiểu

thuyết đầu tay Winter’s Fable vào năm 1985 và đoạt giải thưởng danh giá Munye

Joongang dành cho tác giả trẻ. Shin nổi lên thành một tiếng nói mới của thế hệ mình

khi xuất bản tuyển tập thứ 2 - Where the Harmonium Once Stood – vào năm 1993.

Các tác phẩm của bà luôn có lượng độc giả lớn và nhận được nhiều giải thưởng văn học trong nước và khu vực như giải Văn chương Hankook Ilbo; giải Văn chương

Hyundae; giải Văn chương Manhae; giải Văn chương Dong-in; giải Văn chương Yi Sang; giải Văn chương Oh Yeong su... Không chỉ nổi tiếng trong nước mà sau khi tác phẩm được dịch ở nước ngoài bà còn vinh hạnh được giải Prix de l'Inaperçu -

giải thưởng do giới phê bình và các nhà báo chuyên về văn học của Pháp bình chọn

cho tác phẩm Căn phòng biệt lậpviết năm 1995.

Tuy nhiên, điểm mốc đánh giá Shin là một hiện tượng của văn học xứ Hàn là

khi tiểu thuyết Hãy chăm sóc mẹ được phát hành. Gần hai triệu bản đã được bán tại

quê hương tác giả. Sau đó cơn sốt lan sang các nước trong khu vực và các nước phương Tây, có hơn 30 nước đã dịch cuốn sách sang ngôn ngữ của mình. Điều gì đã làm nên thành công chói lọi trong sự nghiệp viết văn của một người phụ nữ như vậy? Chính là bởi bà đã sáng tác nên một tác phẩm vô cùng ý nghĩa trong xã hội vốn đang chạy theo đồng tiền mà quên đi những giá trị đích thực của cuộc sống gia

đình. Hãy chăm sóc mẹ đã đưa Shin trở thành một ngôi sao văn học, thậm chí còn

phát sinh “hội chứng Shin Kyung- sook”, sáng tác những tác phẩm ăn theo Hãy chăm sóc mẹ. Và giải thưởng Man Asian, giải văn học hàng đầu châu Á được trao cho Shin vào ngày 15.3.2012 đã khẳng định lại một lần nữa tài năng cũng như vị thế

vững chắc của bà trên con đường sáng tác. Có thể nói, với Hãy chăm sóc mẹ, Shin

Kyung- sook trở thành nhà văn nổi bật nhất châu Á hiện nay.

Cùng sinh năm 1963 và có hoàn cảnh cuộc sống cũng khó khăn như nữ nhà văn Shin Kyung- sook mới giới thiệu trên đây là nữ nhà văn Gong Sun-ok. Bà sinh

ra trong một gia đình nghèo khó và lớn lên trong khu ổ chuột của các thành phố

Gwangju, Seoul, Yeosu... Tuy vậy, cuộc sống thiếu thốn ấy không đánh gục được ý

chí của một con người nghị lực, dám phấn đấu và vượt qua mọi thử thách như Gong

Sun-ok. Bắt đầu sự nghiệp học tập từ năm 1983 với nơi dừng chân đầu tiên là Đại

học quốc gia Chonnam nhưng sự nghiệp học hành dang dở và đến gần 10 năm sau

đó bà mới chính thức được độc giả công nhận qua các tiểu thuyết: Ojiri-e Dugo on

Seoreunsal (1993), Susubat-euro Oseyo (2001), Bulgeun Podaegi (2003)… Và một

số truyện ngắn như Pieora, Suseonhwa (1994), Nae Saeng-ui Alibi (1998), Meotjin

Giống như các nhân vật trong tiểu thuyết của mình, Gong đã trải qua một cuộc

sống đặc biệt khó khăn liên quan đến ly dị, bệnh tật và nghèo đói. Nhưng đó không

phải là điều mà Gong muốn truyền tải trong tác phẩm, cái thông điệp mà Gong

muốn nói ấy là sức mạnh, là tinh thần độc lập, là quyết tâm của người phụ nữ vượt

qua cuộc sống khắc nghiệt, nhiều bất công và ngang trái này. Những đóng góp của

Gong thật xứng đáng để nhận giải thưởng văn học của Phụ nữ năm 1992 và quỹ

Shin Dong- yeop4dành cho nhà văn vào năm 1995.

