Quá trình thực hiện khoán sản phẩm trong HTX nông nghiệp (1980-

Một phần của tài liệu sự chỉ đại đổi mới quản lý hợp tác xã nông nghiệp của đảng bộ tỉnh vĩnh phúc từ 1968 1986 (Trang 72)

1986)

Kết quả đạt đƣợc về sản xuất kinh doanh những năm 1977-1979, cho thấy sức sản xuất đang có xu thế phát triển, bƣớc đầu khai thác tiềm năng, đất đai, lao động có hiệu quả. Tuy nhiên, phong trào hợp tác hóa vẫn còn tồn tại, trong đó, tồn tại lớn nhất là trình độ cán bộ thấp kém, không ổn định. Chế độ quản lý chƣa có tính hệ thống và đồng bộ, hệ thống bộ máy quản lý chƣa chặt chẽ và thông suốt từ trên xuống cơ sở. Một số HTX chƣa thật ổn định về tổ chức và phƣơng hƣớng sản xuất. Trƣớc tình hình đó, ngày 10-3-1980, Tỉnh ủy Vĩnh Phú ra đề án “Cải tiến và tăng cường công tác quản lý HTX nông nghiệp” với nội dung sau:

Tổ chức lại sản xuất và phân công lao động:

1- Tổ chức lại sản xuất thông qua thực hiện hoàn chỉnh và nâng cao chất lƣợng cuộc vận động tổ chức lại sản xuất với điều kiện kinh tế tự nhiên, tiềm năng đất đai, lao động để từng bƣớc mở rộng vùng sản xuất tập trung chuyên canh, thâm canh gắn với địa bàn theo hƣớng sản xuất XHCN; chấn chỉnh phƣơng hƣớng sản xuất, xác định hợp lý cơ cấu cây trồng, xây dựng quy trình sản xuất, tiêu chuẩn kỹ thuật, phân công lại lao động, củng cố và kiện toàn bộ máy quản lý cho phù hợp.

2-Phân công lại lao động với việc đi vào củng cố, tổ chức quản lý lực lƣợng, quỹ ngày công và thời gian lao động, sử dụng lao động có kế hoạch và định mức kinh tế, kỹ thuật. Tùy theo quy mô sản xuất kinh doanh và cơ cấu kinh tế của từng HTX mà phân công và tổ chức lại lao động cho thích hợp.

Về công tác quản lý kinh doanh:

1- Công tác kế hoạch HTX cần coi kế hoạch là công cụ để quản lý HTX theo nguyên tắc tập trung dân chủ; xây dựng đƣợc kế hoạch sử dụng đất đai, sản xuất, kỹ thuật, tài chính, lao động, vật tƣ, giá thành đến lƣu thông phân phối hàng năm. Kế hoạch lao động phải tính toán sử dụng đúng nghĩa vụ ngày công đảm bảo cân đối giữa khả năng lao động và nhu cầu phát triển sản xuất trên cơ sở định mức kinh tế, kỹ thuật.

69

2-Chế độ khoán và thưởng phạt: tùy theo trình độ tổ chức quản lý kinh doanh của HTX, tính chất sản xuất để áp dụng chế độ khoán cho phù hợp; tăng cƣờng trách nhiệm đối với sản phẩm cuối cùng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Công tác phân phối thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động kết hợp với tăng cƣờng phúc lợi tập thể, đảm bảo mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng; kết hợp giữa phân phối giá trị và hiện vật, dân chủ và công khai, phát huy quyền làm chủ tập thể của quần chúng, tăng cƣờng hạch toán kinh tế, đảm bảo giá trị ngày công theo kế hoạch. HTX căn cứ vào kế hoạch sản xuất, tài chính mà lập kế hoạch thu nhập phân phối về giá trị và hiện vật.

