Sau 19 năm đổi mới HTX nông nghiệp từ 1968-1986 Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú và sự nhiệt tình, hăng hái lao động của các xã viên đã thu đạt đƣợc nhiều thành tựu lớn; đƣa Vĩnh Phú trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu về năng suất sản lƣợng nông nghiệp, là tỉnh có nhiều điển hình trong xây dựng, trở thành địa điểm tham quan, nghiên cứu học tập của nhiều tỉnh khác trên toàn miền Bắc. Đây là những thành tựu rất đáng tự hào của Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phú. Tuy còn một số hạn chế nhất định, song quá trình tiến hành đổi mới quản lý HTX nông nghiệp của Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phú cũng thu đƣợc nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, là cơ sở cho quá trình quản lý HTX trong các thời kỳ sau.
Thứ nhất: Căn cứ vào thực tiễn của địa phƣơng có tƣ duy sáng tạo để thực hiện chủ trƣơng của Đảng
Quá trình chỉ đạo quản lý HTX nông nghiệp phải đƣợc thực hiện dựa trên những chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ban hành để có sự thống nhất trong cách thức, việc làm. Khi thực hiện những chủ trƣơng của Trung ƣơng phải có một tinh thần làm việc nghiêm túc trong các ban ngành ở địa phƣơng để nhận thấy đƣợc ý nghĩa, giá trị thiết thực của những chủ trƣơng Đảng đƣa ra; phải tiến hành đúng đắn không đƣợc tự ý thay đổi làm sai lệch về bản chất những chủ trƣơng đó. Tuy nhiên, trong khi quán triệt các chủ trƣơng của Đảng không đƣợc máy móc, dập khuôn nhƣ vậy sẽ không đem lại hiệu quả cao trong sản xuất. Bên cạnh việc tiếp thu những chủ trƣơng, biện pháp của Trung ƣơng, Đảng bộ Vĩnh Phú cũng phải căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phƣơng để đƣa ra đƣợc những chủ trƣơng, biện pháp đúng đắn. Đảng bộ tỉnh phải có một cách nhận thức khoa học, toàn diện về đặc
98
điểm sản xuất nông nghiệp đặc trƣng của nông thôn và các quan hệ giữa lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất, vì đây là cơ sở đầu tiên cho mọi đƣờng lối, chính sách về HTX nông nghiệp. Từ nhận thức này và dựa trên sự phân tích tình hình sản xuất nông nghiệp, đi sâu tìm hiểu cụ thể những thuận lợi, khó khăn của các HTX ở địa phƣơng, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú đã đƣa những chủ trƣơng, biện pháp cụ thể để chỉ đạo quản lý HTX nông nghiệp ở tỉnh; Có nhƣ vậy mới thấy đƣợc những đòi hỏi, những vấn đề nảy sinh của địa phƣơng để có những giải pháp, bƣớc đi cụ thể, phù hợp, đúng nơi, đúng lúc.
Với việc đi sâu tìm hiểu điều kiện sản xuất của địa phƣơng, trong quá trình điều hành công tác, cán bộ lãnh đạo đã có cơ sở để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, uốn nắn những sai lầm, lệch lạc trong việc thực hiện chủ trƣơng, chính sách. Chính nhờ có sự đi sâu tìm hiểu các mặt trong khi chỉ đạo quản lý HTX nông nghiệp nên Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú đã tránh đƣợc lối làm việc dập khuôn mô hình HTX theo kiểu quan liêu, bao cấp làm chung, hƣởng chung, gây nên nhiều tiêu cực trong các HTX nông nghiệp. Điều này đã đƣợc chứng minh qua Nghị quyết 68-NQ/TU của Ban thƣờng vụ Tỉnh ủy năm 1966 về một số vấn đề quản lý lao động nông nghiệp trong HTX hiện nay. Nghị quyết đã chỉ ra đƣợc vị trí và tình hình của lao động trong các HTX nông nghiệp của tỉnh, căn cứ vào đó để đƣa ra biện pháp sử dụng lao động một cách hợp lý. Đặc biệt, Nghị quyết đã đƣa ra hình thức khoán mới (khoán hộ) trong các HTX, với việc thực hiện hình thức khoán này đã phát huy hết khả năng lao động của ngƣời nông dân cũng nhƣ trách nhiệm của họ đối với chất lƣợng sản phẩm. Ngƣời nông dân dần khẳng định đƣợc vai trò làm chủ của mình trong các HTX, nâng cao ý thức tự chủ hơn thời gian trƣớc. Hình thức “khoán hộ” không phải là lối làm ăn cá thể mà đó là sự sáng tạo của Vĩnh Phú khi xây dựng một hình thức mới tiến bộ và khoa học hơn của lối làm ăn tập thể. “Khoán hộ” không phải là sự đảo ngƣợc các chủ trƣơng, đƣờng lối của Trung ƣơng về xây dựng mô hình làm ăn tập thể, cùng làm, cùng hƣởng mà chỉ là cách thức mới để tận dụng tối đa, hiệu sức lao động của ngƣời nông dân, nâng cao hơn tinh thần, trách nhiệm của họ. Qua đó cho thấy tính độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng bộ Vĩnh Phú trƣớc những yêu cầu
99
của tình hình mới, biết vận dụng linh hoạt chủ trƣơng của Trung ƣơng vào điều kiện cụ thể của địa phƣơng mình. Đó thực sự là sự kết hợp khéo léo giữa Trung ƣơng và địa phƣơng, giữa quyền lợi của cá nhân, tập thể và Nhà nƣớc. Đây là một bài học kinh nghiệm rất thiết thực không chỉ đối với quá trình chỉ đạo quản lý HTX nông nghiệp mà còn rất hữu ích đối với tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực khác trong xã hội.
