Kiểm tra lại cải cách ruộng đất

Một phần của tài liệu thực hiện chủ trương cải cách ruộng đất của đảng ở tỉnh vĩnh phúc tu nam 1955 den nam 1957 (Trang 50)

6. Bố cục của luận văn

2.2.Kiểm tra lại cải cách ruộng đất

Cuộc cải cách ruộng đất đợt 4 đang đi vào giai đoạn kết thúc, Hội nghị trung ương lần thứ 8 họp từ ngày 13 đến 20 - 8 - 1955 xác định: “phải củng cố những nơi đã cải cách ruộng đất, phải tổ chức phúc tra những xã đã cải cách ruộng đất”. [51; tr.410]. Đợt kiểm tra lại cải cách ruộng đất thí điểm được tiến hành tại tỉnh Phú Thọ. Sau đợt thí điểm, Ủy ban cải cách ruộng đất Trung ương xây dựng kế hoạch kiểm tra lại cải cách ruộng đất ở nhiều địa phương khác, trong đó có tỉnh Vĩnh Phúc.

Kiểm tra lại cải cách ruộng đất nhằm “ổn định nông thôn, tăng cường đoàn kết, đẩy mạnh sản xuất để kết thúc tốt cuộc cải cách ruộng đất”. Yêu cầu cụ thể đặt ra là:

Một là: kiện toàn và nâng cao các tổ chức, chủ yếu là chi bộ:

- Phục hồi quyền lợi cho đảng viên tốt, cốt cán tốt bị xử sai, thanh thải nốt những phần tử xấu còn sót trong tổ chức.

- Phải thực sự dựa, bồi dưỡng và phóng tay giao quyền lãnh đạo cho chi bộ.

- Thông qua tổ chức Nông hội để phát động nông dân.

Hai là: sửa chữa những sai lầm và giải quyết những vấn đề còn lại

trong cải cách ruộng đất, cụ thể là:

- Sửa lại những thành phần bị quy sai và những người bị xử nhầm hay bỏ sót.

- Chia nốt của đấu tranh còn sót lại chưa chia hoặc chia chưa hợp lý. - Điều chỉnh lại diện tích sản lượng cho đúng.

- Giải quyết và thanh toán những xích mích trong nông thôn, nhất là trong nội bộ nông dân lao động.

- Đánh đổ nốt những thế lực phong kiến địa chủ và phần tử cầm đầu phá hoại hiện hành còn sót lại.

Ba là: kết hợp trong kiểm tra lại cải cách ruộng đất giải quyết những

khó khăn về sản xuất nông nghiệp của Nhà nước. Giáo dục cho nhân dân con đường đi sau cải cách ruộng đất [51; tr 411].

Công tác kiểm tra lại cải cách ruộng đất do các tỉnh trực tiếp lãnh đạo và làm đến tỉnh nào thì tỉnh đó phải coi đây là công tác trọng tâm. Toàn Ban Tỉnh ủy phải lãnh đạo, trong đó phân công một số tỉnh ủy viên chuyên trách. Mỗi huyện sẽ tổ chức một cụm. Phụ trách cụm do một đồng chí tỉnh ủy viên và toàn Ban huyện ủy chỉ đạo. Kế hoạch, chính sách và biện pháp cụ thể phải được toàn Ban tỉnh ủy thông qua và báo cáo lên Khu và Trung ương xét. Mỗi

đội công tác sẽ phụ trách từ 2 đến 3 xã. Mỗi xã thành lập một tổ công tác và trung bình ở vùng tự do cũ 3, 4 cán bộ 1 xã, ở vùng tự do mới 5, 6 cán bộ 1 xã. Tổ công tác ở xã nào phải tuyệt đối phục tùng nghị quyết của chi bộ và quyết nghị đại hội nông dân xã. Cán bộ đi làm kiểm tra lại cải cách ruộng đât phải được lựa chọn và giáo dục kỹ về chính sách, phải có trình độ tương đương huyện ủy viên hoặc đội trưởng, đội phó.

Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, đầu tháng 2 đến giữa tháng 5 năm 1956, đợt 1 kiểm tra lại cải cách ruộng đất được tiến hành trong 7 xã thuộc huyện Vĩnh Tường. Tiếp đó, đợt 2 kiểm tra lại cải cách ruộng đất được tiến hành ở 2 xã trong huyện từ ngày 19 đến ngày 22 tháng 5 năm 1956. Sau một thời gian công tác, các đội kiểm tra lại cải cách ruộng đất đã đạt được một số kết quả nhất định: phát hiện một số phản động có tội ác, kiện toàn củng cố các tổ chức, giải quyết một số vấn đề còn tồn tại sau cải cách ruộng đất, sửa lại và điều chỉnh một số thành phần quy sai, động viên quần chúng đẩy mạnh sản xuất chống hạn trên cơ sở đó củng cố các tổ đổi công.

Cán bộ đi kiểm tra lại cải cách ruộng đất chưa nắm vững đường lối chính sách nông thôn, chưa nắm vững mục tiêu, yêu cầu của công tác kiểm tra lại, chưa nắm vững tình hình, đặc điểm ở địa phương, khi tiến hành phạm một số sai lầm như: thành kiến với tổ chức cũ cho rằng đều bị địch lũng đoạn, ngại gian khó đi sâu phát động quần chúng, rơi vào tình trạng cán bộ làm thay, bao biện. Đặc biệt trong việc cộng tác kết hợp đánh địch thì truy ép, dùng nhục hình, mớm cung, bức cung, quy kết phản động bừa bãi rồi tiến hành xử trí đảng viên, cốt cán tràn lan không phân biệt gây tình trạng căng thẳng trong các vùng nông thôn.

Tiểu kết

Phương pháp cải cách dần dần chế độ ruộng đất của Trung ương Đảng trong những năm 1945 - 1952 không chỉ thu hẹp dần phạm vi bóc lột của giai cấp địa chủ mà còn đảm bảo vai trò đoàn kết toàn dân, ủng hộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đến năm 1953, quyết định “phóng tay phát động quần chúng”, cải cách ruộng đất, xóa bỏ hoàn toàn giai cấp địa chủ, thực hiện triệt để khẩu hiệu “Người cày có ruộng” đã gây ra một cuộc cách mạng long trời lở đất trong các vùng nông thôn.

Cuộc cải cách ruộng đất ở Vĩnh Phúc được thực hiện từ năm 1955 đến năm 1957 trên phạm vi của 176 xã trong toàn tỉnh với 4 đợt giảm tô (từ đợt 4 đến đợt 7) và 2 đợt cải cách ruộng đất (đợt 3 và đợt 4). Qua đó, tình hình nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc có sự thay đổi lớn lao: quyền sở hữu về ruộng đất của người nông dân được xác lập, giai cấp phong kiến bị xóa bỏ hoàn toàn, giai cấp nông dân trở thành người “làm chủ” trong nông thôn.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, do những điều kiện chủ quan cũng như khách quan mang lại, cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc nói chung và

tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng đã phạm phải nhiều sai lầm “nghiêm trọng, phổ

biến và kéo dài” đã ảnh hưởng to lớn đến niềm tin của quần chúng nhân

dân vào Đảng, đến khối đại đoàn kết toàn dân, gây ra tình trạng “căng thẳng” ở các vùng nông thôn. Thậm chí một số cán bộ, đảng viên, những người có công với cách mạng cũng bị nghi ngờ là phản động hay có liên quan đến địa chủ mà tiến hành “truy bức” khiến họ rơi vào tình cảnh đường cùng không lối thoát.

Chương 3:

SAI LẦM VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN SỬA SAI (1956 - 1957) 3.1. Một số sai lầm

Trong báo cáo số 87-BC/TU ngày 29 tháng 10 năm 1956 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã chỉ rõ: “…trong quá trình chỉ đạo thực hiện giảm tô và cải cách ruộng đất, chúng ta đã phạm những sai lầm nghiêm trọng, vi phạm nguyên tắc của Đảng, vi phạm luật lệ nhà nước. Làm cho uy tín của Đảng bị giảm sút, cơ sở công nông liên minh bị lỏng lẻo, về chi bộ Đảng thì mất chi bộ tốt, có nơi còn bị phá vỡ” [4, tr. 267].

