6. Bố cục của luận văn
3.2.2. Công tác sửa sai ở Vĩnh Phúc
Trước khi tiến hành công tác sửa sai trong cải cách ruộng đất, sai lầm của giảm tô và cải cách ruộng đất rất lớn, gây nên tình trạng căng thẳng ở các vùng nông thôn, khối đại đoàn kết bị phá vỡ, quan hệ làng xóm, láng giềng, bà con thân thuộc ở nhiều nơi bị chia cắt, mâu thuẫn thù oán lẫn nhau, tệ nạn quan liêu, tham ô, lãng phí phát triển trong hàng ngũ cốt cán, nạn lưu manh, trộm cắp cũng bắt đầu xuất hiện. Đặc biệt, trong tư tưởng, quần chúng nhân dân hoài nghi, không tin vào đường lối chính sách của Đảng.
Thực hiện Nghị quyết của Trung ương Đảng và Liên Khu ủy Việt Bắc về công tác sửa chữa sai lầm trong cải cách ruộng đất, Vĩnh Phúc từng bước triển khai công tác sửa sai. Tỉnh ủy đã tổ chức học tập, nghiên cứu quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 (mở rộng) và kế hoạch hướng dẫn sửa sai đến cán bộ, đảng viên từ tỉnh đến xã, đồng thời tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân.
Dựa vào chỉ thị của Trung ương, Tỉnh ủy họp Hội nghị mở rộng (tháng 11 năm 1956) để thống nhất mục đích, yêu cầu và thông qua kế hoạch thi hành chỉ thị trả lại tự do cho những người bị oan. Mục đích nhằm ổn định tư tưởng đảng viên, cán bộ và quần chúng; nhận thức rõ sai lầm; gây dựng lại tình đoàn kết giữa đảng viên, cán bộ với nhân dân và tập trung vào mấy vấn đề sau:
1. Trả lại tự do cho những người bị oan để cứu sống họ. 2. Xóa án quản chế cho những người bị quản chế oan.
3. Xóa tên quốc dân đảng cho những người bị quy hoặc nghĩ là quốc dân đảng.
4. Tìm mọi cách để cứu cho những gia đình bị quy oan nay túng đói. 5. Xét và phục hồi đảng tịch cho những đảng viên bị quy oan xử trí sai hiện nay đã rõ ràng được chi bộ đề nghị và quần chúng tán thành.
6. Sửa lại những thành phần đã rõ ràng là sai cho những gia đình cán bộ, công nhân viên, bộ đội, đảng viên và cán bộ cấp xã.
Phương châm tiến hành là cán bộ cần nắm vững mục đích, yêu cầu, tránh đi lan man và không được giải quyết những vấn đề ngoài phạm vi, phải có trách nhiệm với lời nói của mình [17, tr. 1-2].
Về vấn đề chỉnh đốn chi bộ, ngày 15 tháng 11 năm 1956, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đề ra Chỉ thị “Sửa chữa sai lầm về công tác chỉnh đốn chi bộ nông thôn trong cải cách ruộng đất” (Dự thảo) đã nêu rõ: “Việc sửa chữa sai lầm về công tác chỉnh đốn chi bộ ở nông thôn đòi hỏi phải được tiến hành một cách
khẩn trương và nếu không sửa chữa sai lầm về công tác chỉnh đốn chi bộ thì không thể nào sửa chữa sai lầm toàn bộ về cải cách ruộng đất được” [16, tr. 1]. Phải làm cho đảng viên nhận rõ sai lầm của công tác chỉnh đốn chi bộ, nhận rõ những chính sách sửa sai của Trung ương để nâng cao tinh thần trách nhiệm, thống nhất tư tưởng, đoàn kết nội bộ, phát huy được tính tích cực của đảng viên.
Triển khai Nghị quyết của Trung ương Đảng, tỉnh Vĩnh Phúc có 181 xã đã tiến hành sửa sai toàn diện, nhưng do thiếu cán bộ nên tỉnh quyết định tiến hành làm hai đợt: đợt 1 tiến hành sửa sai ở 113 xã và đợt 2 ở 68 xã còn lại.
Trong đợt 1, do tiến hành trong phạm vi rộng, thiếu cán bộ nên lại chia làm ba đợt nhỏ. Đợt đầu cán bộ Trung ương và tỉnh về sửa sai ở 35 xã, tiếp đến từ ngày 27 tháng 11 năm 1956 đến ngày 20 tháng 12 năm 1956 về tiếp 65 xã và từ ngày 6 tháng 1 năm 1957 về triển khai ở 13 xã theo kế hoạch của đợt 1.
Đến ngày 15 tháng 4 năm 1957, công tác sửa sai tiếp tục tiến hành ở 68 xã còn lại thuộc đợt 2 của kế hoạch sửa sai trong cải cách ruộng đất.
