Phụ nữ trong văn học

Một phần của tài liệu hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc qua cái nhìn của các nhà văn nữ (Trang 27 - 34)

6. Bố cục của luận văn

1.1.2. Phụ nữ trong văn học

Như trên đã trình bày, các nhà văn nữ có nhiều ưu thế trong sáng tác văn học. Và đồng thời, phụ nữ cũng là một đối tượng mà văn học thường xuyên hướng đến.

Trong những tác phẩm văn học từ Tây sang Đông, từ cổ điển đến hiện đại, hình ảnh người phụ nữ xuất hiện trong đời sống văn chương vô cùng phong phú. Từ

các thi sĩ hàng đầu của Đường thi như Lý Bạch, Đỗ Phủ đến các thi nhân bậc nhất

của Việt Nam như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi… đều có các sáng tác liên quan đến đề tài người phụ nữ, lấy câu chuyện của người phụ nữ làm trung tâm với mục đích miêu tả cuộc đời, số phận và đời sống nội tâm của người phụ nữ.

Đến với văn học Hàn, từ xa xưa phụ nữ đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác

của bao văn nhân, thi sĩ. Trong văn học dân gian, hình ảnh người phụ nữ hiện lên

qua những lời ca tiếng hát mà họ ngân lên trong quá trình lao động, trong vui chơi

sinh hoạt hằng ngày. Ở những bài dân ca trữ tình Arirang chứa đựng đầy đủ những

cảm xúc hỉ, nộ, ái, ố trong cuộc sống như nỗi nhớ người yêu, nỗi buồn trong cuộc

đời làm dâu, nỗi vất vả, cực nhọc trong cuộc sống làng quê…và từ đây, số phận của người phụ nữ phần nào được hé mở.

Họ có thể là một cô gái bị người tình bỏ rơi, nhưng trong lòng luôn hướng về

người mình yêu, vẫn mong một ngày kia chàng sẽ trở lại trong bài ca Ly biệt

Đã yêu nhau rồi có ai muốn xa nhau. Thời gian cứ đi, cả người yêu em cũng đi

Trăm năm trên thế gian này, em còn biết tin ai để sống? [93,61]

Họ có thể là một người phụ nữ cất lên tiếng hát thể hiện sự oán hận và cam

chịu trong cuộc đời làm dâu của mình trong Bài ca làm dâu

Em ơi, em ơi, xin đừng hỏi chị điều này. Kiếp làm dâu khác chi kiếp chó.

Gương mặt chị xưa kia như hoa lê trắng muốt, giờ đã là hoa bí còn đâu. Mái tóc dài mượt mà duyên dáng nay khác gì là một bụi cây. [93,44]

Từ những bài dân ca này, đã phần nào phản ánh đúng nỗi bất hạnh mà phụ nữ

phải chịu đựng trong xã hội đương thời. Nhưng họ chỉ có thể hát lên cho thỏa nỗi

lòng, số phận của họ đã an bài, không thể đổi khác trong một xã hội mà phụ nữ

không có quyền quyết định tương lai, tất cả phụ thuộc vào sự may rủi.

Ở Việt Nam, xã hội phong kiến phụ quyền cũng tồn tại hàng nghìn năm với những quan niệm bất công, khe khắt với người phụ nữ. Với quan niệm “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, hay “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” mà xã hội dành mọi ưu ái cho người đàn ông và đẩy người phụ nữ xuống địa vị thấp kém nhất trong gia đình cũng như xã hội. Cả đời họ chỉ biết lầm lũi, cam chịu trong

sự đau khổ, nhọc nhằn. Và tâm sự ấy đã được người phụ nữ gửi gắm vào những câu

ca dao than thân, trách phận thấm thía đến nao lòng

“Thân em như chổi đầu hè Phòng khi mưa gió đi về chùi chân

Chùi rồi lại vứt ra sân

Gọi người hàng xóm có chân thì chùi”

Từ đó, có thể thấy, người phụ nữ Việt và Hàn đều là những người có số phận

tủi nhục, bất hạnh, đắng cay và điều đó dường như đã trở thành một hằng số chung

đối với bất kì một người phụ nữ nào phải sống dưới xã hội phụ quyền.

Đến thời Koryeo, số phận của người phụ nữ vẫn chưa được cải thiện, thậm chí

có phần bất hạnh hơn thời kì trước. Lí do là vào thời điểm này, Nho giáo chiếm vai

trò chủ đạo trong xã hội. Đọc các bài ca dao dân ca Koryeo, độc giả không khỏi xúc

động với hình ảnh người phụ nữ cô đơn, mòn mỏi đợi chồng, đợi người yêu qua

những vần thơ lúc xao xuyến, lúc oán than, hờn giận.

