Từ cuối năm 1976, những tƣ tƣởng chỉ đạo về tổ chức lại sản xuất, đƣa nông nghiệp tiến lên sản xuất lớn XHCN của Đại hội IV tiếp tục đƣợc cụ thể hóa trong các Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng 2,5,6 khóa IV, trong Chỉ thị xây dựng cấp huyện ngày 24-1-1978, trong các Nghị quyết của Bộ Chính trị ngày 19-9-1978 và ngày 1-9-1980. Trong giai đoạn này, tƣ tƣởng chỉ đạo của Đảng về tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý nông nghiệp có một số quan điểm nổi bật:
Về tổ chức lại sản xuất trƣớc hết là nắm lại tƣ liệu sản xuất, đặc biệt là ruộng đất. Về cải tiến quản lý cần tổ chức lao động theo hƣớng tập trung, chuyên môn hóa. Về tổ chức và quản lý nông nghiệp trên địa bàn huyện phải gắn liền với tổ chức lại sản xuất trong từng HTX với việc tổ chức sản xuất và quản lý trên phạm vi huyện.
Trƣớc những diễn biến phức tạp trong bƣớc đầu tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam, ngày 14-4-1978, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị 43-CT/TW
“Về việc nắm vững và đẩy mạnh công tác cải tạo nông nghiệp miền Nam” nêu rõ “Cải tạo XHCN đối với nông nghiệp ở miền Nam nhằm xoá bỏ bóc lột ở nông thôn, đưa nông dân đi vào con đường hợp tác hoá nông nghiệp, đi lên CNXH” [32, tr.183]. Chỉ thị cũng đề ra nguyên tắc hợp tác hoá nông nghiệp ở miền Nam nói chung phải đi từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, thích hợp với từng vùng, bảo đảm nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, quản lý dân chủ và phải phát huy quyền làm chủ tập thể của nông dân lao động. Trên cơ sở đánh giá tình hình nông thôn miền Nam, qua cuộc điều tra của Ban cải tạo nông nghiệp và phân tích kết quả vận động nông dân miền Nam vào con đƣờng làm ăn tập thể, ngày 15-11-1978, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị 57-CT/TW “Về việc xóa bỏ các hình thức bóc lột phong kiến, thật sự phát huy quyền làm chủ tập thể của nông dân lao động, đẩy mạnh công tác cải tạo XHCN đối với nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam”. Chỉ thị nêu nhiệm vụ:
49
Phải tiếp tục tiến hành cách mạng ở nông thôn, kiên quyết xoá bỏ bóc lột của phú nông và tƣ sản nông thôn, triệt để xoá bỏ tàn dƣ bóc lột của địa chủ phong kiến; thật sự phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động; đẩy mạnh công tác cải tạo XHCN đối với nông nghiệp, mở rộng xây dựng các tập đoàn sản xuất, làm thí điểm và từng bƣớc mở rộng xây dựng HTX sản xuất nông nghiệp. [32, tr.468]
Từ cuối năm 1978 đến cuối năm 1980, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp theo tƣ tƣởng chỉ đạo của Đảng đã đƣợc đẩy mạnh ở các tỉnh phía Nam. Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đến đầu năm 1979 căn bản hoàn thành việc đƣa nông dân vào làm ăn tập thể dƣới hai hình thức HTX và tập đoàn sản xuất. Tháng 6-1979, Ban cải tạo nông nghiệp miền Nam đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào hợp tác hóa nông nghiệp các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, hội nghị đánh dấu bƣớc hoàn thành về cơ bản của phong trào hợp tác hóa trên địa bàn.
Những năm 1976-1980, trong khi ở miền Bắc mô hình HTX nông nghiệp theo kiểu tập trung quy mô lớn đã phát triển đến mức cao nhất và lâm vào tình trạng khủng hoảng, thì mô hình đó lại đƣợc đem áp dụng vào các tỉnh phía Nam nơi có điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều khác biệt so với miền Bắc. Nếu nhƣ các khuyết tật của HTX - tập thể hóa ở miền Bắc bộc lộ từ từ, ngày một trầm trọng trong khoảng thời gian dài gần 20 năm, thì ở miền Nam chỉ trong vòng 5 năm, những hạn chế yếu kém đã mau chóng bộc lộ. Mô hình HTX áp dụng ở miền Nam là hình mẫu HTX miền Bắc vào thời điểm suy thoái chứa đầy bệnh tật. Điều kiện kinh tế - xã hội khác biệt ở miền Nam cũng làm cho mô hình HTX tập thể hóa vốn đã lỗi thời càng mau chóng phân rã hơn. Nhìn chung trên phạm vi cả nƣớc, từ 1976-1980 đầu tƣ của nhà nƣớc cho nông nghiệp không ngừng tăng lên, nhƣng năng suất, sản lƣợng lƣơng thực giảm đến mức thấp nhất. Nhà nƣớc trong điều kiện vốn ít đã phải nhập khẩu lƣơng thực ngày càng nhiều. Sự khủng hoảng không chỉ diễn ra trong các HTX nông nghiệp mà ảnh hƣởng đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế quốc dân. Thực tiễn đòi hỏi nông nghiệp phải có một hƣớng đi mới.
