Phát động chiến dịch “Điện Biên Phủ”, chống phong kiến

Một phần của tài liệu thực hiện chủ trương cải cách ruộng đất của đảng ở tỉnh vĩnh phúc tu nam 1955 den nam 1957 (Trang 32)

6. Bố cục của luận văn

1.2.2. Phát động chiến dịch “Điện Biên Phủ”, chống phong kiến

Tháng 9 năm 1954, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Nghị quyết “Tình

hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng”. Nghị quyết đã khẳng định:

hiện việc tiêu diệt chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ thì cúng không thể tạo điều kiện căn bản để phục hồi và phát triển kinh tế” [51, tr. 297].

Ngày 7 tháng 12 năm 1954, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 107-CT/TW “Về

việc chỉnh đốn chi bộ nông thôn trong cải cách ruộng đất” nhằm tăng cường

chỉ đạo công tác chỉnh đốn chi bộ.

Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 10 tháng 6 năm 1955 của Ban Bí thư Trung

ương “Về chỉnh đốn chi bộ nông thôn trong phát động quần chúng giảm tô ở

vùng mới giải phóng” đã nhận định khái quát về tình hình, đặc điểm các chi

bộ nông thôn vùng mới giải phóng, trong đó nhấn mạnh sự phức tạp, tình hình lũng đoạn trong chi bộ nông thôn vùng mới giải phóng và đề cao nhiệm vụ chỉnh đốn chi bộ.

Công tác chỉnh đốn chi bộ càng được đề cao hơn khi Ban Bí thư ra

Thông tri số 46-TT/TW ngày 8 tháng 7 năm 1955 “Bổ khuyết về chỉnh đốn

chi bộ trong cải cách ruộng đất vùng mới giải phóng”, trong đó nhấn mạnh

“chi bộ nông thôn ở vùng mới giải phóng, từ khi tiến hành giảm tô không những đã bị giai cấp bóc lột lũng đoạn mà còn bị đế quốc, phản động tấn công, nên đã phức tạp nghiêm trọng về mặt tổ chức cũng như về mặt tư tưởng” [50, tr. 440]. Do đó, “công tác chỉnh đốn chi bộ là rất trọng yếu. Có chỉnh đốn chi bộ được tốt thì mới giữ vững, củng cố và phát triển được thắng lợi của cải cách ruộng đất, mới phá tan được mọi hoạt động phá hoại của địa chủ và bọn gián điệp, mới củng cố hậu phương của ta một cách vững chắc, mới đảm bảo mọi chính sách của Đảng và Chính phủ được thi hành đúng đắn ở nông thôn” [50, tr. 441].

Sau khi Hiệp định Giơnevơ được kí kết, đế quốc Mỹ ngày càng can thiệp sâu, thực hiện âm mưu phá hoại đình chiến, phá hoại hoà bình ở Đông Dương, phá hoại thống nhất ở Việt Nam. Trước tình hình đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ bảy (mở rộng) từ ngày 3 đến ngày 12 - 3 - 1955 tại Thủ đô Hà Nội để phân tích tình hình thế giới và trong nước,

kiểm điểm việc thi hành những nhiệm vụ từ sau ngày hoà bình lập lại và đề ra những nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân trong năm 1955.

Hội nghị nhận định rằng: Kẻ thù cụ thể trước mắt của toàn dân ta hiện

nay là đế quốc Mỹ, phái thực dân Pháp phản hiệp định và bọn Ngô Đình Diệm; đế quốc Mỹ là kẻ thù đầu sỏ và nguy hại nhất; đồng thời khẳng định nhiệm vụ chung là: đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh thực hiện Hiệp định đình chiến, đề phòng và khắc phục mọi âm mưu phá hoại Hiệp định đình

chiến, để củng cố hoà bình; ra sức hoàn thành cải cách ruộng đất, phục hồi và

nâng cao sản xuất, tăng cường xây dựng quân đội nhân dân, để củng cố miền Bắc; giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam.