Trong Ka-si-ri, cô gái không ngần ngại bày tỏ cảm xúc đau buồn khi phải xa

cách người yêu. Có lúc là nỗi nhớ nhung da diết, có lúc chợt sợ hãi nếu một mai người không quay trở lại… những xúc cảm mâu thuẫn giữa chữ “tình” và chữ “hận”

cứ giằng xé tâm can, nhưng vượt qua tất cả những xúc cảm ấy là lời thề giữ mãi

nữ, dù cho cuộc đời còn lắm khổ đau, bất hạnh nhưng trái tim đôn hậu, cao thượng, vị tha vẫn tỏa sáng lấp lánh, ấm áp tình đời, tình người.

Bài Tỉnh ấp từ miêu tả một người chồng đi bán rong đến đêm vẫn chưa về. Người vợ làm bài thơ cầu mong chồng mình được trở về bình an vô sự.

Trăng trên cao chiếu sáng. Xin chiếu sáng xa xa.

Chàng bán rong ở chợ.

Sợ dẫm bẫy thú hoang. [93,135]

Người vợ lo lắng chồng mình sẽ gặp hiểm nguy trên đường đi về đã bày tỏ

mong muốn ánh trăng hãy chiếu xa xa, chiếu sáng mọi nẻo đường để chồng mình

được an toàn trở về nhà. Bài ca thể hiện một tình yêu ấm áp, nồng nàn của người

phụ nữ dành cho chồng.

Đến thời kì Choseon, ca dao dân ca không còn được thịnh hành mà thay vào đó là thể thơ sijo và kasa đóng vai trò chủ đạo. Trong những vần thơ ấy, không thể

thiếu vắng được hình ảnh người phụ nữ.

Kyubang kasa là một thể thơ do phụ nữ viết để chia sẻ những niềm vui và nỗi

buồn trong cuộc sống của phụ nữ chốn khuê phòng. Một loạt những tác phẩm thể

hiện một cách tự do tình cảm của người phụ nữ bị áp bức trong chế độ phong kiến

như Đoạn trường từ, Tương tư biệt khúc, Khuê oán ca

Trong đó nổi bật lên có Khuê oán ca được phỏng đoán là do Hứa Lan Tuyết

Hiên sáng tác. Tình yêu của người phụ nữ xuất hiện trong tác phẩm không phải là

một tình yêu lý tưởng. Người đàn ông mà cô gái ấy tôn thờ chỉ là một người thích

trêu hoa ghẹo bướm. Yêu đó rồi chia tay đó không một lần quay lại, chỉ có người

phụ nữ là nhớ thương, mòn mỏi trong đợi chờ. Một người đàn ông như vậy đáng lẽ

không được người phụ nữ giữ trọn lời thề thuỷ chung. Tuy nhiên, đã là phụ nữ sống

trong xã hội Hàn Quốc, một xã hội mà Nho giáo được coi là một tư tưởng chính

vào người đàn ông của mình, họ không có quyền lựa chọn, họ chỉ có quyền chờ đợi

kể cả khi người đàn ông của mình ra đi với một người đàn bà khác.

Không bi ai như Khuê oán ca nhưng Tương tư biệt khúc cũng là một khúc ca

buồn khi miêu tả chân thật về nỗi cô đơn của người phụ nữ trong căn phòng trống

trải. Những câu nói trong bài ca như “hình ảnh của chàng hiển hiện trước mắt, tiếng

nói của chàng văng vẳng bên tai”, “lúc ngủ cũng như lúc thức đều mong

chờ”[39,277] được lặp đi lặp lại một cách thường xuyên biểu lộ tình cảm chân thật

của cô gái đối với người trong mộng của mình. Cô gái không hổ thẹn được nói thật

lòng mình, được bày tỏ nguyện vọng của mình. Đó thực sự là một điều hiếm thấy

song ở một khía cạnh nào đó, những ca từ này phản ánh đúng ước muốn, nguyện

vọng của tầng lớp dân nghèo muốn thoát ra khỏi những quy tắc nghiêm ngặt của

Nho giáo. Quy tắc ấy đã làm bao đôi lứa phải xa nhau, bao tình yêu mới chớm nở

đã bị dập tắt phũ phàng.

Tình yêu nam nữ một lần nữa lại được tái hiện trong những vần saseol sijo với

hình ảnh cô gái vượt qua đèo cao hiểm trở không ngưng nghỉ để đến với người mình yêu. Điều đó như một sự thách thức đối với quy luật nghiệt ngã trong thời

phong kiến là phụ nữ không được quyền chủ động trong tình yêu. Gió, mây, chim

khi vượt đèo cao đều phải ngưng nghỉ. Nhưng em- một người con gái bé nhỏ, yếu ớt

song lại vô cùng mạnh mẽ để khẳng định tình yêu của mình.