Là thế hệ đàn em của Shin nhưng nhà văn trẻ Han Kang cũng đã có những

đóng góp đáng kể cho nền văn học nước nhà. Han Kang sinh năm 1970 tại

GwangJu, tốt nghiệp khoa Văn Trường Đại học Yeonseo. Cô bắt đầu hoạt động văn

học từ năm 1993 với một truyện ngắn được giải trên báo Văn nghệ tân xuân. Tiếp

sau đó là biết bao nỗ lực để không bị lu mờ giữa một thế hệ nhà văn gạo cội. Những

giải thưởng đã chứng minh cho một tài năng trẻ như cô: giải thưởng Nghệ thuật trẻ

hôm nay, giải thưởng Tiểu thuyết Hàn Quốc, giải thưởng Văn học Lee Sang... Một

số tác phẩm tiêu biểu của cô gồm có: Tình yêu người nữ tù nhân, Hoa trái của em,

Hươu đen, Bàn tay lạnh của anh, Bài hát lặng lẽ ngân… Tuy nhiên, độc giả Việt

Nam biết đến cái tên Han Kang qua liên truyện Người ăn chay. Liên truyện Người

ăn chay chứa đầy những điều kì bí của nhà văn Han Kang đã nhận được sự phản hồi

rất tốt của độc giả và giới phê bình với giải thưởng Lee Sang Changbi Publishers và

sau khi được chuyển thể thành phim đã thu được những thành công vang dội.

Tùy từng thời kì mà vai trò của người phụ nữ với văn học lại khác nhau. Có

những lúc, phụ nữ tưởng như bị vùi sâu trong tăm tối, không tri thức, không học

vấn. Nhưng đến nay, phụ nữ đã bước ra khỏi đống bùn lầy và bước vào thế giới văn

học một cách đường hoàng và đĩnh đạc. Họ đóng góp những trang viết sâu sắc và

4

Quỹ này được thành lập vào năm 1982 bởi gia đình của Shin Dong- yeop và Nxb Changbi. Mục

đích chính là để hỗ trợ các nhà văn tài năng tập trung vào việc tạo ra các tác phẩm xuất sắc cho văn

lôi cuốn người đọc, hi vọng trong tương lai, các nhà văn nữ sẽ làm được nhiều điều kì diệu hơn nữa.

Bên cạnh những tiến bộ vượt trội của các nhà văn nữ đối với thi đàn văn

chương thì hình ảnh người phụ nữ xuất hiện trong văn học hiện đại cũng đã có

những sự thay đổi đáng kể.

Như đã trình bày ở trên, hình ảnh những phụ nữ xuất hiện trong văn học dân

gian, văn học trung đại thường là những người phụ nữ đẹp, dịu dàng, kiêu sa.

Nhưng đến với các tác phẩm văn học hiện đại, hình ảnh người phụ nữ đa dạng hơn,

có những phụ nữ đẹp và không ít những phụ nữ mắc nhiều khiếm khuyết về ngoại

hình. Có những phụ nữ tiết hạnh, chung thuỷ và cũng không ít những phụ nữ bị

những cám dỗ của vật chất làm thay lòng đổi dạ. Nói chung, phụ nữ trong văn học

ngày nay đa diện hơn, có lẽ vì thế mà người ta nghĩ về văn học gần gũi với cuộc

sống thường nhật nhiều hơn chứ không phải những gì gắn với lý tưởng, với ảo

tưởng.

Trong tác phẩm đầu tay Needle (Cây kim) của nữ nhà văn Cheon Woon-

Một phần của tài liệu hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc qua cái nhìn của các nhà văn nữ (Trang 48 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)