Từ ngày 22 đến ngày 23 tháng 6 năm 1957, Tỉnh ủy tiến hành hội ý với các huyện ủy và các ban ngành trong toàn tỉnh nhằm thảo luận về vấn đề sửa
chữa thành phần trong cải cách ruộng đất. Nghị quyết số 8-NQ/VP “Nghị
quyết hội ý sửa sai ngày 22 và 23 - 6 - 1957 với huyện ủy và các ban ngành toàn tỉnh” nêu rõ: còn xuất hiện tư tưởng bảo thủ và tư tưởng ngại khổ của
một số cán bộ; việc phát động tư tưởng quần chúng, giáo dục chính sách ở nhiều nơi còn kém, xuất hiện cả tư tưởng “bao che” cho những phần tử phản động… Do đó, Tỉnh ủy chủ trương: “Tiến hành kiểm tra lại việc sửa thành phần nhưng không nhất loạt xã nào cũng phải kiểm tra lại mà trọng tâm là những xã số địa chủ còn nhiều, trong những xã đó thì chú ý vào những hộ số ruộng có ít, những hộ nhập nhằng lao động chính, phụ; những hộ có sự thay đổi về nghề nghiệp, những hộ con nuôi, vợ lẽ, tách hay không tách và nói chung những hộ có lao động chính mà vẫn là địa chủ” [25, tr. 2].
Trong việc đền bù tài sản, Tỉnh ủy cũng chỉ rõ: “Cần làm cho cán bộ xã, xóm quan niệm rõ là đối với nông dân lao động vì làm sai nên nay phải đền bù chứ không nên có tư tưởng “ban ơn”. Và đền bù cần nhận xét cả 3 mặt, làm sao đền bù được tốt đối với trung nông để đảm bảo sách lược đoàn kết với trung nông nhưng cũng phải theo khả năng của địa phương, để không ảnh hưởng đến đời sống người được chia. Đối với trung nông, khi đền bù đến mức bình quân theo quy định mà vẫn còn ruộng đất dự trữ thì có thể đền bù thêm” [25, tr. 3].
Là địa phương đa dạng về văn hóa, có nhiều tôn giáo cùng tồn tại, hơn nữa lại có nhiều xã là công giáo toàn tòng, cho nên ở vùng đồng bào công giáo, quán triệt tinh thần Chỉ thị 48 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, ngày
17 tháng 11 năm 1956 “Về việc tích cực và chủ động sửa chữa sai lầm trong
vùng công giáo, kiên quyết giữ vững trật tự an ninh, kịp thời chống lại mọi hành động phá hoại của địch”, nhiệm vụ sửa sai trong vùng đồng bào công
giáo được Tỉnh ủy nêu rõ: “Những nơi nào đình chùa đã bị san phẳng mà quần chúng yêu cầu thì để lại ruộng đất theo chính sách, nếu không thì thôi” [25, tr. 3].
Sau khi Trung ương ra Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 2 tháng 9 năm 1956
“về việc trả lại tự do cho những cán bộ đảng viên và tất cả những người
ngoài Đảng bị xử trí oan trong phát động quần chúng giảm tô, cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức”, ngoài số cán bộ sửa sai đã có ở các địa phương,
Tỉnh ủy trưng dụng thêm 111 cán bộ của các cơ quan để tiến hành sửa sai trong toàn tỉnh.
Công tác sửa sai được tiến hành theo 3 bước:
Bước 1: Tập trung phổ biến các Nghị quyết cho cán bộ đảng viên và nhân dân, trả lại tự do cho cán bộ, đảng viên và những người bị xử trí oan trong giảm tô và cải cách ruộng đất, bước đầu chấn chỉnh tổ chức.
Bước ngắn 1: Học tập đường lối chung của Đảng để tiến hành sửa sai về thành phần và đền bù tài sản; tiếp tục trả lại tự do cho những người bị oan; hoàn thành việc trả lại đảng tịch cho đảng viên và kiện toàn xong các cơ quan, tổ chức.
Bước ngắn 2: Trọng tâm là công tác sửa thành phần và đền bù tài sản. Bước 3: Tiếp tục kiện toàn tổ chức, tổng kết công tác sửa sai.
Bước đầu thực hiện công tác sửa sai, Đảng bộ tập trung vào công tác trả lại tự do cho những người bị xử trí oan trong giảm tô và cải cách ruộng đất nhằm mục đích: đoàn kết nông thôn, chi bộ và quần chúng; giải quyết tình hình căng thẳng ở nông thôn; tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp tục sửa chữa những sai lầm trong cải cách ruộng đất đẩy mạnh thực hiện các chính sách của Đảng và Chính phủ.