50
Phong trào hợp tác hóa nông nghiệp lâm vào tình trạng bế tắc cùng với khó khăn thời hậu chiến ngày càng tác động mạnh lên đời sống kinh tế - xã hội. Các khoản viện trợ dần bị cắt giảm, nguồn dự trữ cả hai miền cạn kiệt, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp bộc lộ nhƣợc điểm, chiến tranh biên giới, thiên tai càng làm khó khăn thêm chồng chất. Trƣớc tình thế đó, một số địa phƣơng, cơ sở tổ chức đảng và quần chúng đã tự phát tìm kiếm lối thoát. Từ đầu năm 1975, ở một số nơi đã xuất hiện hình thức khoán đến hộ gia đình, cho xã viên mƣợn đất, khuyến khích xã viên khai hoang, phục hóa đất đai. “Hình thức khoán hộ từ Đồ Sơn (Hải Phòng), Vĩnh Lạc (Vĩnh Phú)...rồi lan dần ra nhiều địa phương với mức độ khác nhau. “Có nơi HTX thầm lặng tiến hành “khoán chui”, có nơi cấp ủy địa phương bật đèn xanh cho dân làm thử, có nơi cấp ủy chủ động ra nghị quyết để chỉ đạo các cơ sở triển khai”. [40, tr.51]
Tháng 9 năm 1979, Ban Chấp hành Trung ƣơng (khóa IV) họp Hội nghị lần thứ 6 và ra Nghị quyết về những vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách nhận định:
Trƣớc hết, cần thấy rằng đƣờng lối của Đại hội lần thứ IV của Đảng chính là đƣờng lối đƣa sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN, đƣợc vận dụng cụ thể trong bƣớc đi ban đầu của thời kỳ quá độ lên CNXH, chứ không phải là đƣờng lối của giai đoạn XHCN hoàn chỉnh. Nhƣng do chƣa quán triệt đƣờng lối đó, trong một số chính sách, biện pháp, chỉ tiêu và cách làm, có những biểu hiện nóng vội, thiếu căn cứ thực tế. [33, tr.334]
Đồng thời đề ra nhiều chủ trƣơng mới:
1-Đối với lao động phải dùng mọi biện pháp và hình thức nắm lại lao động, kết hợp ngay lao động với đất, rừng, biển, mở mang nhanh ngành nghề trong từng HTX, cho đến cả huyện, cả tỉnh. Khi chúng ta nói bảo đảm đời sống của nhân dân thì cơ bản nhất là tìm đủ việc làm cho ngƣời lao động, để nâng cao mức thu nhập của họ.
2-Đối với kinh tế xây dựng một cơ cấu gồm nhiều thành phần là cần thiết, hợp lý, để tận dụng mọi khả năng sản xuất, lao động, kỹ thuật, quản lý; tuỳ theo từng ngành nghề, từng địa phƣơng mà áp dụng một cơ cấu thành phần thích hợp, không thể nhất loạt giống nhau.
51
3- Đối với thị trường phải tích cực mở rộng thị trƣờng XHCN, đồng thời do còn có kinh tế gia đình, nghề phụ ở nông thôn và sản xuất của thợ thủ công cá thể ở thành phố, nên còn có thị trƣờng tự do trong một chừng mực nhất định. Chúng ta phải biết quản lý thị trƣờng tự do, chủ yếu bằng các biện pháp kinh tế, các hình thức kinh doanh mua bán thích hợp.
4- Đối với phân phối thúc đẩy sản xuất bung ra theo đƣờng lối của Đảng và phƣơng hƣớng của kế hoạch Nhà nƣớc; khuyến khích ngƣời lao động sản xuất, bảo đảm cho Nhà nƣớc làm chủ đƣợc thị trƣờng, thu mua đƣợc nhiều hàng hoá; tôn trọng quyền làm chủ của quần chúng.
