6. Bố cục của luận văn
2.1.1. Các đợt triệt để giảm tô, giảm tức
Giảm tô đợt 4, 5 (từ tháng 3/1954 đến tháng 6/1954)
Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đang diễn ra ở giai đoạn quyết liệt nhất, Vĩnh Phúc thực hiện đợt 4 triệt để giảm tô, giảm tức
trên địa bàn 10 xã của huyện Lập Thạch gồm: Yên Dương, Bồ Lý, Hợp Lý, Minh Khai, Nguyễn Huệ, Quang Trung, Đôn Nhân, Lãng Công, Bạch Hải, Phương Khoan với dân số 27.832 người. Công tác giảm tô được thực hiện theo 5 bước sau:
Bước 1: Trọng tâm là công tác “bắt rễ” quần chúng; đồng thời tiến hành tuyên truyền các chính sách của Đảng, sơ bộ tìm hiểu tình hình các tổ chức ở địa phương, đặc biệt là các chi bộ.
Bước 2: Họp lớp huấn luyện rễ, mở các lớp bồi dưỡng cán bộ; tuyên truyền chính sách, làm cho quần chúng nhận rõ âm mưu của địch, phân biệt được bạn - thù
Bước 3: Phát động một phong trào tố khổ rộng khắp trong nông dân lao động, tiến hành xâu chuỗi, xây dựng nông hội lớn mạnh để chuẩn bị đấu tranh.
Bước 4: Xét xử những tên địa chủ cường hào gian ác đầu sỏ; đấu tranh thanh toán; chia quả thực.
Bước 5: Chỉnh đốn tổ chức, chủ yếu là chi bộ, nông hội, chính quyền, công an, dân quân, du kích; tiến hành chia lại xã.
Dưới tác động của công tác tuyên truyền, ngay trước khi đoàn giảm tô về các địa phương, đoàn được quần chúng nhân dân, nhất là bần cố nông hoan nghênh nhiệt liệt.
Sau khi về xã, các đội giảm tô tiến hành tuyên truyền chính sách, đồng thời thực hiện “ba cùng”, thăm nghèo hỏi khổ, “bắt rễ”, “xâu chuỗi”, tìm chỗ dựa. Tiếp đó, tiến hành đánh đổ giai cấp địa chủ, phát động quần chúng tố khổ. Sau khi giai cấp địa chủ bị “đánh gục”, công tác phát động quần chúng hướng vào việc bắt địa chủ giảm tô, giảm tức và chia quả thực trong đấu tranh cho nông dân.
Trải qua các bước, công tác giảm tô đợt 4, 5 đã đạt được những kết quả to lớn như sau:
Về chính trị: Qua đấu tranh phát hiện 190 địa chủ ở 10 xã, trong đó có 24 địa chủ cường hào gian ác bị đấu tố và 20 người đã nhận tội. Tổng số người đi dự các cuộc đấu tố là 36.635 người, trung bình mỗi xã có 44% dân số đi dự các cuộc đấu tố. Tổng số khổ chủ 1.251 người, đã có 799 người lên tố, chiếm 63%. Đem trừng trị 31 địa chủ trước tòa án nhân dân đặc biệt, trong đó có 1 án tử hình, 12 án tù từ 15 đến 20 năm, 3 án tù từ 10 đến 14 năm, 7 án tù từ 5 đến 9 năm, 6 án tù từ 1 đến 4 năm và 2 án quản chế [60, tr. 3].
Về kinh tế: Sau khi đánh gục về ưu thế chính trị của giai cấp địa chủ, các đội cải cách đã bắt địa chủ phải giảm tô, giảm tức, thoái tô nhằm làm suy yếu thế lực về kinh tế của họ, đem lại một phần quyền lợi cho nông dân. Đối tượng thoái tô bao gồm cả địa chủ và phú nông. Đi đôi với thoái tô, giảm tô, địa chủ phải giảm tức, xóa nợ, hoãn nợ và giảm mức lãi cho nông dân.
