2.2.1. Quá trình thực hiện “khoán” trong HTX nông nghiệp (1977-1979)
Quá trình thực hiện cuộc vận động tổ chức lại sản xuất và cải tiến một bƣớc quản lý trong nông nghiệp đã đem lại kết quả bƣớc đầu: hình thành đƣợc các vùng sản xuất tập trung trong tỉnh, phân công lại lao động, mở mang ngành nghề, tăng thêm cơ sở vật chất kỹ thuật...nhờ vậy, quan hệ sản xuất đƣợc củng cố và phát triển, trên nhiều mặt HTX đã đƣợc củng cố một bƣớc. Song do một số chế độ quản lý chậm đƣợc cải tiến nên nhiều HTX đã tổ chức lại sản xuất mà phát huy tác dụng chƣa cao, quy trình kỹ thuật, chế độ canh tác...chƣa thực hiện đƣợc tốt, chế độ đối với cán bộ quản lý không phù hợp với quy mô và kinh doanh sản xuất đang đƣợc mở rộng. Chế độ ba khoán khép kín ngay ở đội sản xuất dẫn đến tùy tiện trong khi sử dụng ruộng đất lao động, vật tƣ, tiền vốn, nhiều sản phẩm chủ yếu không đạt kế hoạch, phân phối chƣa thống nhất trên phạm vi toàn HTX. Chế độ phân phối thu nhập trong HTX nông nghiệp chủ yếu vẫn bằng hiện vật, chƣa kích thích đƣợc lao động phấn đấu sản xuất, chƣa đề cao đƣợc trách nhiệm của cán bộ.
Để khắc phục những thiếu sót, thúc đẩy cuộc vận động tổ chức lại sản xuất, thực hiện tốt quy trình kỹ thuật ngay từ đầu, gắn đƣợc trách nhiệm thƣờng xuyên của cán bộ quản lý, đề cao ý thức làm chủ tập thể của xã viên cũng nhƣ quán triệt
62
đầy đủ nguyên tắc phân phối theo lao động, thống nhất quản lý kinh doanh, thống nhất phân phối, không ngừng tăng cƣờng và quản lý kinh doanh về mọi mặt...Ngày 29-1-1977, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết “Cải tiến một sô chế độ quản lý trong HTX nông nghiệp” qua hai vấn đề sau:
Tiến hành cải tiến chế độ ba khoán, thực hiện chế độ khoán sản lƣợng có xét thƣởng phạt từng khâu ngay từ đầu ở những cơ sở có đủ điểu kiện: xây dựng đƣợc quy hoạch gồm phƣơng án kinh tế cây con, định mức kinh tế, kỹ thuật, quy trình sát với hoàn cảnh địa phƣơng; lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch lao động, chỉ tiêu giao khoán sản lƣợng, chi phí, công điểm cho các ngành, các đội tổ; thƣờng xuyên củng cố đội tổ sản xuất chuyên ngành, chuyên khâu.
Chuyển từ chế độ thu nhập, phân phối chủ yếu bằng hiện vật sang chế độ phân phối thu nhập bằng tiền đối với những HTX nông nghiệp có điều kiện: Hoàn chỉnh hệ thống kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính, lao động, vật tƣ, giá thành; hoàn chỉnh hệ thống định mức kinh tế, kỹ thuật, xác định đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ lao động; nâng cao trình độ kế hoạch hóa, hạnh toán kinh tế trên cơ sở củng cố và kiện toàn các bộ môn nghiệp vụ trong bộ máy quản lý. HTX tạo điều kiện sớm ổn định sản xuất để có giá trị ngày công cao hơn.