Vì cải cách ruộng đất là đánh đổ giai cấp địa chủ, giải phóng nông dân khỏi ách phong kiến, phá bỏ cơ sở xã hội của chủ nghĩa đế quốc ở miền Bắc, củng cố cơ sở chính trị rộng lớn của ta ở nông thôn, là thực hiện người cày có ruộng, củng cố công nông liên minh; tạo điều kiện tốt để khôi phục kinh tế và xây dựng lực lượng hùng hậu; tranh thủ được đại đa số nhân dân ở miền Nam và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị chống đế quốc Mỹ và phe lũ, đặng củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ [51, tr. 108]. Từ ngày 13 đến ngày 20 - 8 - 1955, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương khóa II đã họp Hội nghị lần thứ tám quyết định một số nhiệm vụ trước

mắt của hai miền. Hội nghị khẳng định: … phải đẩy mạnh việc củng cố miền

Bắc, và muốn củng cố miền Bắc phải ra sức hoàn thành cải cách ruộng đất

vì đó là một việc cần thiết để đẩy mạnh khôi phục và phát triển nông nghiệp, tǎng sức mua của nông dân, mở rộng thị trường nội địa, tạo điều kiện tốt để phát triển công thương nghiệp mặc dù trong báo cáo đọc tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ bảy đã khẳng định: trong quá trình thực hiện chính sách cải cách ruộng đất đã mắc phải nhiều sai lầm nghiêm trọng.

Đặc biệt, nhiệm vụ phải tổ chức phúc tra những xã đã cải cách ruộng

đất được đề ra nhằm sửa chữa những khuyết điểm, sai lầm, tổ chức nông dân

sản xuất theo đúng phương châm, đường lối của Đảng [51, tr. 410 - 411]. Dựa theo tinh thần chỉ đạo Đảng và Chính phủ, tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành nhiều biện pháp giảm tô, giảm tức, thực hiện chính sách ruộng đất tiến

tới thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng”.

Tiểu kết

Trong nông thôn Việt Nam nói chung, nông thôn Bắc Bộ nói riêng, phương thức bóc lột phong kiến vẫn chiếm vị trí thống trị, thậm chí chế độ chiếm hữu ruộng đất phong kiến ngày một mạnh hơn do thực dân Pháp ngày càng “dung dưỡng” cho giai cấp địa chủ phản động như cây tầm gửi sống bám vào cây khác để sinh trưởng. Đặc trung tự nhiên và xã hội của nước ta như dân số đông, đất nước hẹp, trải dài, diện tích đất công lớn nên sở hữu ruộng đất ở Vĩnh Phúc mang tính chất phân tán, số lượng địa chủ chiếm hữu diện tích ruộng đất lớn không nhiều, chủ yếu là địa chủ vừa và nhỏ.

Thực hiện dần dần chính sách ruộng đất của Đảng đã đem lại ruộng đất cho nông dân, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân vào chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ. Đến đầu năm 1953, mức độ chiếm hữu và thành phần địa chủ, phú nông bị suy giảm, thành phần và sở hữu ruộng đất của nông dân tăng lên nhanh chóng. Toàn tỉnh đã tạm cấp được 57% ruộng đất vắng chủ và ruộng hiến, ở những vùng tự do được tạm cấp ruộng đất có 95% cố nông lên bần nông; nơi không được tạm cấp nhưng được giảm tô và chia công điền thì có từ 60 - 70% cố nông lên bần nông.