Tổng số tô của 252 địa chủ và phú nông phải thoái là 363.708 kg thóc, trong đó đã thoái được 243.361 kg, tỷ lệ 65,2%. Có 2 xã đạt 100%, 2 xã trên 90%, 1 xã trên 70%, 1 xã trên 50%, 1 xã trên 25% địa chủ đã thực hiện thoái tô theo quy định. Các đội giảm tô đem 218.137 kg thóc thu được chia cho 9.401 nhân khẩu của 245 gia đình nông dân lao động và dân nghèo như ở xã Bồ Lý, Minh Khai, Lãng Công đã chia cho 100% bần nông, cố nông, kể cả tầng lớp trung nông cũng được chia tới 20%. Xã Minh Khai, nhân khẩu nhiều nhất được chia 45 kg, ít nhất được 15 kg, bình quân mỗi nhân khẩu được 25 kg. Tại những xã ít tô nhất, mỗi nhân khẩu cũng được chia 9 kg [60, tr. 4]. Nhìn chung, việc chia giữ vững được đoàn kết, đảm bảo nguyên tắc công bằng hợp lý, nhường nhịn giúp đỡ lẫn nhau. Tuy nhiên một số nơi cán bộ không thật sự dân chủ, làm cho một số rễ và đảng viên sau khi chia vẫn còn thắc mắc…
Về chỉnh đốn tổ chức: do đây là những xã trước là cơ sở của tổ chức Quốc dân đảng nên trước khi về xã, với nhận định tình hình các tổ chức phức tạp, căn bản bị địch lũng đoạn nên công tác chỉnh đốn chi bộ Đảng và các tổ
chức đoàn thể ở nông thôn được chú trọng. Kết quả sau khi tiến hành phân loại chi bộ, có 9 chi bộ thuộc loại kém và 1 chi bộ phải giải tán.
Cùng với việc chấn chỉnh các chi bộ Đảng, tổ chức Nông hội cũng được củng cố, tăng cường. Qua phát động quần chúng giảm tô, nông hội đã khai trừ những phần tử có lý lịch không trong sạch, đảm bảo vai trò lãnh đạo của cốt cán là bần cố nông, thực hiện được đúng chính sách của Đảng làm cho tầng lớp trung nông không hoang mang. Cụ thể: tỷ lệ trung nông trong tổ chức Nông hội trước khi đấu tranh là 20% thì sau khi thực hiện giảm tô không giảm đi mà chiếm 30% tổng số [60, tr. 5].
Các ngành khác như công an, du kích cũng gạt bỏ nhiều phần tử “xấu” ra khỏi các cơ quan đoàn thể, thay vào đó là những cốt cán xuất thân từ tầng lớp bần cố nông, trung nông.
Giảm tô đợt 6 (giữa tháng 11 năm 1954)
Sau khi hòa bình lập lại, miền Bắc vừa tiến hành khôi phục mọi mặt sau chiến tranh, vừa tiếp tục thực hiện giảm tô tiến tới hoàn thành khẩu hiệu “Người cày có ruộng”. Vĩnh Phúc tiến hành giảm tô, giảm tức đợt 6 trên địa bàn 30 xã của các huyện Lập Thạch, Tam Dương, Vĩnh Tường.
Các xã phát động quần chúng giảm tô đợt này đều là những xã miền trung du và đồng bằng, đại bộ phận là vùng tạm chiếm, vùng du kích, căn cứ du kích cũ. Đời sống nhân dân nghèo khổ, ruộng đất tập trung trong tay địa chủ, như ở xã Minh Đức ba phần tư nông dân lao động không có ruộng, địa chủ thu tô thuế nặng, có khi lấy tới 2/3 sản lượng thu hoạch được.
Trong đấu tranh chính trị, các đội tiếp tục phát động quần chúng đấu tranh “vạch mặt” những địa chủ còn lọt lưới sau giảm tô đợt 4, 5 và phát hiện thêm nhiều địa chủ mới. Phát hiện 548 địa chủ, trong đó có 121 địa chủ cường hào gian ác, 427 địa chủ thường, 15 địa chủ việt gian phản động nhưng không xếp vào cường hào gian ác, 8 địa chủ công thương nghiệp. Đưa ra xử án kết hợp với tố khổ 41 địa chủ, chiếm 7,48% so với tổng số địa chủ. Cho 60 địa
chủ đi học chiếm 10,94% so với tổng số địa chủ. Xử tử hình 4 địa chủ, chiếm 0,73% với tổng số, 22 án tù từ 15 đến 20 năm, 17 án tù từ 10 đến 20 năm, 2 án tù từ 5 đến 9 năm, 4 án tù dưới 5 năm. Tổng số án đã xử trong giảm tô đợt 6 là 49 án, tỷ lệ 8,94%. Trong số án đã xử có 2 án là trung nông tay sai và 3 án là địa chủ thường [82].