Ngày 24-9-1980, Tỉnh ủy tiếp tục đề ra Thông tri “Về việc củng cố HTX sản xuất nông nghiệp” trên một số vấn đề: Chia nhỏ các HTX quá lớn vƣợt quá khả năng quản lý; coi trọng chấn chỉnh công tác quản lý ruộng đất từ đó xây dựng cơ cấu gieo trồng, thực hiện chế độ khoán; mở thí điểm khoán cây lúa gắn trách nhiệm ngƣời lao động tới sản phẩm cuối cùng là vấn đề mới đòi hỏi cán bộ quản lý HTX ,nhất là ở cấp đội sản xuất phải nâng cao trình độ quản lý điều hành.

Việc làm thử chế độ tổ chức lao động và khoán cây lúa nhiều khâu công việc gắn với sản phẩm cuối cùng cho xã viên ở một số HTX (Đồng Văn, Thổ Tang, Vĩnh Lạc) bƣớc đầu thu đƣợc kết quả tốt. Trên cơ sở đó, ngày 15-11-1980, Tỉnh ủy tiếp tục đề ra “Kế hoạchTổ chức lao động và khoán sản xuất lúa” với các vấn đề cụ thể: Về tổ chức lao động và khoán sản xuất cây lúa theo hƣớng khoán nhiều khâu công việc dài ngày gắn với sản phẩm cuối cùng cho xã viên phải đảm bảo bốn nguyên tắc:

Thứ nhất là phải phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật từng cây, con, kết hợp chặt chẽ giữa quản lý và kỹ thuật; giữ vững và mở rộng vùng sản xuất tập trung, tăng cƣờng cơ sở vật chất, kỹ thuật, áp dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả.

Thứ hai là HTX phải nắm vững tƣ liệu sản xuất cơ bản, quản lý và sử dụng tốt nhất vật tƣ, kỹ thuật chủ yếu; nắm chắc sản phẩm cuối cùng để thống nhất kinh doanh, thống nhất phân phối trên phạm vi HTX và thực hiện phân phối theo lao động.

70

Thứ ba là phát huy sức mạnh tổng hợp lực lƣợng, sản xuất để tập thể hóa và năng lực lao động, cùng với kinh nghiệm canh tác của xã viên vào khai thác tiềm năng đất đai và tăng năng suất lao động đem lại hiệu quả cao.

Thứ tư là kết hợp chặt chẽ và giải quyết đúng đắn trách nhiệm và lợi ích của HTX, đội sản xuất và ngƣời lao động; đảm bảo không ngừng tăng cƣờng kinh tế tập thể, tăng tích lũy và cơ sở vật chất, kỹ thuật, khuyến khích ngƣời lao động siêng năng, đảm bảo ý thức làm chủ tập thể, làm cho xã viên gắn bó với kinh tế tập thể.

Phƣơng pháp tổ chức lao động và khoán cây lúa:

Phương pháp thứ nhất là đội sản xuất nhận khoán với HTX trên cơ sở kế hoạch khoán đội tổ chức sản xuất, phân công lao động làm từng khâu công việc, thanh toán công điểm theo định mức, cả đội chịu trách nhiệm về sản phẩm cuối cùng; cần phải cải tiến và nâng cao theo hƣớng khoán sản lƣợng, thƣởng phạt trực tiếp bằng sản phẩm, thƣởng phạt từ 70-80% hiện vật. Sau khi gieo cấy có thể giao khoán cho xã viên chăm sóc nhiều khâu, lúc thu hoạch đánh giá năng suất và thƣởng khuyến khích cho những xã viên chăm sóc tốt bằng hiện vật.

Phương pháp thứ hai là đội nhận khoán của HTX, đội tổ chức lao động và khoán nhiều khâu công việc gắn với sản phẩm cuối cùng cho từng xã viên hay nhân viên xã.