Sự cởi mở của Hội nghị Trung ƣơng 6 đã tạo điều kiện thuận lợi để cơ chế khoán hộ ngày càng mở rộng. Cơ chế khoán cho phép các hộ xã viên đƣợc bỏ vốn, sức lao động đầu tƣ thâm canh trên ruộng đất tập thể và đƣợc hƣởng phần vƣợt mức khoán mà HTX quy định. Từ chế độ quản lý tập trung, phân phối thống nhất theo kiểu bình quân đến chỗ cho phép xã viên đầu tƣ sản xuất và đƣợc quyền hƣởng trọn phần vƣợt khoán là bƣớc chuyển có ý nghĩa.
Sự xuất hiện cơ chế “khoán hộ” ở thời điểm cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 dẫn đến cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hƣớng cũ và mới về cơ chế quản lý HTX. Bên cạnh các HTX, các địa phƣơng ủng hộ, tạo điều kiện cho cơ chế khoán đƣợc mở rộng vẫn có những nơi cấp ủy kiên quyết ngăn chặn thậm chí xử lý nghiêm khắc cán bộ, đảng viên thực hiện “khoán hộ”. Ngày 21-10-1980, Ban Bí thƣ Trung ƣơng ra Thông báo 22 ghi nhận và cho phép các địa phƣơng làm thử hình thức khoán sản phẩm đối với cây lúa. Sau Thông báo của Ban Bí thƣ Trung ƣơng, cơ chế khoán sản phẩm đã đƣợc triển khai rộng rãi trên các vùng đồng bằng, trung du, miền núi, các loại HTX yếu kém, trung bình, tiên tiến. Trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực tiễn, ngày 13-1-1981, Ban Bí thƣ Trung ƣơng ban hành Chỉ thị 100 CT/TW “Cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong HTX nông nghiệp”, chính thức quyết định chủ trƣơng thực hiện chế độ khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và ngƣời lao động. Chỉ thị 100 CT/TW nêu rõ mục đích của việc thực hiện cơ chế khoán mới trong các HTX nông nghiệp là:
52
Bảo đảm phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế trên cơ sở lôi cuốn đƣợc mọi ngƣời hăng hái lao động, kích thích tăng năng suất lao động, sử dụng tốt đất đai và các cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện có, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tiết kiệm chi phí sản xuất. Củng cố và tăng cƣờng quan hệ sản xuất XHCN ở nông thôn. Không ngừng nâng cao thu nhập và đời sống của xã viên, tăng tích luỹ của HTX. [34, tr.26]
Theo chỉ đạo của Ban Bí thƣ Trung ƣơng, các địa phƣơng miền Bắc, miền Trung nhanh chóng triển khai thực hiện chỉ thị 100 CT/TW. Miền Nam do công tác cải tạo gặp nhiều trắc trở nên phải làm thử từng bƣớc để rút kinh nghiệm, nhƣng nhiều địa phƣơng đã mạnh dạn vận dụng chỉ thị 100 thu hút nông dân tham gia HTX. Từ thực tế đó, ngày 11-11-1981, Ban Bí thƣ Trung ƣơng đã ra thông tri 138 TT/TW chủ trƣơng mở rộng việc áp dụng hình thức khoán sản phẩm trong các HTX và tập đoàn sản xuất ở Nam Bộ.
Chỉ thị 100 CT/TW ra đời trở thành một giải pháp tình thế hiệu quả đáp ứng đƣợc nguyện vọng, quyền lợi của nông dân, khơi dậy sinh khí mới trong nông thôn, nông nghiệp và gợi mở một hƣớng mới để tìm tòi, đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp. Tháng 3-1982, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng đã khẳng định tính đúng đắn của Chỉ thị 100 và nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế khoán sản phẩm đến nhóm và ngƣời lao động, tạo thành cơ chế quản lý mới trong nông nghiệp. Ngày 3-5-1983, Ban Bí thƣ ra Chỉ thị 19 CT/TW “Về hoàn thành điều chỉnh ruộng đất, đẩy mạnh cải tạo XHCN đối với nông nghiệp Nam Bộ” nhấn mạnh nhiệm vụ hoàn thành việc điều chỉnh ruộng đất trong nội bộ nông dân, xây dựng tổ đoàn kết sản xuất gắn liền với xây dựng các HTX mua bán, HTX tín dụng, xây dựng các tập đoàn sản xuất và thực hiện ngay từ đầu cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và ngƣời lao động.