Thứ hai: Khi tiến hành chỉ đạo quản lý các chủ trƣơng, chính sách cũng nhƣ công tác chỉ đạo phải bám sát thực tiễn lòng dân, phải xuất phát từ lợi ích của dân, do dân, vì dân, thực hiện “lấy dân làm gốc” làm động lực thúc đẩy đƣa đến các thành công.
“Lấy dân làm gốc” là một bài học kinh nghiệm đƣợc đúc kết từ lâu trong lịch sử dân tộc ta và vẫn còn nguyên giá trị trong quá trình chỉ đạo quản lý HTX nông nghiệp không chỉ ở Vĩnh Phú mà cả ở trong toàn đất nƣớc ta. Dân là gốc rễ của nƣớc, là lực lƣợng để có thể tiến hành mọi công tác, việc làm, vì vậy, khi đƣa ra các chủ trƣơng, biện pháp phải bám sát thực tiễn lòng dân, phải xuất phát từ lợi ích của dân. Quyền làm chủ của nhân dân phải đƣợc phát huy, tôn trọng. Dân chủ phải đi đôi với kỷ luật, quyền hạn và lợi ích phải đi đôi với trách nhiệm và nghĩa vụ. Mỗi ngƣời dân đều phải làm chủ lao động của mình, làm việc có kỷ luật với năng suất và hiệu quả cao. Thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động thực chất là tôn trọng con ngƣời, phát huy sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân, hƣớng sự sáng tạo đó vào quá trình xây dựng kinh tế, xã hội. Khi biết bám sát vào thực tiễn lòng dân, xuất phát từ lợi ích của dân, do dân và vì dân thì các chủ trƣơng, biện pháp của Tỉnh ủy đƣa ra sẽ nhanh chóng đƣợc nhân dân hƣởng ứng, tham gia nhiệt tình, hiệu quả lao động, sản xuất sẽ đƣợc nâng cao. Chính vì vậy, trong quá trình chỉ đạo quản lý HTX nông nghiệp, Tỉnh ủy cũng phải vận dụng kinh nghiệm này để đạt đƣợc tính hiệu quả cao, thu hút đƣợc nhiều nông dân tham gia và đóng góp công sức vào HTX.
Thông qua các nghị quyết, thông tƣ đã ban hành của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú đã thể hiện đƣợc tƣ tƣởng lấy dân làm gốc, luôn bám sát vào thực tiễn lòng dân để đƣa ra các chủ trƣơng, biện pháp đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của ngƣời nông dân. Để thực hiện đƣợc điều này, Đảng bộ tỉnh đã tổ chức các cuộc họp kiểm
100
điểm, đánh giá những ƣu điểm, khuyết điểm, rút ra bài học trong quá trình xây dựng HTX. Qua việc tổ chức các cuộc họp là hình thức thực tiễn để Đảng bộ tỉnh lắng nghe, tiếp thu ý kiến của quần chúng nhân dân, phát huy trí tuệ tập thể, mở rộng quyền dân chủ, mọi ý kiến đóng góp cũng nhƣ thiếu sót đều đƣợc trình bày, thảo luận trong cuộc họp, từ đó đi đến sự thống nhất chung giữa cán bộ và xã viên trong HTX. Đặc biệt, thông qua việc đề ra Nghị quyết 68-NQ/TU của Ban thƣờng vụ Tỉnh ủy năm 1966 về một số vấn đề quản lý lao động nông nghiệp trong HTX hiện nay là minh chứng thể hiện rõ tƣ tƣởng này của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc.