3.1.1. Sai lầm trong việc phân định thành phần giai cấp, tư tưởng thành phần chủ nghĩa phần chủ nghĩa

Phân định thành phần giai cấp là bước quan trọng trong quá trình cải cách ruộng đất, nhưng khi tiến hành phân định thành phần giai cấp, các đội cải cách không dựa trên cơ sở nắm bắt tình hình thực tế của từng địa phương mà máy móc theo tỷ lệ. Trong khi tiến hành phân định thành phần, nếu đội nào quy địa chủ ít hơn thì bị đánh giá là không gian khổ phát động quần chúng, để địa chủ lọt lưới nhiều. Từ đó dẫn đến tình trạng các đội chỉ chú trọng quy cho đủ theo tỷ lệ mà không chú ý tới thành phần giai cấp của họ có phải là địa chủ cường hào gian ác hay không.

Trong các đoàn công tác quần chúng, nhiều cán bộ không nắm vững tiêu chuẩn, không kiên nhẫn đi sâu, trên tư tưởng lại muốn làm “nhanh và gọn” nên những người nhập nhằng đều quy vào “bóc lột khác” và còn định một thái độ đối xử với họ như địa chủ hoặc phú nông [75, tr. 14]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thống kê trong 100 xã sửa sai cho thấy: trong 3.276 địa chủ bị quy thì sai 1.596 người, tỷ lệ sai 55%; phú nông có 2.398 hộ, quy sai 1.807 hộ, tỷ lệ 75%; tính riêng cường hào gian ác thì tỷ lệ sai là 66%, địa chủ thường tỷ lệ sai 58%. Nếu tính riêng từng huyện, xã thì nhiều nơi tỷ lệ quy sai hoàn toàn và gần hoàn toàn thành phần, ví dụ như xã Tây Sơn (Lập Thạch) đã quy 23 địa

chủ trong cải cách ruộng đất, đến sửa sai phát hiện 23 địa chủ quy trong cải cách ruộng đất đều bị quy sai, tỷ lệ sai 100% hay xã Đồng Tiến (Yên Lãng) đã quy 27 địa chủ, đến sửa sai phát hiện 20 địa chủ bị quy sai, tỷ lệ sai 74%. Đối với thành phần phú nông: xã Tây Sơn (Lập Thạch) đã quy 18 phú nông trong cải cách ruộng đất, đến sửa sai phát hiện 18 phú nông quy trong cải cách ruộng đất đều bị quy sai, tỷ lệ sai 100%, xã Vạn Xuân (Lập Thạch) quy sai 11 phú nông trong cải cách ruộng đất, tỷ lệ sai 100%... [24, tr. 1-2].

Khi thực hiện phân định thành phần, các Đoàn đội chỉ dựa vào chỉ tiêu mà quy thành phần, không dựa trên thực tiễn của địa phương, thậm chí còn “bắt bớ ẩu” các tầng lớp khác, cả những người tham gia kháng chiến, có công với cách mạng để cho phù hợp với số lượng được giao.

Trong giảm tô và cải cách ruộng đất, các Đội đã bắt và xử trí 2.030 người, trong đó nông dân lao động là 1.121 người, chiếm 55, 2% tổng số. Trong giảm tô và cải cách ruộng đất đã quy: 1.369 địa chủ cường hào gian ác. Khi sửa sai đã hạ thành phần cho 1.047 hộ, tỷ lệ quy sai chiếm 76,4%.

Địa chủ thường quy trong cải cách ruộng đất là 4.112 hộ, đã sửa sai cho 2.706 hộ, tỷ lệ quy sai chiếm 65,8%.

Như vậy, tính tỷ lệ quy sai về địa chủ nói chung là 62,5%. Sau khi sửa sai toàn diện về thành phần, số địa chủ cường hào gian ác chiếm 15,7% tổng số địa chủ. Thành phần địa chủ thường và địa chủ kháng chiến được thay đổi còn “thấp”, chiếm 14% tổng số.