Ngày 31-10-1977, Tỉnh ủy đề ra “Nguyên tắc, chế độ nội dung phân phối trong HTX nông nghiệp” với nguyên tắc chung là:
Tất cả các loại sản phẩm HTX có tổ chức sản xuất kinh doanh đều phải thống nhất thu nhập, phân phối chung trong HTX. Phân phối hiện vật cũng nhƣ giá trị đều phải đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, thực sự dân chủ, đoàn kết nông thôn, từng bƣớc cải thiện đời sống xã viên. Tích lũy cho HTX tái sản xuất mở rộng cả 3 ngành trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề. [49, tr.1]
Chế độ phân phối trong HTX là phân phối lƣơng thực và các sản phẩm chính, phụ khác theo vụ. Thực hiện chế độ phân phối hoàn toàn bằng tiền. Nội dung phân phối bao gồm:
Phân phối lương thực: tất cả diện tích, sản lƣợng thu nhập đƣợc đều phải đƣa vào cân đối, thống nhất phân phối chung trong HTX. Làm đầy đủ nghĩa vụ đã ổn
63
định, trả nợ, bán lƣơng thực giá cao cho nhà nƣớc; thống nhất định mức các loại quỹ bằng lƣơng thực quỹ giống, quỹ xã hội, quỹ lƣơng thực, quỹ giành cho chăn nuôi tập thể. Lƣơng thực phân phối cho xã viên tiêu dùng trên nguyên tắc phân phối theo lao động chia cho ngày công kết hợp với nhu cầu cần thiết về lƣơng thực theo định xuất lao động và lứa tuổi ăn theo của mỗi hộ.
Phân phối các sản phẩm chính, phụ khác đƣợc nhà nƣớc để lại cho xã viên tiêu dùng theo nguyên tắc chung phân phối theo ngày công, đánh giá đúng loại, thanh toán rõ ràng. Các loại sản phẩm phụ đều phải phân loại định giá thành tiền đƣa vào thu nhập và có phƣơng án phân phối cụ thể.
Phân phối giá trị phải xác định đầy đủ các nguồn thu nhập trong năm, bù đủ chi phí sản xuất rồi mới thực hiện phân phối gồm: đóng đủ thuế nông nghiệp, thủ công nghiệp, thƣơng nghiệp cho nhà nƣớc, để đủ các loại quỹ cho HTX theo quy định còn lại chia cho ngày công lao động đƣợc chia trong năm.
Chế độ công điểm đƣợc phân phối trong năm sản xuất thực hiện nguyên tắc “phân phối theo lao động” XHCN, vì vậy, phải đƣợc xác định chặt chẽ và đúng đắn các loại công đƣợc đƣa vào phân phối và các loại công không đƣợc phân phối.
Trong năm 1977, Tỉnh ủy cũng ra chỉ thị phát động phong trào đồng khởi thi đua trồng, chăm sóc rừng và cây trồng nhân dân “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhằm đẩy mạnh hơn nữa phong trào trồng rừng, khai thác và quản lý tài nguyên rừng. Điển hình trong công tác trồng và quản lý đất rừng thời kỳ này là HTX Vân Trục (Tam Đảo). Các huyện Yên Lạc, Bình Xuyên, Lập Thạch đều có thành tích trồng rừng xuất sắc, đƣợc tỉnh tặng cờ thi đua. Phong trào tổ chức lại sản xuất, hợp tác hóa nông nghiệp tiếp tục theo hƣớng quy mô lớn.