Ngày 18-1-1984, Ban Bí thƣ Trung ƣơng ban hành Chỉ thị 38 CT/TW “về khuyến khích và hướng dẫn phát triển kinh tế gia đình” đã nhận định:
Phải khuyến khích, hƣớng dẫn giúp đỡ kinh tế gia đình, bảo đảm kinh tế gia đình thực sự là bộ phận hợp thành của kinh tế XHCN…có tác dụng tích cực
53
đối với việc khai thác mọi khả năng sản xuất, góp phần tăng sản phẩm xã hội, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Kinh tế gia đình phát triển gắn liền với kinh tế tập thể, kinh tế quốc doanh, góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa XHCN.[35, tr.47-48]
Chỉ thị quy định nhiều vấn đề quan trọng nhằm khuyến khích kinh tế gia đình nông dân.
Về đất, cho phép các hộ gia đình nông dân tận dụng mọi nguồn đất đai mà HTX, nông, lâm trƣờng chƣa sử dụng hết để đƣa vào sản xuất.
Về thuế, nhà nƣớc không đánh thuế sản xuất, kinh doanh đối với kinh tế gia đình, chỉ đánh thuế sát sinh và đất thuộc đất phục hóa đƣợc miễn thuế trong thời hạn 5 năm.
Về lưu thông, tiêu thụ hộ gia đình đƣợc quyền tiêu thụ các sản phẩm làm ra. Chỉ thị 38 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng là bƣớc chuyển về nhận thức, quan điểm của Đảng về vị trí, vai trò của kinh tế hộ gia đình nông dân. Kinh tế hộ gia đình đƣợc chính thức thừa nhận là bộ phận hợp thành kinh tế XHCN và đƣợc tạo điều kiện thuận lợi để phát triển.
Đối với miền núi, Ban Bí thƣ Trung ƣơng ban hành Chỉ thị 29 CT/TW (21-11- 1983) và Chỉ thị 56 CT/TW (29-1-1985) về việc giao đất, giao rừng cho hộ nông dân và việc củng cố quan hệ sản xuất ở miền núi. Trung ƣơng chủ trƣơng thực hiện giao đất, giao rừng đến hộ nông dân, gắn quyền hạn, trách nhiệm và lợi ích vật chất để khuyến khích nông dân trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc, nông dân đƣợc quyền thừa kế tài sản trên đất trồng rừng và cây công nghiệp dài ngày. Áp dụng các hình thức linh hoạt, hình thức kinh tế hợp tác từ thấp đến cao, không nhất thiết tổ chức HTX mà phát triển kinh tế hộ gia đình và thiết lập quan hệ nhà nƣớc - nông dân theo đơn vị bản, buôn, thực hiện cơ chế khoán gọn cho hộ xã viên.
Đối với miền biển, Ban Bí thƣ ra Chỉ thị 56 CT/TW nêu rõ cần căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội từng vùng mà hình thành các hình thức kinh tế quá độ, coi trọng kinh doanh tổng hợp; thực hiện hợp tác theo đơn vị thuyền nghề, liên
54
kết nhiều thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể, tƣ nhân để tạo ra sức mạnh phát triển kinh tế ven biển.
Đối với các đơn vị quốc doanh sản xuất và dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp, Ban Bí thƣ ra Chỉ thị 50 CT/TW, nhấn mạnh chủ trƣơng phát triển kinh doanh tổng hợp trong các cơ sở nông, lâm, ngƣ nghiệp. Các đơn vị cần xem xét lại quy mô, xử lý tài sản chuyển sang hạch toán kinh doanh, chủ động quyết định kế hoạch sản xuất - kỹ thuật - tài chính; thực hiện chế độ khoán trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; thực hiện hợp đồng dịch vụ đến hộ nông dân nhận khoán; chủ trƣơng giải thể các đơn vị kinh tế quốc doanh làm ăn kém, thua lỗ kéo dài.
Chỉ thị 100 đã thu đƣợc nhiều thắng lợi nhiều mặt, nhƣng HTX nông nghiệp giai đoạn này vẫn bộc lộ nhiều hạn chế nhất là tình trạng khê đọng sản phẩm, dong công phóng điểm. Ngày 22-6-1985, Ban Bí thƣ Trung ƣơng ra Chỉ thị 67 CT/TW “Về việc cải tiến quản lý kinh tế, hoàn thiện cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động trong các HTX và tập đoàn sản xuất nông nghiệp” khẳng định ƣu điểm của cơ chế khoán mới:
Cơ chế khoán sản phẩm đến nhóm và ngƣời lao động trong HTX đã phát huy quyền làm chủ tập thể XHCN của ngƣời lao động, trở thành một động lực thúc đẩy mạnh mẽ HTX và nông dân tập thể nƣớc ta tận dụng đất đai, lao động, các điều kiện vật chất - kỹ thuật sẵn có, tăng thêm cơ sở vật chất kỹ thuật và đƣa