Về kinh tế: đã tịch thu 282 mẫu 7 sào 8 thước ruộng, 18 mẫu 9 sào 13 thước đất, 52 trâu bò, 196 nông cụ, 86 nhà cửa, 10.539 kg thóc và 193.409 kg các tài sản khác [83]. Trâu bò, nông cụ, tài sản khác thu được đem chia cho nhân dân lao động, còn ruộng đất thì phải chờ đến cải cách ruộng đất mới thực hiện quyền sở hữu cho nông dân. Với những gia đình không có thước ruộng nào thì được tạm giao một ít diện tích để cày cấy, đảm bảo đời sống. Công tác chia quả thực được tiến hành trên cơ sở đảm bảo đoàn kết bần cố nông, đoàn kết lương giáo, tập trung vào tầng lớp bần cố nông, sản xuất cứu đói. Cụ thể công tác tình hình đấu tranh thanh toán, chia quả thực trong giảm tô đợt 6 như sau.
Bảng 2.1. Thống kê tình hình chia quả thực trong giảm tô đợt 6
Các giai cấp Tổng số gia đình
Tổng số nhân khẩu
Gia đình và nhân khẩu được chia Tổng số quả thực được hưởng (kg) Tỷ lệ (%) Gia đình Tỷ lệ (%) Nhân khẩu Tỷ lệ (%) Trung nông 8.064 39.251 1.075 13 4.392 11 74.858 8,8 Bần nông 9.088 36.815 6.887 75 26.043 70 522.077 65,4 Cố nông 2.057 6.237 2.029 98 6.092 97 217.414 23,4 Dân nghèo 724 2.851 486 67 1.589 55 29.466 3,48 Cộng 19.933 85.154 10.477 52 38.116 44 843.815
(Nguồn: Thống kê tình hình chia và sử dụng quả thực đợt 6, Uỷ ban CCRĐ Liên khu Việt Bắc, Hồ sơ 927,
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. H).
Về chỉnh đốn tổ chức: tình hình các chi bộ đợt giảm tô này có nhiều vấn đề phức tạp vì đây là những chi bộ ở vùng mới giải phóng, trong thời gian
địch tạm chiếm có hiện tượng cán bộ cầu an, ra đầu thú, làm tay sai, tham gia các tổ chức phản động. Vì vậy, khi các đội cải cách về xã với nhận định tình hình các chi bộ phức tạp và bị địch lũng đoạn, công tác chỉnh đốn chi bộ và các đoàn thể được chú trọng.
Cùng với sự thay đổi thành phần giai cấp, qua phát động quần chúng giảm tô, bộ máy chính quyền xã có sự thay đổi căn bản. Sau giảm tô, các đội đã tiến hành tách xã. Theo đó, giảm tô đợt 6 có 120 thôn, 409 xóm với 21.878 gia đình, 95.589 nhân khẩu của 3 huyện là Vĩnh Tường, Lập Thạch, Tam Dương. Cụ thể: địa chủ 548 gia đình với 3.174 nhân khẩu; phú nông 575 gia đình với 3.444 nhân khẩu; trung nông 8.064 gia đình với 39.251 nhân khẩu; bần nông 9.088 gia đình với 36.815 nhân khẩu; cố nông 2.057 gia đình với 6.237 nhân khẩu; thành phần bóc lột 19 gia đình với 60 nhân khẩu; lao động khác 1.527 gia đình với 6.608 nhân khẩu; công giáo 203 gia đình với 901 nhân khẩu [82].
Bên cạnh việc chỉnh đốn các chi bộ Đảng, bộ máy chính quyền các xã, tổ chức Nông hội, công an, du kích, dân quân cũng được củng cố, tăng cường. Qua phát động quần chúng, những phần tử “xấu” đều bị sa thải, thay vào đó là những cốt cán xuất thân tầng lớp bần cố nông, đảm bảo yêu cầu đã đặt ra trong công tác phát động quần chúng giảm tô, giảm tức tiến tới thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng”.