Nội dung quá trình tổ chức lao động và khoán sản xuất cây lúa một số khâu công việc, gắn trách nhiệm với sản phẩm cuối cùng đối với xã viên hoặc từng nhóm xã viên có nguyên tắc cao, nội dung sâu sắc, tính toán chặt chẽ trên từng thửa ruộng, gắn với xã viên theo các bƣớc công tác:

Bước một: chuẩn bị gồm các khâu công việc nhƣ tổ chức học tập và huấn luyện cho các ban ngành, thành lập hội đồng khoán, tiến hành khảo sát ruộng đất, điều tra khả năng lao động, công cụ sức kéo; xây dựng chế độ canh tác và công thức gieo trồng đối với từng vùng sản xuất; xây dựng chế độ quản lý và sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức thảo luận kế hoạch giao khoán cho các đội sản xuất.

Bước hai: giao khoán gồm các khâu công việc nhƣ lập kế hoạch giao khoán cho các đội về diện tích, năng suất, sản lƣợng, công điểm, chi phí theo định mức đối với từng loại, từng hạng ruộng; xây dựng định mức khoán về năng suất, sản lƣợng,

71

công điểm cho các khâu làm đất, gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch từng thủa ruộng; tổ chức cho xã viên thảo luận kế hoạch khoán, cụ thể theo định mức kinh tế, kỹ thuật đã dự kiến, thiết kế vào từng thủa ruộng và thông qua xã viên quyết định mức khoán chính thức trên toàn bộ diện tích của đội đã nhận khoán với HTX. Phân nhóm lao động, ghép diện tích, lập phiếu khoán phân phối, phiếu khoán theo nhóm xã viên; tổ chức ký kết hợp đồng giao khoán, cam kết trách nhiệm, giao nộp sản phẩm giữa đội sản xuất và từng hộ xã viên hoặc từng nhóm xã viên.

Bước ba: tổ chức phân định trách nhiệm thực hiện kế hoạch khoán với việc HTX và Ban quản trị phải đảm bảo vùng sản xuất tập trung chuyên canh, cơ cấu giống, thời vụ gieo trồng tùy từng thửa ruộng; tổ chức làm đất, cung cấp đủ số lƣợng và chất lƣợng giống; tổ chức củng cố thủy nông, chăm lo xây dựng cơ sở vật chất. Đội sản xuất đảm bảo quy trình sản xuất, tiêu chuẩn kỹ thuật, tổ chức nhóm chuyên môn, tổ chức thu hoạch, thanh toán khoán và thƣởng phạt đối với HTX và xã viên làm tốt những công việc đƣợc giao.

Bước bốn: tổng kết khoán cần tổng hợp phƣơng án thu hoạch, phân phối đánh giá kết quả, thanh toán khoán và xét thƣởng phạt.

Thực hiện các Nghị quyết của Tỉnh ủy trong năm qua phong trào xây dựng HTX và sản xuất nông nghiệp đã đạt kết quả tốt. Đến năm 1980, toàn tỉnh Vĩnh Phú còn 400 HTX. Tổng diện tích gieo trồng cây lƣơng thực năm 1980 là 9,2 vạn ha, chiếm 57,4% tổng diện tích gieo trồng toàn tỉnh. Tổng sản lƣợng lƣơng thực quy ra thóc toàn tỉnh bình quân đạt 313 ngàn tấn. [2, tr.120]

Tiếp tục thực hiện cơ chế quản lý mới, ngày 18-9-1981, Tỉnh ủy Vĩnh Phú đề ra “Phương hướng, nhiệm vụ tiếp tục chỉ đạo thực hiện khoán sản phẩm trong HTX nông nghiệp” với hai nội dung chính:

Thực hiện mở rộng và hoàn chỉnh hình thức khoán sản phẩm gắn với việc tổ chức lại sản xuất, cải tiến và tăng cƣờng quản lý HTX kết hợp với việc tăng cƣờng và xây dựng cấp huyện phải nhanh chóng mở rộng hình thức khoán sản phẩm với những yêu cầu sau: Mở rộng khoán sản phẩm ở tất cả các HTX trong tỉnh, nhất là đồng bằng và trung du; thực hiện khoán sản phẩm đồng bộ ở tất cả các cây con,

72

ngành nghề trong HTX nhằm giải quyết mối quan hệ kinh tế và đảm bảo cho sản xuất của HTX phát triển toàn diện, đồng đều, phát huy thế mạnh của toàn tỉnh, từng địa phƣơng và cơ sở; gắn việc chỉ đạo thực hiện khoán sản phẩm với việc tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý HTX.