Với những kết quả đạt được trong việc thi hành chính sách ruộng đất của Đảng trong kháng chiến, nhiệm vụ dân chủ được hoàn thành, vừa đảm bảo chính sách đại đoàn kết dân tộc, cô lập kẻ thù, vừa tạo nên sức mạnh rộng

lớn nhất bảo đảm cho cuộc kháng chiến đi tới thắng lợi, vừa giải quyết được quyền lợi chính đáng của giai cấp nông dân là có tư liệu sản xuất, động viên họ tích cực tham gia kháng chiến. Việc đấu tranh giai cấp, truy bức địa chủ, quy kết phản động như đã làm trong cuộc CCRĐ là không cần thiết khi mà cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc đang ở giai đoạn quyết liệt nhất, khó khăn nhất, đòi hỏi sức mạnh đoàn kết thống nhất của cả dân tộc.

Chương 2:

CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT Ở TỈNH VĨNH PHÚC (1955 - 1956) 2.1. Thực hiện triệt để giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất

Thực hiện chủ trương của Đảng, Vĩnh Phúc bước vào công cuộc giảm tô, giảm tức tiến tới hoàn thành cải cách ruộng đất. Vĩnh Phúc thực hiện 4 đợt giảm tô cùng với 2 đợt cải cách ruộng đất (đợt 1 và đợt 2, 3, 4 giảm tô ở Vĩnh Phúc tương ứng với đợt 4, 5 và đợt 6, 7 của toàn miền Bắc; đợt 1 và đợt 2 cải cách ruộng đất ở Vĩnh Phúc tương ứng với đợt 3 và đợt 4 của cải cách ruộng đất trên phạm vi toàn miền Bắc).

Đầu năm 1954, thực hiện nghị quyết của Trung ương, Vĩnh Phúc tiến hành giảm tô đợt 4 dưới sự chỉ đạo của Đoàn giảm tô Vĩnh Phúc trên địa bàn 10 xã của huyện Lập Thạch. Tiếp đó, giữa năm 1954, giảm tô đợt 5 tiếp tục được tiến hành trên 10 xã.

Sau khi hòa bình lập lại, từ giữa tháng 11 năm 1954, Vĩnh Phúc tiến hành giảm tô đợt 6 trên địa bàn của 32 xã thuộc huyện Tam Dương, Vĩnh Tường.

Vĩnh phúc thực hiện giảm tô đợt 7, đợt cuối cùng ở 81 xã còn lại của tất cả các huyện, thị trong tỉnh. Còn lại 10 xã không qua giảm tô là: Sơn Đông (Lập Thạch), Hợp Châu, Kim Long, Hưng Đạo, Tam Đảo (Tam Dương), Hiệp Hòa, Gia Khánh, Bá Hiến, Minh Quang (Bình Xuyên) và Minh Phú (Kim Anh).

Từ đầu tháng 2 năm 1955 đến đầu tháng 10 năm 1955, Vĩnh Phúc tiến hành cải cách ruộng đất trong 2 đợt. Nhiệm vụ này do Đoàn ủy IV trực tiếp chỉ đạo và tiến hành trên địa bàn 176 xã trong toàn tỉnh.

2.1.1. Các đợt triệt để giảm tô, giảm tức

Giảm tô đợt 4, 5 (từ tháng 3/1954 đến tháng 6/1954)

Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đang diễn ra ở giai đoạn quyết liệt nhất, Vĩnh Phúc thực hiện đợt 4 triệt để giảm tô, giảm tức

trên địa bàn 10 xã của huyện Lập Thạch gồm: Yên Dương, Bồ Lý, Hợp Lý, Minh Khai, Nguyễn Huệ, Quang Trung, Đôn Nhân, Lãng Công, Bạch Hải, Phương Khoan với dân số 27.832 người. Công tác giảm tô được thực hiện theo 5 bước sau:

Bước 1: Trọng tâm là công tác “bắt rễ” quần chúng; đồng thời tiến hành tuyên truyền các chính sách của Đảng, sơ bộ tìm hiểu tình hình các tổ chức ở địa phương, đặc biệt là các chi bộ.