Bảng 2.3. Thống kê địa chủ, phú nông sai và đúng trong cải cách ruộng đất Huyện Tổng số hộ Tổng nhân khẩu Tỷ lệ hộ quy sai trong CCRĐ Tỷ lệ hộ còn lại so với tổng số hộ Tỷ lệ hộ địa chủ cường hào gian ác so với tổng số hộ địa chủ (%) Địa chủ (nói chung) (%) Phú nông (%) Địa chủ (nói chung) (%) Phú nông (%) Lập Thạch 17.077 79.077 68 14,1 1,5 1 18,8 Đa Phúc 8.750 40.887 78 87,7 1,1 1,4 17 Kim Anh 11.149 52.180 66,4 80 1,8 1,7 17 Đông Anh 13.699 57.304 69,3 79,1 1,4 2 11,5 Tam Dương 10.380 48.592 49,3 77,2 2,3 1,5 22 Yên Lạc 13.872 62.865 52,6 71,6 2,2 2 11,9 Bình Xuyên 7.132 33.077 57,1 70,9 2,1 1,9 15,2 Vĩnh Tường 18.668 79.973 50,8 68,8 1,9 2,2 14,1 Yên Lãng 13.630 62.069 71,3 89,8 1,3 1,4 13,8 Cộng 115.193 516.018 62,5 79,9 1,7 1,6 15,7
(Nguồn: Thống kê tỷ lệ địa chủ, phú nông sai và đúng ở Vĩnh Phúc, Lưu tại văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc)
Sau bước đầu thực hiện sửa sai, trong tư tưởng và tình hình thực tế của cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân có nhiều phức tạp: Cán bộ đảng
viên cũ và nhân dân nói chung có tư tưởng đả kích vào cốt cán không phân biệt người tốt, người xấu, sai lầm nhiều, ít. Một số trong những người bị tố, bị quy, bị bắt bớ oan có tư tưởng trả thù những người đã tố sai cho mình. Nhân dịp này, các phần tử xấu như ngụy quân, ngụy quyền có tội ác, lưu manh lợi dụng để trả thù cách mạng. Đa số đảng viên mới và cốt cán đều hoang mang, phần lớn bi quan, không tích cực tham gia công tác, nếu có thì cũng làm cầm chừng. Đồng thời, trình độ của cán bộ mới còn yếu kém, không đi sâu phát động quần chúng, ngại khó, ngại khổ. Trong tư tưởng quần chúng, đại bộ phận không tin vào cán bộ; nhân dân trong các vùng công giáo thì hoài nghi về chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng vì cải cách ruộng đất đã xâm phạm đến quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. Tình hình nông thôn chưa ổn định, các hiện tượng như: đánh nhau, lưu manh, trộm, cướp rải rác xảy ra ở nhiều nơi làm ảnh hưởng đến tư tưởng của quần chúng.
Tính đến ngày 12 tháng 11 năm 1956, toàn tỉnh có 462 người được trả tự do. Cụ thể: loại 1 có 430 người; loại 2 có 26 người và 10 người thuộc loại 3. Xóa án quản chế cho 711 người, trong đó có 120 đảng viên. Phục hồi cho 477 đồng chí và chi ủy. Sửa lại thành phần cho 147 hộ: 24 địa chủ cường gào gian ác nay sửa lại thành 19 hộ trung nông; 59 địa chủ thường nay sửa lại thành 46 hộ trung nông, 1 phú nông và 12 địa chủ kháng chiến; 56 hộ phú nông, sửa lại thành 56 gia đình trung nông [17, tr. 3].
Bước đầu thực hiện công tác chấn chỉnh tổ chức, tình hình chi bộ cho đến cán bộ, quần chúng đảng viên còn nhiều lệch lạc, tư tưởng bi quan phổ biến trong cán bộ, đảng viên. Cán bộ đi sửa sai ngại khó, ngại khổ, không đi sâu vào quần chúng; mâu thuẫn giữa đảng viên cũ và đảng viên mới: đảng viên cũ thành kiến, đảng viên mới bị coi là kém, không đủ tiêu chuẩn lại bị quần chúng đả kích nên trong công tác, nhiều đồng chí dè dặt, không hoạt động, nếu có hoạt động cũng cầm chừng mong đến ngày được xin rút lui công tác.
Sau khi học tập Nghị quyết Trung ương lần thứ 10, các cuộc hội ý với các gia đình cách mạng, gia đình có công với kháng chiến bị oan được tổ chức
nhằm phổ biến chính sách sửa sai của Đảng, giải quyết tình hình căng thẳng trong các vùng nông thôn.
Bước sang năm 1957, công tác sửa sai được tăng cường từ tỉnh đến huyện, xã khi Trung ương có chính sách sửa sai toàn diện. Công tác nổi bật trong năm là việc đền bù tài sản và kiểm điểm thành phần. Đây là một vấn đề rất phức tạp và khó khăn, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ chính trị của quần chúng nhân dân đối với công tác sửa sai của Đảng.