Từ yêu cầu trên cần làm tốt những nhiệm vụ cụ thể: Khoán sản phẩm phải gắn liền với việc xác định, bổ sung hoàn chỉnh phƣơng hƣớng sản xuất và cơ cấu sản xuất hợp lý; tăng cƣờng chế độ sở hữu tập thể về đất đai, sức kéo và những tƣ liệu sản xuất chủ yếu khác trong từng HTX; cải tiến và nâng cao công tác kế hoạch trong HTX; tăng cƣờng cơ sở vật chất kỹ thuật trong các HTX và đẩy mạnh việc thực hiện tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

Muốn nâng cao chất lƣợng của hình thức khoán sản phẩm phải giải quyết tốt vấn đề nhận thức để có tƣ tƣởng chỉ đạo đúng và có biện pháp chỉ đạo kịp thời; làm tốt công tác chuẩn bị khi khoán sản phẩm cần xác định rõ mức khoán, chi phí vật chất, kỹ thuật, hao phí lao động, xác định rõ đối tƣợng nhận khoán sản phẩm, tổ chức tốt việc giao khoán giữa HTX với đội, đội với ngƣời lao động; phải tổ chức điều hành các khâu công việc trong quá trình sản xuất nhƣ phân công lao động, phân định rõ trách nhiệm thực hiện ở các công việc trong quá trình sản xuất của ban quản trị HTX, đội sản xuất và ngƣời lao động; tiến hành thanh toán và thƣởng phạt đúng quy định và kịp thời.

Vụ Đông Xuân năm 1980-1981, 303/488 HTX nông nghiệp trong toàn tỉnh đã thực hiện khoán sản phẩm cây lúa đến ngƣời lao động. Huyện trọng điểm lúa Vĩnh Lạc có 38/45 HTX đã thực hiện khoán, trong số đó có 37.415 hộ nhận khoán (95% số hộ) và 48.920 lao động (80% số lao động) nhận khoán, tới 95,7% diện tích cây lúa đƣợc nhận khoán. Tháng 6-1981, Ban nông nghiệp Trung ƣơng cùng Tỉnh ủy kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 100-CT/TW tại huyện Vĩnh Lạc. Thực tế tìm hiểu kết quả thực hiện khoán sản phẩm ở các HTX Tuân Chính, Chấn Hƣng, Vũ Di và huyện Lập Thạch cho thấy việc thực hiện khoán sản phẩm có nhiều mặt tích cực, nhƣng còn nhiều vấn đề phức tạp. Trong số 303 HTX toàn tỉnh thực hiện khoán, có 40% đạt yêu cầu, tức HTX điều hành đƣợc 5 khâu, 40% HTX chỉ điều hành đƣợc

73

3,4 khâu, 20% số HTX đạt yêu cầu thấp trong đó 12% khoán trắng. Riêng huyện Lập Thạch 25/38 HTX (65%) trƣợt sang khoán trắng. [5, tr.481-482].