Bước 2: Họp lớp huấn luyện rễ, mở các lớp bồi dưỡng cán bộ; tuyên truyền chính sách, làm cho quần chúng nhận rõ âm mưu của địch, phân biệt được bạn - thù

Bước 3: Phát động một phong trào tố khổ rộng khắp trong nông dân lao động, tiến hành xâu chuỗi, xây dựng nông hội lớn mạnh để chuẩn bị đấu tranh.

Bước 4: Xét xử những tên địa chủ cường hào gian ác đầu sỏ; đấu tranh thanh toán; chia quả thực.

Bước 5: Chỉnh đốn tổ chức, chủ yếu là chi bộ, nông hội, chính quyền, công an, dân quân, du kích; tiến hành chia lại xã.

Dưới tác động của công tác tuyên truyền, ngay trước khi đoàn giảm tô về các địa phương, đoàn được quần chúng nhân dân, nhất là bần cố nông hoan nghênh nhiệt liệt.

Sau khi về xã, các đội giảm tô tiến hành tuyên truyền chính sách, đồng thời thực hiện “ba cùng”, thăm nghèo hỏi khổ, “bắt rễ”, “xâu chuỗi”, tìm chỗ dựa. Tiếp đó, tiến hành đánh đổ giai cấp địa chủ, phát động quần chúng tố khổ. Sau khi giai cấp địa chủ bị “đánh gục”, công tác phát động quần chúng hướng vào việc bắt địa chủ giảm tô, giảm tức và chia quả thực trong đấu tranh cho nông dân.

Trải qua các bước, công tác giảm tô đợt 4, 5 đã đạt được những kết quả to lớn như sau:

Về chính trị: Qua đấu tranh phát hiện 190 địa chủ ở 10 xã, trong đó có 24 địa chủ cường hào gian ác bị đấu tố và 20 người đã nhận tội. Tổng số người đi dự các cuộc đấu tố là 36.635 người, trung bình mỗi xã có 44% dân số đi dự các cuộc đấu tố. Tổng số khổ chủ 1.251 người, đã có 799 người lên tố, chiếm 63%. Đem trừng trị 31 địa chủ trước tòa án nhân dân đặc biệt, trong đó có 1 án tử hình, 12 án tù từ 15 đến 20 năm, 3 án tù từ 10 đến 14 năm, 7 án tù từ 5 đến 9 năm, 6 án tù từ 1 đến 4 năm và 2 án quản chế [60, tr. 3].

Về kinh tế: Sau khi đánh gục về ưu thế chính trị của giai cấp địa chủ, các đội cải cách đã bắt địa chủ phải giảm tô, giảm tức, thoái tô nhằm làm suy yếu thế lực về kinh tế của họ, đem lại một phần quyền lợi cho nông dân. Đối tượng thoái tô bao gồm cả địa chủ và phú nông. Đi đôi với thoái tô, giảm tô, địa chủ phải giảm tức, xóa nợ, hoãn nợ và giảm mức lãi cho nông dân.

Tổng số tô của 252 địa chủ và phú nông phải thoái là 363.708 kg thóc, trong đó đã thoái được 243.361 kg, tỷ lệ 65,2%. Có 2 xã đạt 100%, 2 xã trên 90%, 1 xã trên 70%, 1 xã trên 50%, 1 xã trên 25% địa chủ đã thực hiện thoái tô theo quy định. Các đội giảm tô đem 218.137 kg thóc thu được chia cho 9.401 nhân khẩu của 245 gia đình nông dân lao động và dân nghèo như ở xã Bồ Lý, Minh Khai, Lãng Công đã chia cho 100% bần nông, cố nông, kể cả tầng lớp trung nông cũng được chia tới 20%. Xã Minh Khai, nhân khẩu nhiều nhất được chia 45 kg, ít nhất được 15 kg, bình quân mỗi nhân khẩu được 25 kg. Tại những xã ít tô nhất, mỗi nhân khẩu cũng được chia 9 kg [60, tr. 4]. Nhìn chung, việc chia giữ vững được đoàn kết, đảm bảo nguyên tắc công bằng hợp lý, nhường nhịn giúp đỡ lẫn nhau. Tuy nhiên một số nơi cán bộ không thật sự dân chủ, làm cho một số rễ và đảng viên sau khi chia vẫn còn thắc mắc…