Đến đầu tháng 7-1977 toàn tỉnh còn 492 HTX, trong đó, có 392 HTX quy mô toàn xã. Tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt 239.464 ha, sản lƣợng lƣơng thực quy ra thóc là 360.592 tấn (giảm 13,1% so với năm 1976), giá trị tổng sản lƣợng nông nghiệp là 229,2 triệu đồng (giảm 9,9% so với năm 1976). Năm 1977, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn về thời tiết, khí hậu cho nên năng suất sản lƣợng cây trồng đạt mức thấp nhất từ năm 1971 đến 1977. [5, tr.464]
64
Lƣơng thực là nhu cầu cơ bản nhất của đời sống nhân dân, là vật tƣ chiến lƣợc của nhà nƣớc, nhƣng trong những năm 1968-1977, công tác lƣơng thực trong tỉnh còn có nhiều khó khăn và nhiều nhƣợc điểm từ sản xuất, chế biến, phân phối đến tiêu dùng. Để khắc phục khó khăn, ngày 4-4-1978, Tỉnh ủy Vĩnh Phú ra“Kế hoạch chỉ đạo thực hiện công tác phân phối lương thực trong tình hình mới trong nội bộ HTX sản xuất nông nghiệp” qua các vấn đề:
Chính sách, nguyên tắc và phƣơng pháp phân phối lƣơng thực: Chính sách phân phối lƣơng thực trong HTX là làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc, chính sách lƣơng thực ở khu vực HTX về để thóc giống, quỹ xã hội, quỹ chăn nuôi. Nguyên tắc phân phối là thực hiện phân phối theo lao động, đồng thời, HTX phải quan tâm, điều hòa lƣơng thực cho những ngƣời thực sự không có hoặc thiếu sức lao động. Phƣơng pháp phân phối theo hai cách là phân phối cũ theo ngày công và phân phối mới theo nghị quyết 02-TV của Thƣờng vụ Tỉnh ủy.
Thực hiện một bƣớc dân chủ hóa phân phối trong nội bộ HTX sản xuất nông nghiệp nhằm đảm bảo đầy đủ tính chất dân chủ, công bằng, sòng phẳng, làm nghĩa vụ cho nhà nƣớc nhanh nhất, đảm bảo đời sống xã viên tốt nhất trên cơ sở kết quả sản xuất, thực hiện đúng đắn chính sách, nguyên tắc phân phối lƣơng thực trong tình hình mới. Để thực hiện mục đích phải tiến hành cuộc vận động theo các bƣớc:
Bƣớc một (từ ngày 5-4 đến ngày 30-4-1978): các HTX xác định lại diện tích lúa, hoa màu, kết quả thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật, khối lƣợng và sản phẩm công việc. Các HTX phải thông báo toàn bộ chính sách, nguyên tắc phân phối lƣơng thực trong tình hình mới cho toàn thể cán bộ đảng viên, xã viên, tổ chức tham gia tranh luận; có kế hoạch và chỉ đạo chặt chẽ tiến đánh giá tình hình kiểm kê các loại quỹ.
Bƣớc hai (từ ngày 1-5 đến ngày 30-5-1978), các HTX ƣớc tính thực hiện kế hoạch sản xuất trong vụ ở tất cả các ngành; lập phƣơng án cân đối lƣơng thực và phân phối cho từng hộ; chấn chỉnh tổ chức lao động chuyên theo khâu công việc, giao nhiệm vụ cho các xã viên theo từng việc cụ thể; phân công cán bộ phụ trách các đội, đơn vị sản xuất.
65
Bƣớc ba (từ ngày 1-6 đến ngày 15-7-1978), HTX chỉ đạo chặt chẽ việc thống kê các điểm đã quy định để đánh giá đúng năng suất sản lƣợng; thƣờng trực ban quản trị phải chỉ đạo thu hoạch, phân phối chặt chẽ theo đúng kế hoạch và phƣơng án. Kiên quyết chống khuynh hƣớng do dự, chần trừ trong việc làm nghĩa vụ, hoặc nộp lƣơng thực xấu cho nhà nƣớc; xác định tổng sản lƣợng chung của toàn HTX và từng đơn vị sản xuất thông báo cho toàn thể xã viên.