Xuất phát từ lợi ích của dân, vì dân mà phục vụ, vì vậy, “khoán hộ” đã ra đời và đạt đƣợc nhiều thành tựu. Với khẩu hiệu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, tôn trọng, đảm bảo quyền lợi của nhân dân, “khoán hộ” chính là sự kết hợp giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, sớm chỉ ra cho dân thấy khoán trƣớc hết là phục vụ quyền lợi của chính họ để từ đó thúc đẩy và phát huy tinh thần trách nhiệm, quyền làm chủ tập thể của dân, xây dựng các HTX vững mạnh. “Khoán hộ” thực sự là hình thức xuất phát từ nhu cầu thiết yếu của ngƣời dân mà có, rồi chính ngƣời dân lại thực hiện và nghiệm thu kết quả, thực hiện đúng đƣợc nguyên tắc làm nhiều hƣởng nhiều, làm ít hƣởng ít. Mọi chế độ khen thƣởng cũng nhƣ sự thay đổi mức khoán đều dựa trên thực tiễn và phù hợp với khả năng của ngƣời nông dân, “khoán hộ” trở thành hình thức gắn bó mật thiết trong cuộc sống của ngƣời dân. Sau một thời gian ngắn “khoán hộ” đƣợc thực hiện ở Vĩnh Phúc thì Trung ƣơng Đảng đã ra chỉ thị dừng lại do lo sợ khoán hộ sẽ làm đảo lộn về xã hội nông thôn, thế nhƣng hình thức khoán đã không đã không hề bị tắt đi, trái lại vẫn đƣợc nhân dân ngấm ngầm thực hiện. Mặc dù Trung ƣơng đã ban hành các Nghị quyết chấn chỉnh công tác khoán, tổ chức những đội chống khoán đi về tận các địa phƣơng của tỉnh nhƣng trong thực tế thì “khoán hộ” vẫn không mất đi. Khoán vẫn là mạch nƣớc ngầm mạnh mẽ lan ra nhiều nơi không chỉ ở Vĩnh Phú mà còn ở nhiều tỉnh khác nhƣ: Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh…và thu đƣợc nhiều kết quả đáng mừng. Sức tồn tại mạnh mẽ của “khoán hộ” có đƣợc là do xuất phát từ chính nguyện vọng của ngƣời nông dân, đã thu hút đƣợc sự quan tâm, ủng hộ từ nông dân vì vậy mặc
101
dù bị cấm đoán gay gắt nhƣng “khoán hộ” vẫn tiếp tục đƣợc phát triển ở nhiều nơi. Sự ra đời của Chỉ thị 100 của Ban bí thƣ Trung ƣơng Đảng (1981) là kết quả của một quá trình trăn trở tìm tòi và tổng kết của Đảng về kinh nghiệm, thực tiễn và sáng tạo của quần chúng, mà trong đó sự sáng tạo của lãnh đạo tỉnh và nhân dân Vĩnh Phú đã góp phần đóng góp không nhỏ. Đặc biệt là Chỉ thị 10 của Ban bí thƣ Trung ƣơng Đảng (1988) là bƣớc kế thừa và phát triển một cách hoàn thiện về khoán trong nông nghiệp, là mốc son đánh dấu một giai đoạn mới của đất nƣớc - giai đoạn đổi mới toàn diện và sâu sắc trong nông nghiệp nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung. Nghị quyết 68-NQ/TU của Ban thƣờng vụ Tỉnh ủy năm 1966 đến khoán lúa năm 1980 đạt đƣợc kết quả này là do khi tiến hành xây dựng các chủ trƣơng, chính sách cũng nhƣ công tác chỉ đạo đãi bám sát thực tiễn lòng dân, đã xuất phát từ lợi ích của dân, do dân, vì dân, thực hiện “lấy dân làm gốc” làm động lực thúc đẩy đƣa đến các thành công. Các chủ trƣơng về đổi mới quản lý HTX nông nghiệp của Tỉnh ủy Vĩnh Phú cũng đã phản ánh đƣợc phần nào thực tế của hình thức tổ chức HTX nông nghiệp cũng nhƣ bộ mặt nông thôn Vĩnh Phúc trong 19 năm qua. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú đã kế thừa một cách sáng tạo quan điểm lấy dân làm gốc của ông cha ngày xƣa, ngày nay khi tiến hành chỉ đạo quản lý HTX kiểu mới thì bài học kinh nghiệm này vẫn là bài học hết sức quan trọng và quý báu.
Thứ ba: Phải không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công tác tổ chức, cải thiện cơ sở vật chất - kỹ thuật trong các HTX nông nghiệp, nâng cao trình độ giác ngộ CNXH của nông dân.