Về chỉnh đốn tổ chức: do đây là những xã trước là cơ sở của tổ chức Quốc dân đảng nên trước khi về xã, với nhận định tình hình các tổ chức phức tạp, căn bản bị địch lũng đoạn nên công tác chỉnh đốn chi bộ Đảng và các tổ

chức đoàn thể ở nông thôn được chú trọng. Kết quả sau khi tiến hành phân loại chi bộ, có 9 chi bộ thuộc loại kém và 1 chi bộ phải giải tán.

Cùng với việc chấn chỉnh các chi bộ Đảng, tổ chức Nông hội cũng được củng cố, tăng cường. Qua phát động quần chúng giảm tô, nông hội đã khai trừ những phần tử có lý lịch không trong sạch, đảm bảo vai trò lãnh đạo của cốt cán là bần cố nông, thực hiện được đúng chính sách của Đảng làm cho tầng lớp trung nông không hoang mang. Cụ thể: tỷ lệ trung nông trong tổ chức Nông hội trước khi đấu tranh là 20% thì sau khi thực hiện giảm tô không giảm đi mà chiếm 30% tổng số [60, tr. 5].

Các ngành khác như công an, du kích cũng gạt bỏ nhiều phần tử “xấu” ra khỏi các cơ quan đoàn thể, thay vào đó là những cốt cán xuất thân từ tầng lớp bần cố nông, trung nông.

Giảm tô đợt 6 (giữa tháng 11 năm 1954)

Sau khi hòa bình lập lại, miền Bắc vừa tiến hành khôi phục mọi mặt sau chiến tranh, vừa tiếp tục thực hiện giảm tô tiến tới hoàn thành khẩu hiệu “Người cày có ruộng”. Vĩnh Phúc tiến hành giảm tô, giảm tức đợt 6 trên địa bàn 30 xã của các huyện Lập Thạch, Tam Dương, Vĩnh Tường.

Các xã phát động quần chúng giảm tô đợt này đều là những xã miền trung du và đồng bằng, đại bộ phận là vùng tạm chiếm, vùng du kích, căn cứ du kích cũ. Đời sống nhân dân nghèo khổ, ruộng đất tập trung trong tay địa chủ, như ở xã Minh Đức ba phần tư nông dân lao động không có ruộng, địa chủ thu tô thuế nặng, có khi lấy tới 2/3 sản lượng thu hoạch được.

Trong đấu tranh chính trị, các đội tiếp tục phát động quần chúng đấu tranh “vạch mặt” những địa chủ còn lọt lưới sau giảm tô đợt 4, 5 và phát hiện thêm nhiều địa chủ mới. Phát hiện 548 địa chủ, trong đó có 121 địa chủ cường hào gian ác, 427 địa chủ thường, 15 địa chủ việt gian phản động nhưng không xếp vào cường hào gian ác, 8 địa chủ công thương nghiệp. Đưa ra xử án kết hợp với tố khổ 41 địa chủ, chiếm 7,48% so với tổng số địa chủ. Cho 60 địa

chủ đi học chiếm 10,94% so với tổng số địa chủ. Xử tử hình 4 địa chủ, chiếm 0,73% với tổng số, 22 án tù từ 15 đến 20 năm, 17 án tù từ 10 đến 20 năm, 2 án tù từ 5 đến 9 năm, 4 án tù dưới 5 năm. Tổng số án đã xử trong giảm tô đợt

Một phần của tài liệu thực hiện chủ trương cải cách ruộng đất của đảng ở tỉnh vĩnh phúc tu nam 1955 den nam 1957 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)