Gió cũng phải ngừng, mây cũng phải nghỉ, khi vượt đèo cao.

Chim ưng trong nhà, chim ưng trên núi, chim lớn chim bé, chim nào cũng nghỉ, khi vượt đèo cao.

Còn em,

nghe tin chàng đến, bên kia đèo

một mạch không nghỉ, vượt đèo sang.[39,254]

Trong thơ ca, hình ảnh người phụ nữ hiện lên thật sinh động, phản ánh đúng

số phận của phụ nữ trong cuộc sống đời thường, những ước muốn, nguyện vọng

thầm kín không biết thổ lộ cùng ai.

Đến với mảng văn xuôi, mà tiêu biểu là thể loại văn học cung đình, hình ảnh người phụ nữ được miêu tả là những chính cung hoàng hậu, những phi tần mĩ nữ

hay những nàng hầu trong những cung điện xa hoa. Qua những tác phẩm này, độc

giả sẽ hiểu hơn về cuộc sống tưởng như hạnh phúc, nhưng thực sự lại vô vàn đắng

cay của người phụ nữ trong cung cấm. Quý sửu nhật kí là một tác phẩm như thế, nó

được “người trong cung ghi chép qua loa” ghi lại sự kiện hoàng hậu Nhân Mục bị giam giữ trong cung vì đã sinh con trai.

Số phận éo le với một hoàng hậu bắt đầu từ sự kiện: trong cuộc chiến với Nhật

Bản, người con của một phi tần đã có công lớn trong cuộc chiến nên được sắc

phong làm thái tử. Điều đó cũng có nghĩa là thái tử sẽ được nối ngôi vua. Việc

hoàng hậu sinh con trai như một sự đe doạ lớn đối với tương lai của Quang He-gun-

vị thái tử ấy. Vì vậy Quang He-gun đã nhẫn tâm giam giữ hoàng hậu trong cung và

giết chết con trai của bà, đây thực sự là một bi kịch sau cánh cửa hậu cung.

Câu chuyện sau đây đề cập đến một khía cạnh khác trong cung đình, đó là

hình ảnh hoàng hậu Nhân Hiển Vương bị vua đuổi ra khỏi cung vì vua say đắm phi

tần họ Chang, muốn phong cho phi tần ấy làm hoàng hậu. Nhưng nhờ có sự can

thiệp của dân chúng, hoàng hậu mới trở về với ngôi vị của mình.

Những câu chuyện trên đây có lẽ chưa đủ để nói hết được những uất ức,

những tủi hổ của phụ nữ chốn cung đình. Khi còn là phi tần chưa được sủng ái, họ

có thể được gặp vua một năm một lần đã là vinh hạnh, có khi được tuyển vào cung

cả đời mà chẳng được gặp vua để cuộc đời tàn lụi sau cánh cửa hậu cung. Nhưng

khi được sủng ái hay được vinh hạnh là một chính cung hoàng hậu thì số phận của

họ chẳng những không được thanh thản hơn mà những toan tính, những đe doạ từ

rất nhiều thế lực rình rập đã cướp đi sự bình yên của họ.

Trong cung đình có những tác phẩm tái hiện sinh động cuộc sống của những

còn sót lại một vài tác phẩm nhưng hình ảnh người phụ nữ lại rất điển hình, đặc biệt

là nàng Xuân Hương trong Xuân Hương truyện, nàng Thẩm Thanh trong Thẩm

Thanh truyện… Những tác phẩm ấy chứa đựng một sức sống lâu bền, trường tồn

mãi với thời gian bởi đã đạt được nguồn cảm mến dạt dào vô tận với một sức hút

lay động lòng người.

Trong số những Pansori được lưu truyền cho đến ngày nay có Xuân Hương

truyện là được phổ biến rộng rãi và được bạn đọc trong nước lẫn nước ngoài ái mộ.

Chuyện tình yêu của Xuân Hương và Lý Mộng Long mặc dù trải qua nhiều trắc trở

nhưng cuối cũng vẫn là một kết thúc có hậu bởi họ luôn hướng về nhau với một sự

thuỷ chung son sắt. Xuân Hương được quan huyện để ý và muốn lấy làm thiếp

nhưng sẵn sàng cự tuyệt để thủ tiết với Lý Mộng Long. Ngược lại, Lý Mộng Long được phong chức tước, có một vị thế lớn trong triều đình nhưng không vì thế mà quên được người con gái năm xưa, vẫn trở về đi tìm cho dù nàng chỉ là con gái của một kĩ nữ.