Đến cuối tháng 10 năm 1957, công tác sửa sai đã căn bản hoàn thành. Sau sửa sai, nhiều gia đình bị quy oan sai được hạ thành phần, nhiều cán bộ, đảng viên và nhân dân được minh oan, trả lại tự do, danh dự. Kết quả cụ thể như sau:
- Trả tự do cho những người bị oan và xử trí sai:
Trong giảm tô và cải cách ruộng đất có 2.030 người bị xử trí và bắt tù, trong đó giảm tô có 228 người, cải cách ruộng đất 1.625 người, kiểm tra lại cải cách ruộng đất 144 người, phát động khu tự trị 33 người thuộc các thành phần sau: nông dân lao động 1.121 người, chiếm 55,2% tổng số, còn lại là thành phần phú nông, địa chủ và các thành phần khác. Trong sửa sai, tỉnh đã trả lại tự do cho 1.419 người, trong đó nông dân lao động có 879 người, chiếm 62%, còn lại là các thành phần khác [19, tr. 7]. Việc trả lại tự do đã làm đúng tinh thần, phương châm khẩn trương, kiên quyết và thận trọng do đó đã đoàn kết được nông thôn.
- Trả lại đảng tịch, khôi phục danh dự và các chức vụ công tác cho cán
bộ, đảng viên bị xử trí sai; kiện toàn tổ chức:
Về công tác đảng viên, trong sửa sai, 1.431 địa chủ bị xử trí trong giảm tô và cải cách ruộng đất, kiểm tra lại cải cách ruộng đất được trả lại đảng tịch; trong đó có 85 Bí thư và Phó Bí thư, 143 chi ủy viên. Đồng thời, xét giải quyết đảng tịch cho 499 đồng chí trong tổng số 935 đồng chí bị địch bắt làm tù chính trị trong thời gian kháng chiến, 22 đồng chí bị xử trước giảm tô và 43
đồng chí bị cắt sinh hoạt sau hòa bình. Bên cạnh đó, các địa phương đã cho 32 đồng chí rút ra khỏi Đảng, không công nhận 53 đồng chí là những đảng viên ý thức Đảng quá kém, không hiểu gì về Đảng, bỏ sinh hoạt, bỏ công tác. Thi hành kỷ luật 107 đồng chí với hình thức: 92 đồng chí bị khai trừ, 15 đồng chí giữ lại để giáo dục. Tổng số đảng viên toàn tỉnh đến hết năm 1957 là 7.024 đồng chí, trong đó có 5.068 đảng viên cũ, 1.856 đảng viên mới kết nạp trong cải cách ruộng đất, chiếm tỷ lệ 26%. Thành phần gồm có 1.458 cố nông, 3.048 bần nông, 2.442 trung nông, 60 lao động khác, 6 phú nông, 1 địa chủ, 6 là con phú nông, 3 là con địa chủ [19, tr. 7].
Về kiện toàn tổ chức: các cấp từ tỉnh đến huyện, xã được tiến hành khẩn trương, thận trọng. Trong khi tiến hành, cán bộ sửa sai nghiên cứu, xác minh và chú ý giáo dục chính sách, bàn bạc với đảng viên cũ nên đa số các đồng chí được phục hồi, đề bạt đều phấn khởi, tích cực công tác, thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Bảng 2.4. Tình hình kiện toàn tổ chức trong sửa sai
(đơn vị: người)
Cơ quan, tổ chức Trước sửa
sai
Trong sửa sai Chuyển công tác Phục hồi chức vụ Kỷ luật Đề bạt, bổ sung thêm Tỉnh ủy 9 2 1 6 Ủy ban hành chính tỉnh 5 3 2 5 Huyện ủy 36 13 9 1 51
Ủy ban hành chính huyện và thị xã
47 20
Chi ủy xã 685 307 290 10 13
Ủy ban hành chính xã 1.244 679 247 636
(Nguồn: Báo cáo số 20-BC/VP, ngày 20/12/1956 Về kiểm điểm công tác sửa sai toàn diện tỉnh Vĩnh Phúc, Lưu tại văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc).
Các đoàn thể quần chúng trong sửa sai đều được củng cố và phát triển. Tổ chức Nông hội đã thu hút hầu hết nông dân lao động tham gia; những nông dân tiên tiến gia nhập tổ đổi công nhằm tương trợ nhau trong sản xuất. Đoàn thanh niên luôn đi đầu trong các phong trào hoạt động ở địa phương…
- Điều chỉnh diện tích và sản lượng:
Khi tiến hành cải cách ruộng đất, diện tích và sản lượng bị “kích” lên là