2.1. Chủ trƣơng của Đảng và Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú về phát triển HTX nông nghiệp nông nghiệp
2.1. Chủ trƣơng của Đảng và Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú về phát triển HTX nông nghiệp nông nghiệp
Về tổ chức lại sản xuất trƣớc hết là nắm lại tƣ liệu sản xuất, đặc biệt là ruộng đất. Về cải tiến quản lý cần tổ chức lao động theo hƣớng tập trung, chuyên môn hóa. Về tổ chức và quản lý nông nghiệp trên địa bàn huyện phải gắn liền với tổ chức lại sản xuất trong từng HTX với việc tổ chức sản xuất và quản lý trên phạm vi huyện.
Trƣớc những diễn biến phức tạp trong bƣớc đầu tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam, ngày 14-4-1978, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị 43-CT/TW
“Về việc nắm vững và đẩy mạnh công tác cải tạo nông nghiệp miền Nam” nêu rõ “Cải tạo XHCN đối với nông nghiệp ở miền Nam nhằm xoá bỏ bóc lột ở nông thôn, đưa nông dân đi vào con đường hợp tác hoá nông nghiệp, đi lên CNXH” [32, tr.183]. Chỉ thị cũng đề ra nguyên tắc hợp tác hoá nông nghiệp ở miền Nam nói chung phải đi từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, thích hợp với từng vùng, bảo đảm nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, quản lý dân chủ và phải phát huy quyền làm chủ tập thể của nông dân lao động. Trên cơ sở đánh giá tình hình nông thôn miền Nam, qua cuộc điều tra của Ban cải tạo nông nghiệp và phân tích kết quả vận động nông dân miền Nam vào con đƣờng làm ăn tập thể, ngày 15-11-1978, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị 57-CT/TW “Về việc xóa bỏ các hình thức bóc lột phong kiến, thật sự phát huy quyền làm chủ tập thể của nông dân lao động, đẩy mạnh công tác cải tạo XHCN đối với nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam”. Chỉ thị nêu nhiệm vụ: