Sai lầm trong chỉnh đốn tổ chức

Một phần của tài liệu thực hiện chủ trương cải cách ruộng đất của đảng ở tỉnh vĩnh phúc tu nam 1955 den nam 1957 (Trang 57 - 60)

6. Bố cục của luận văn

3.1.2. Sai lầm trong chỉnh đốn tổ chức

Khó khăn đặt ra cho các Đội trong giảm tô, cải cách ruộng đất là ở hầu hết các xã vùng mới giải phóng đều có cơ sở chỉ điểm gián điệp, đảng phái phản động. Ngoài tổ chức Quốc dân đảng còn xuất hiện thêm các tổ chức như Đại Việt thanh niên, Phụ nữ chống cộng, Việt Nam cứu quốc hội. Đây đều là những tổ chức phản động được lập ra nhằm làm cho quần chúng hoang mang, không phân biệt rõ đâu là cứu quốc, đâu là phản động. Một số địa chủ vẫn ngấm ngầm hoạt động chống phá cách mạng thông qua việc phân tán bớt tài sản, tiền, thóc, vàng, ruộng cho anh em họ hàng để tránh bị phát hiện; bố trí tay chân cho cán bộ “bắt rễ” hay dùng tay sai đi phá hoại… Ví dụ như tên Đởn ở Tây Sơn đã phân tán 1.150.000 đồng cho 11 anh em họ hàng; tên Quảng ở Ngũ Kiên là Đảng viên Quốc dân đảng được bố trí cho cán bộ bắt rễ… Trong khi đó tình hình chi bộ nông thôn trước chỉnh đốn rất phức tạp cả về tổ chức và tư tưởng, ban chi ủy thì thành phần không trong sạch, giai cấp địa chủ vẫn nắm quyền lãnh đạo, thành phần bần cố nông tham gia lãnh đạo ít nên công tác chỉnh đốn tổ chức rất quan trọng, được quan tâm, chú ý.

Từ khi tiến hành giảm tô, giảm tức tiến tới cải cách ruộng đất, thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng”, trong quá trình lãnh đạo, các địa phương chủ quan, mất cảnh giác một cách nghiêm trọng, chưa nhận rõ âm mưu thâm độc của bọn quốc dân đảng, gián điệp phản động nên coi nhẹ lãnh đạo, coi thường địch, không đi sâu phát hiện địch. Vì vậy, các cơ quan từ tỉnh đến huyện, xã đều có phần tử Quốc dân đảng chui vào lũng đoạn như ở Bình Xuyên, Yên Lãng, Yên Lạc gây hoang mang trong quần chúng nhân dân.

Chỉ tính riêng 5 huyện: Tam Dương, Bình Xuyên, Kim Anh, Đa Phúc, Đông Anh có 477 đảng viên là phần tử Quốc dân đảng, trong 119 người nằm trong Ban chi ủy có 32 người giữ chức Bí thư và 12 Phó Bí thư. Trong các đoàn thể, tổ chức như Nông hội, Thanh niên, Phụ nữ, Công an có 885 người là Quốc dân đảng tham gia vào bộ máy chính quyền. Nguy hiểm hơn, tay chân Quốc dân đảng chui cả vào hàng ngũ cán bộ cấp tỉnh, leo lên Ủy viên Ban Tổ chức tỉnh ủy, Bí thư huyện ủy như ở Yên Lạc, Yên Lãng, Bình Xuyên; có những xã như Hoàng Đan (Tam Dương), Đôn Nhân (Lập Thạch) bị khống chế hoàn toàn.

Ngoài tổ chức phản động Quốc dân Đảng, còn có nhiều tổ chức mang hình thức dân chủ nhưng thực chất lại phản động như: Thanh niên cách mạng hải ngoại đoàn, Dân chủ đảng, Hội bóng tròn, Hội văn nghệ…

Khi tiến hành cải cách ruộng đất, các Đội quá nhấn mạnh tới nguồn gốc của tổ chức Quốc dân đảng mà đánh giá không đúng về tình hình chi bộ nông thôn vùng mới giải phóng: đánh giá thấp chi bộ nông thôn vùng mới giải phóng, thành kiến với đảng viên cũ. Trong báo cáo công tác chỉnh đốn tổ chức trong tỉnh Vĩnh Phúc ngày 25 tháng 8 năm 1957 đã chỉ rõ: “Qua đợt 3 sang đợt 4 lại củng cố thêm nhận định chi bộ vùng mới giải phóng phức tạp nghiêm trọng, bị tay sai đế quốc và Quốc dân đảng lũng đoạn, gây tình trạng hoài nghi, bắt bớ, nhục hình với một số đảng viên cũ, diện xử trí quá nhiều.

đảng viên cũ ở những nơi có nhiều thành tích chiến đấu với đế quốc, để việc sử dụng và xử trí đảng viên được đúng. Nhưng ý kiến này không được xét đến, còn bị phê phán là sai” [27, tr. 6]. Cán bộ cải cách ruộng đất thành kiến với

đảng viên nên không giáo dục mà chỉ tìm cách đả kích đảng viên. Đội công tác xuống xã chỉ tìm hiểu những sai lầm của đảng viên và khuyết điểm của phong trào để phê phán, có khi còn kết luận cho cả một số đảng viên thuộc thành phần tốt là phần tử địch, có nơi đã xử bắn oan như ở xã Cộng Hòa (Tam Dương). Thậm chí một số đảng viên là cán bộ thoát ly đã hy sinh vì chiến đấu cũng bị “quy chụp” là địa chủ, quốc dân đảng. Có nơi, cán bộ còn thêm bớt tài liệu cho hợp với ý định chủ quan của mình nhằm tìm ra những đảng viên “xấu”.

Do tư tưởng thành kiến với đảng viên cũ, coi đảng viên cũ vùng mới giải phóng là xấu hết, có liên quan đến địa chủ, nằm trong đảng phái chính trị phản động, nên đối với đảng viên cũ không giao công tác, nặng về đả kích, trong giáo dục thiếu kiên nhẫn và chỉ đi tìm tài liệu chứng minh đảng viên đó là Quốc dân đảng để xử trí. Phát động quần chúng không ra thì tiến hành truy bức đảng viên, dùng nhục hình bắt họ phải nhận tội phá hoại cải cách ruộng đất hay là phần tử Quốc dân đảng.

Trong chỉnh đốn cấp tỉnh, huyện khi tổ công tác xuống đã mang theo nhận định về sự lũng đoạn của giai cấp địa chủ và Quốc dân đảng, đem tình hình địa phương này quy chụp cho địa phương khác, tìm những thiếu sót của phong trào như chống càn thất bại, lập tề… làm đặc điểm của phong trào, quy kết phong trào bị phản động và giai cấp địa chủ lũng đoạn nghiêm trọng. Ví dụ như ở huyện Yên Lãng, đội công tác chỉnh đốn tổ chức đã kết luận bị địa chủ, Quốc dân đảng lũng đoạn từ năm 1946 đến ngày chỉnh đốn… Tổng số đảng viên trước giảm tô có 5.265 đồng chí, trong giảm tô và cải cách ruộng đất đã xử trí 2.416 đồng, chiếm 45,8% tổng số. Đặc biệt, trong các cơ quan tỉnh, huyện có 305 đảng viên thì có 234 đảng viên bị xử trí, chiếm 76,7%. Trong số 2.416 đảng viên bị xử trí có 111 Bí thư, phó Bí thư chị bộ, 171 chi

ủy viên, 2.275 nông dân lao động, 51 phú nông, 48 địa chủ, 5 lao động khác, 26 con phú nông, 19 con địa chủ [19, tr. 10]. Như vậy, sau cải cách ruộng đất, bầu không khí căng thẳng tràn ngập trong các địa phương, người nông dân mất niềm tin vào Đảng, mối đoàn kết dân tộc bị phá vỡ.

Một phần của tài liệu thực hiện chủ trương cải cách ruộng đất của đảng ở tỉnh vĩnh phúc tu nam 1955 den nam 1957 (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)