Tính đến tháng 8-1978, tỉnh Vĩnh Phú có 400 HTX quy mô toàn xã, 371 HTX đã tổ chức lại sản xuất, cải tiến một bƣớc công tác quản lý. Các HTX đã căn cứ vào phƣơng hƣớng sản xuất, phƣơng án kinh tế để phân bổ lao động vào các ngành sản xuất, củng cố các đội sản xuất chuyên nghiệp, tổ chức các đội tổ sản xuất chuyên khâu, thực hiện một bƣớc phân công và hợp tác lao động theo hƣớng chuyên canh, thâm canh đi dần lên sản xuất lớn XHCN. Quá trình thực hiện tuy đã có quy định thống nhất nhƣng vẫn bộc lộ nhƣợc điểm: quy mô đội sản xuất quá lớn, thực hiện chế độ khoán, chế độ trách nhiệm sản phẩm cuối cùng của các đội không rõ ràng, mối quan hệ giữa xã viên với đội, giữa các đội với HTX không chặt chẽ, nhất là trách nhiệm trong việc điều hành và thực hiện các chế độ và nghĩa vụ lao động. Để khắc phục những nhƣợc điểm về cung cấp lao động trong giai đoạn mới, ngày 15-8- 1978, Tỉnh ủy đề ra “Kế hoạch tổ chức lao động, củng cố lại các đội tổ sản xuất trong HTX nông nghiệp” với nội dung:
Kế hoạch đề ra phân bổ lao động, tổ chức lại các đội tổ sản xuất chuyên ngành và chuyên khâu: HTX căn cứ vào hƣớng sản xuất, phƣơng án kinh tế và kế hoạch phát triển sản xuất năm để phân bố lao động vào các ngành sản xuất trong HTX. Căn cứ vào số lao động đƣợc phân bổ cho các ngành sản xuất để củng cố, kiện toàn các đội tổ sản xuất chuyên ngành và đội tổ chuyên khâu. Mỗi đội đƣợc phân công phụ trách trên một địa bàn sản xuất nhất định hoặc một khối lƣợng công việc nhất định theo đúng vị trí, chức năng, nhiệm vụ mỗi loại đội hình với quy mô tổ chức thống nhất. Trong quá trình chỉ đạo sản xuất, đội sản xuất chuyên ngành, chuyên khâu đều phải chia nhỏ, khoán việc cụ thể; bảo đảm cân đối và kết cấu theo lứa tuổi, theo yêu cầu kỹ năng lao động của từng ngành sản xuất.
Thực hiện chế độ khoán và thƣởng phạt: Đối với các HTX khá và tiên tiến phải thực hiện chế độ khoán theo kế hoạch bao gồm sản phẩm, giá trị sản phẩm, hao
66
phí lao động, chi phí. Đối với các HTX khác phải thực hiện tốt chế độ ba khoán, có nghiệm thu định kỳ; xét khen thƣởng thi đua từng đợt sản xuất kịp thời; phải chống khuynh hƣớng buông lỏng quản lý, tùy tiện có kế hoạch khoán nhƣng không hạch toán, không thƣởng phạt gây nên lệch lạc trong quản lý sản xuất, phân phối.
Kế hoạch tổ chức lao động, củng cố lại các đội tổ sản xuất trong HTX nông nghiệp đƣợc đƣa ra với nội dung, phƣơng pháp cụ thể, từ đó, làm tiêu chuẩn quy định cho các HTX thực hiện, tạo cơ sở cho cán bộ quản lý trong các HTX tổ chức lại sản xuất trong từng HTX; làm cho quần chúng xã viên tin tƣởng, hăng hái tham gia lao động sản xuất.
Những chủ trƣơng, chính sách, biện pháp phát triển HTX nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phú trong năm 1978 đã mang lại những thành công mới trong quá trình tập thể hóa. Tính đến ngày 1-7-1978, toàn tỉnh có 449 HTX nông nghiệp trong đó 404 HTX quy mô toàn xã.
Nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất trong HTX nông nghiệp, ngày 5-1-1979, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 13 NQ/TU “Về tổ chức sản xuất, quản lý kinh doanh cây màu lương thực trong HTX nông nghiệp”. Nghị quyết đề ra nguyên tắc tổ chức sản xuất, quản lý kinh doanh cây màu lƣơng thực trong nông nghiệp: HTX phải xây dựng đƣợc quy hoạch, tổ chức sản xuất theo vùng, định cơ cấu giống và công thức gieo trồng bảo đảm quy cách kỹ thuật; quản lý chặt chẽ các tƣ liệu sản xuất, thống nhất phân phối theo nguyên tắc, tích lũy cho HTX có sản phẩm bán cho Nhà nƣớc; nâng cao trách nhiệm của HTX, đội sản xuất và của xã viên, kết hợp lợi ích của HTX, đội sản xuất với từng ngƣời lao động trong quá trình sản xuất phân phối.