Nhìn chung trong quá trình thực hiện khoán, vai trò của HTX chỉ còn ở một số khâu nhất định, hộ xã viên ngày càng trở thành đơn vị sản xuất tự chủ. Từ thực tế khoán sản phẩm, Tỉnh ủy rút ra những kiến nghị lên Trung ƣơng về tuyên truyền cả mặt tích cực, mặt hạn chế của chủ trƣơng khoán, về chính sách thƣởng phạt trong khoán sản phẩm và vấn đề đảm bảo cung cấp vật tƣ cho sản xuất nông nghiệp. Vụ mùa năm 1981, số HTX áp dụng phƣơng thức khoán mới đã tăng lên 80%. Ngoài sản phẩm cây lúa, nhiều HTX còn khoán các loại cây công nghiệp, cây màu, khoán chăn nuôi…Chính sách khoán sản phẩm đến nhóm và ngƣời lao động đã thổi một luồng gió mới vào sản xuất nông nghiệp của tỉnh bởi nó gắn trách nhiệm của ngƣời lao động, của hộ xã viên với sản xuất. Cán bộ, đảng viên và quần chúng xã viên hăng hái nhận khoán, thi đua lao động sản xuất. Năm 1981, diện tích gieo trồng các loại cây lúa, cây công nghiệp, cây hoa màu đều tăng hơn so với năm 1980, sản lƣợng lƣơng thực quy ra thóc đạt 317.700 tấn.

Đầu năm 1982, Tỉnh ủy tổ chức hội nghị sơ kết một năm thực hiện Chỉ thị 100-CT/TW, hội nghị đánh giá:

Cơ chế khoán sản phẩm đã mang lại sức sống mới cho nền sản xuất vốn đang trì trệ. Hầu hết các hộ xã viên nhận khoán, thi đua vƣợt khoán, phát huy tinh thần trách nhiệm trong sản xuất, các hộ nhận khoán đều đạt và vƣợt mức khoán. Khoán mới cho thấy tính tích cực, đúng hƣớng, tác dụng phát triển sản xuất. [5, tr.483]

Thực hiện chỉ thị của Tỉnh ủy, năm 1982 - năm thứ hai thực hiện cơ chế khoán mới theo Chỉ thị 100, sản xuất nông nghiệp của tỉnh tiếp tục phát triển. Sản lƣợng lƣơng thực quy thóc đạt 353.000 tấn; sản lƣợng cây công nghiệp đều tăng so với năm 1981; chăn nuôi tiếp tục phát triển, nhất là ở các hộ xã viên.

Từ ngày 17 đến ngày 22-1-1983, tại thành phố Việt Trì, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ V. Đại hội đã kiểm điểm hoạt động lãnh đạo trong những năm 1979-1982, đề ra nhiệm vụ chủ yếu về kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kỳ 1981-1985, trong đó tập trung sức phát triển sản xuất nông nghiệp, coi sản xuất lƣơng thực, thực phẩm là nhiệm vụ hàng đầu. Ngày 30-5-1983, Tỉnh ủy ra

74

Nghị quyết “Tiếp tục hoàn chỉnh nâng cao và đẩy mạnh thực hiện chế độ quản lý mới trong HTX nông nghiệp” đề ra những mục đích, nguyên tắc và những biện pháp cụ thể trong thực hiện khoán sản phẩm đến nhóm và ngƣời lao động đối với các loại cây trồng, chăn nuôi và ngành nghề trong các HTX nông nghiệp; xác định rõ trách nhiệm của HTX về quản lý tƣ liệu sản xuất, về đảm bảo các khâu trong sản xuất, xây dựng định mức khoán, chế độ thƣởng phạt…để khuyến khích ngƣời lao động nhận khoán và vƣợt khoán. Nghị quyết nhấn mạnh khoán sản phẩm là vấn đề lớn, rất quan trọng, đòi hỏi sự phối hợp giữa các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể để có thể đem lại sự phát triển thực sự cho sản xuất.

Dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Ban quản lý HTX nông nghiệp tập trung chỉ đạo thực hiện các chủ trƣơng phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy vào việc sản xuất, quản lý và củng cố quan hệ sản xuất đã đạt kết quả về các mặt. Sản xuất nông nghiệp năm 1983 đạt đƣợc những kết quả toàn diện cả về diện tích, năng suất. Sản lƣợng lƣơng thực 365.000 tấn, trong đó sản

Một phần của tài liệu sự chỉ đại đổi mới quản lý hợp tác xã nông nghiệp của đảng bộ tỉnh vĩnh phúc từ 1968 1986 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)