Giảm tô đợt 7 (cuối năm 1954 đến hết tháng 2 năm 1955)
Phát động quần chúng giảm tô đợt 7 được tiến hành trên diện rộng hơn so với đợt 6, với 72 xã thuộc 7 huyện: Tam Dương, Yên Lạc, Bình Xuyên, Kim Anh, Đa Phúc, Đông Anh, Yên Lãng; trừ 8 xã vành đai không có chủ trương phát động quần chúng. Các xã này chủ yếu thuộc vùng tạm chiếm và vùng căn cứ du kích, vùng du kích. Trong đó, có 4 xã có đồng bào dân tộc thiểu số và 2 thị xã là Vĩnh Yên và Phúc Yên.
Về chính trị: đã quy 1.621 địa chủ. Tiến hành xét xử 130 địa chủ cường hào gian ác, quần chúng đã phân biệt được ranh giới bạn - thù, đánh đổ uy thế chính trị của giai cấp địa chủ [14, tr. 19].
Về kinh tế: bắt địa chủ phải thoái trả 380.000 kg thóc tô, đem chia cho bần cố nông góp phần quan trọng giải quyết nạn đói tháng 3 đang diễn ra trầm trọng ở các xã, tạo niềm tin, sự phấn khởi trong nhân dân, tăng cường đoàn kết dân tộc.
Xã Phúc Thắng (Kim Anh) và xã Quyết Tiến (Yên Lãng) là hai xã trọng điểm trong giảm tô đợt 7. Đây là hai xã có đồng bào công giáo, giữa đồng bào bên lương và bên giáo có mâu thuẫn sâu sắc với bọn địa chủ, phản động; thành phần trung nông lớp trên và phú nông hoang mang, sợ lên thành phần. Bên cạnh đó, cơ sở đảng rất phức tạp nên công tác phát động quần chúng của hai xã được các đội coi trọng. Nhưng chỗ dựa của ta trong giảm tô đợt 7 rất yếu, mỗi rễ công giáo phải lãnh đạo hơn 300 giáo dân như xã Phú Cường có 717 giáo dân mà chỉ gây dựng được 2 rễ [32].
Trong chỉnh đốn chi bộ: 72 xã tiến hành giảm tô đợt 7 đều là những xã mới giải phóng, tình hình chi bộ rất phức tạp, địch lũng đoạn, bố trí chân tay vào các nhóm tố khổ để đả phá làm cán bộ, quần chúng hoang mang. Do vậy, công tác chỉnh đốn tổ chức được quan tâm, chú ý.
Tính đến đầu năm 1955, Vĩnh Phúc có 4.594 đảng viên, trong đó có 477 đảng viên loại 1, chiếm 10,4 % tổng số đảng viên; loại 2 có 1.869 đảng viên, chiếm 40,6% tổng số đảng viên; loại 3 có 2.248, chiếm 49% đảng viên. Như vậy, số đảng viên xếp loại xấu chiếm tỷ lệ rất lớn. Đồng thời, đã xử trí 334 đảng viên xấu. Sau giảm tô, chi bộ Thanh Lãng (Bình Xuyên) phải giải tán; 4 chi bộ xếp loại 1 và 67 chi bộ xếp loại 2. Trong khi phát động quần chúng, tư tưởng cán bộ chưa được thông suốt. Cán bộ tuy đông nhưng tư tưởng rất phức tạp, trình độ chênh lệch lớn. Trong 1.462 cán bộ dự chỉnh huấn có: 1.338 hữu khuynh sợ địch; 960 có tư tưởng hưởng lạc, cầu an, sợ
gian khổ; 53 cán bộ dựa vào tổ chức cũ; 756 cán bộ không tin tưởng vào bần cố nông, không tích cực bồi dưỡng rễ, đả kích nông hội; 39 cán bộ có tư tưởng hù dọa nhân dân… [14].
Cùng với chỉnh đốn chi bộ, đấu tranh về chính trị, kinh tế, các tổ chức chính quyền, nông hội, công an, du kích và các đoàn thể cũng được củng cố, bổ sung, tăng cường để tiến tới thực hiện mục tiêu “Người cày có ruộng”.