Phƣơng pháp tổ chức sản xuất, quản lý kinh doanh phù hợp với từng loại hoa màu. Đối với cây có hạt, HTX phải căn cứ vào vùng sản xuất, định mức kinh tế, kỹ thuật, lập kế hoạch tổ chức sản xuất, tiến hành ba khoán cho các đội sản xuất. Đối với các cây lấy củ, rau vụ đông tổ chức sản xuất, kinh doanh theo hai phƣơng pháp:
Phương pháp thứ nhất, HTX thống nhất quản lý vùng sản xuất, lập kế hoạch giao ba khoán cho đội sản xuất từ khâu làm đất, khâu quy hoạch hoặc HTX làm đất, giao khoán cho đội sản xuất từ khâu gieo trồng trở đi kể cả cây trồng chính và cây
67
trồng xen. Đội gieo trồng xong tổ chức ra lao động chuyên chăm sóc cây chính, thu hái, đội thu hoạch giao nộp sản phẩm cuối cùng cho HTX; thực hiện chế độ thƣởng phạt bằng hiện vật.
Phương pháp thứ hai, HTX thống nhất quản lý quy hoạch, cơ cấu giống, công thức gieo trồng, cung cấp giống và phân bón, giao khoán cho các đội theo định mức. HTX phải thống nhất quản lý, phân phối sản phẩm chặt chẽ, bảo đảm nguyên tắc.
Trong những năm 1978-1979, với tinh thần chủ động, sáng tạo, Tỉnh ủy ra Nghị quyết 07, Nghị quyết 08 về khoán toàn bộ cây màu, gắn lợi ích ngƣời lao động với sản lƣợng cây trồng, khuyến khích cho sản xuất “bung ra” trong các HTX nông nghiệp. Tháng 1-1979, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết 13-NQ/TU về tổ chức sản xuất, quản lý kinh doanh cây màu lƣơng thực trong HTX nông nghiệp, bƣớc đầu phát triển tốt. Tỉnh ủy đã đề ra các Nghị quyết, Chỉ thị về công tác giống, giao đất giao rừng, phòng chống úng lụt…để lãnh đạo, chỉ đạo mặt trận sản xuất nông nghiệp thực hiện nhiệm vụ hàng đầu là sản xuất nông nghiệp, giải quyết các vấn đề lƣơng thực, thực phẩm và tạo đƣợc sự chuyển biến cơ bản trong nền nông nghiệp của tỉnh theo hƣớng sản xuất lớn XHCN. Nhờ sự chỉ đạo sát sao, toàn diện của Đảng bộ, sản xuất nông - lâm nghiệp của tỉnh có những mặt phát triển. Sản lƣợng lƣơng thực quy ra thóc hàng năm đạt trung bình 340.000 tấn. Năm 1979, HTX Tứ Trƣng (Vĩnh Lạc) có sản lƣợng lƣơng thực tăng 280 tấn so với năm 1978, là một trong bốn lá cờ đầu về sản xuất nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phú.
Những kết quả đạt đƣợc từ 1977-1979 thể hiện tính chủ động, sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú. Những năm đầu sau khi đất nƣớc thống nhất, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nhƣng thực tế hiệu quả sản xuất không cao, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú đã đề ra Nghị quyết mới nhằm tận dụng mọi điều kiện tăng năng suất, sản lƣợng. Những Nghị quyết mới nhanh chóng đƣợc thực hiện, phát huy hiệu quả và tạo điều kiện cho sản xuất “bung ra” ở những năm sau. Mặc dù còn