Thông điệp về tình yêu đã giúp tác phẩm có một chỗ đứng nhất định trong

lòng công chúng “tình yêu chân thành của đôi nam nữ vượt lên trên giai cấp mà

Xuân Hương truyện khắc hoạ có đủ sức làm cảm động không chỉ với độc giả thế kỷ XVIII, XIX mà còn với cả độc giả của xã hội thị dân ngày nay”[10,423]

Một Pansori nữa cũng rất được ái mộ là Thẩm Thanh truyện, không khai thác

về đề tài tình yêu nhưng sự hiếu thảo của tấm lòng một người con đã lấy đi bao giọt

nước mắt của người đọc. Câu chuyện kể về một bé Thẩm Thanh mồ côi mẹ từ bé, người cha mù loà của cô đã phải đi xin sữa khắp nơi để nuôi cô khôn lớn. Đáp lại tình yêu thương của cha, cô đã làm lụng rất vất vả để nuôi cha, có đồ ăn ngon cũng nhường hết cho cha, kể cả phải đổi cả tính mạng lấy 300 thạch gạo để mắt cha có

thể sáng lại cô cũng không từ. Có thể nói, chữ Hiếu mà tác giả dân gian xây dựng

cho Thẩm Thanh đã giúp tác phẩm này còn được lưu truyền mãi theo thời gian. Sự

hi sinh của nàng không chỉ làm cha của mình sáng mắt mà kể cả những người mù

trong xã hội đều được sáng mắt. Đó là một sự đền đáp chính đáng cho sự hi sinh

Những người phụ nữ trong giai đoạn này cho dù thân phận giàu hay nghèo thì đều được miêu tả như những mĩ nhân, có một sắc đẹp tuyệt trần và thường có trái tim yêu thương hết mực. Nàng Thẩm Thanh được miêu tả trong câu chuyện mặc dù

mồ côi mẹ từ nhỏ không ai chăm sóc nhưng sắc đẹp của nàng có thể ví như chim sa

cá lặn “dáng điệu của nàng như những thiếu nữ tắm bên dòng suối trong, gương mặt khả ái của nàng được ánh trăng chiếu sáng, ánh mắt của nàng như ánh sao mai trên bầu trời trong trẻo ban mai, hai gò má xinh xắn như đoá hoa phù dung mới nở trên sườn đồi cuối mùa xuân, đôi lông mày như mặt trăng đầu tháng, mái tóc bồng bềnh như nhành hoa lan non, tóc mai như đôi cánh ve sầu, nụ cười của nàng như đoá hoa mẫu đơn vừa nở sau một ngày đêm trời mưa để lộ hàm răng trắng muốt, giọng nói như chim sơn ca.”[10,366-367] Sắc đẹp của nàng khiến cho người đối

diện không thể không đem lòng yêu mến. Nhưng không vì thế mà nàng sinh kiêu

căng, hợm hĩnh. Nàng không quản ngại khó khăn để chăm sóc cho người cha mù

loà của mình, và người con hiếu thảo ấy ngày đêm phụng dưỡng cha không một lời

oán than.

Hay như sắc đẹp của nàng Xuân Hương dưới con mắt của công tử họ Lý vô

cùng kiều diễm “Mặt nàng mang màu trắng của con hạc giữa dòng sông xanh được

ánh trăng phản chiếu trên nền tuyết trắng. Môi nàng đỏ hồng, khi hé miệng cười để lộ ra hàm răng trắng muốt như ngọc, như sao. Nhìn lướt qua thấy nàng là vầng sắc màu lấp loá như mặt trời rọi trong sương mù. Chiếc váy màu xanh như làn sóng của Ngân Hà”3. Sắc đẹp của nàng đã làm cho chàng công tử nhà giàu khi vừa gặp

mặt lập tức đem lòng yêu say đắm. Sắc đẹp nghiêng nước đổ thành của nàng vang

xa đến độ tên quan huyện họ Biền sau khi được phong chức đã muốn có được nàng Xuân Hương hầu hạ ngay lập tức.

Vậy là sắc đẹp của những người con gái sống trong xã hội bấy giờ có khi là

đem lại cho họ tình yêu, sự quý mến nhưng cũng chính nó đã làm cho người phụ nữ

nhiều phen bất hạnh, lao đao. Tuy nhiên, những tác phẩm này đa phần còn chịu ảnh

3

hưởng của văn học dân gian, kết thúc đều có hậu nên những người con gái đẹp ấy

Một phần của tài liệu hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc qua cái nhìn của các nhà văn nữ (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)