Quy mô HTX nông nghiệp ngày càng mở rộng thì yêu cầu chất lƣợng trong các HTX ngày càng phải chú trọng nâng cao hơn nữa. Ban đầu chỉ mới là các tổ đổi công giản đơn đến HTX nông nghiệp bậc thấp rồi đến HTX nông nghiệp bậc cao, xây dựng HTX với quy lớn tiến lên sản xuất lớn XHCN mỗi một bƣớc đi trong chỉ đạo quản lý HTX lại có sự đỏi hỏi ngày càng cao hơn trong công tác tổ chức và quản lý. Vì vậy, Đảng bộ tỉnh cần có những biện pháp kịp thời để giải quyết những yêu cầu ngày càng cao trong các HTX nông nghiệp, đây là cơ sở hình thành nên kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo quản lý HTX của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú.
102
Vấn đề quan tâm đầu tiên đó là việc không ngừng phải nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, những ngƣời trực tiếp điều hành HTX thông qua hình thức ban quản trị, ban chủ nhiệm, họ là những ngƣời trực tiếp tiếp nhận, là ngƣời tuyên truyền, là lực lƣợng quan trọng thi hành, thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng bộ tỉnh đã ban hành đến từng xã viên trong các HTX. Khi quy mô HTX nông nghiệp ngày càng đƣợc mở rộng, các công tác trong một HTX ngày càng nhiều thì đội ngũ cán bộ cũng cần đƣợc bổ sung thêm đồng thời đội ngũ cán bộ cũng cần nâng cao trình độ của mình hơn trƣớc. Thực hiện điều này để xóa dần đi một số bộ phận cán bộ non kém không đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng phức tạp trong các HTX. HTX nông nghiệp ngày càng mở rộng, các công việc cũng thêm đa dạng, phức tạp đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có trình độ quản lý cao, nhạy bén, linh hoạt, nhiệt tình trong công việc. Việc tổ chức các lớp bồi dƣỡng, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ là việc làm cần thiết và phải đƣợc tổ chức thƣờng xuyên để đáp ứng những yêu cầu mới trong các HTX. Lực lƣợng nông dân trong các HTX đóng vai trò nòng cốt vì vậy phải không ngừng động viên, nâng cao ý thức của lực lƣợng này. Đảng bộ tỉnh cần kết hợp với đội ngũ cán bộ trong HTX nâng cao trình độ giác ngộ XHCN làm tăng ý thức làm chủ của xã viên, xóa dần tƣ tƣởng chân trong, chân ngoài vẫn còn. Tinh thần tập thể, đoàn kết, hăng hái lao động, ý thức cần kiệm xây dựng HTX của xã viên phải đƣợc nâng cao, tạo nên sức mạnh cho HTX phát triển.
Đảng bộ tỉnh cũng phải chú trọng tới việc đƣa ra các hình thức tổ chức quản lý cho phù hợp với điều kiện của từng địa phƣơng, phải có phƣơng hƣớng sản xuất, phân công lao động và phân phối sản phẩm cụ thể. Đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, công bằng có nhƣ vậy mới tận dụng tối đa sức lao động của xã viên, tránh đƣợc tình trạng quan liêu, tham ô, lãng phí trong trong HTX nông nghiệp. Do nền nông nghiệp còn nhỏ bé, kỹ thuật thô sơ, lạc hậu cho nên các HTX phải tiến hành cải tiến nông cụ, cơ sở vật chất - kỹ thuật, mua mới các thiết bị thiết yếu để có thể giảm hao phí sức lao động, tiết kiệm thời gian mà vẫn đạt năng suất cao trong lao động.
Thứ tƣ: Quá trình đổi mới quản lý HTX nông nghiệp phải có kế hoạch xây dựng các ngành, nghề phụ nhằm củng cố và thúc đẩy sự phát triển của các HTX.
103
Sự phát triển của các ngành nghề phục vụ HTX nông nghiệp là việc làm hết sức cần thiết, vì những ngành nghề này giúp cho quá trình lƣu thông, phân phối sản phẩm làm ra trong HTX đƣợc thuận lợi hơn. Ban nông nghiệp và HTX sản xuất nông nghiệp giúp Tỉnh ủy hƣớng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc chỉ đạo và củng cố trong các HTX; Bồi dƣỡng cán bộ, nghiên cứu tổng kết, chỉ đạo điển hình rút kinh nghiệm và phối hợp các ngành có liên quan để phát triển HTX Ty nông nghiệp có nhiệm vụ xây dựng quy trình sản xuất, tiêu chuẩn kỹ thuật cho các loại