Việc quy thành phần phú nông cũng không chính xác. Trong cải cách ruộng đất đã quy 3.941 hộ phú nông, khi tiến hành sửa sai hạ thành phần cho 3.167 hộ, tỷ lệ quy sai 79,9% [19, tr. 7, 24].

Đối tượng đấu tranh của cải cách ruộng đất mà Trung ương Đảng xác định là: thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và đế quốc xâm lược khác và chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ. Nhưng, trong cải cách ruộng đất, cả phú nông, trung nông, người đi ở

cũng bị coi là phần tử địch, quy thành phần bóc lột khác. Họ bị đối xử như “địch”, bị xâm phạm về quyền lợi kinh tế và chính trị. Phần lớn số đảng viên bị xử trí và số chi bộ bị giải tán đều bị quy oan là Quốc dân Đảng, có nghi vấn chính trị, liên quan với địa chủ, phú nông.

Sau giảm tô, đảng viên đại bộ phận là thành phấn bần cố nông. Yêu cầu trong giảm tô và cải cách ruộng đất, mỗi xã phải kết nạp được từ 10 đến 20 đảng viên, thành phần bần cố nông có lịch sử trong sạch [29, tr. 4].

Theo thống kê của 121 xã sửa sai đợt I gồm có 186 chi ủy thì bần cố nông có 145 người, chiếm 78%, trung nông 41 người, tỷ lệ 22%. Trong toàn tỉnh có 182 Chi bộ với 651 chi ủy viên thì tầng lớp cố nông, bần nông có 622 người, chiếm 95,5% tổng số, còn lại trung nông và lao động khác [27, tr.7]. Có nơi trung nông nhiều hơn bần cố nông, tỷ lệ trung nông tới 38%.

Trong việc kết nạp quần chúng vào Đảng, quan niệm bần cố nông tốt mới đáng tin cậy và được tham gia vào tổ chức Đảng chi phối tư tưởng của cán bộ. Ví dụ như anh Thọ Bí thư thanh niên xã Nam Hồng (Đông Anh) có thành phần trung nông, trong kháng chiến luôn tuân theo sự phân công của Đảng, lăn lộn đấu tranh với địch nhưng lại không được kết nạp vào Đảng. Như vậy, trong các cơ quan và tổ chức chính quyền, tầng lớp trung nông không được giữ các chức vụ quan trọng, ý kiến của tầng lớp này cũng không được quan tâm, coi trọng. Trong công tác phát triển Đảng, chủ trương không kết nạp tầng lớp trung nông vào đội ngũ của Đảng. Ngoài ra, các tầng lớp khác như người làm nghề thủ công, dân nghèo…còn nhiều thắc mắc khi chỉ chủ trương dựa vào tầng lớp bần, cố nông trong khi họ cũng là một bộ phận trong xã hội.

Đồng thời, tư tưởng “hẹp hòi” đối với trung nông cũng xuất hiện, mặc dù trong kháng chiến, họ tham gia nhiệt tình, là lực lượng cách mạng quan trọng, đóng góp rất lớn sức người sức của. Nhưng khi tiến hành chia quả thực trong cải cách ruộng đất, tầng lớp này lại bị gạt bỏ, không được chia quả thực,

thậm chí có nơi lấy ruộng đất của trung nông để chia cho bần, cố nông nên đã gây ra tình trạng thắc mắc trong tầng lớp trung nông như các xã Tam Phúc, Hoàng Lâu, Nguyễn Huệ…

Đối với phú nông thì đả kích, coi phú nông như địa chủ, phân biệt đối xử. Nhiều nơi không cho phú nông tham gia vào cuộc họp xóm, đi dự đấu tranh phải ngồi riêng, như xã Tứ Trưng (Vĩnh Tường), còn cấm phú nông bán thóc, bán lợn phải xin phép bần cố nông.

Hơn nữa, có người không phải là thành phần bần cố nông, đội công tác cũng báo cáo là bần cố nông để xin kết nạp như chị Mùi ở Nguyệt Đức (Yên Lạc) là tiểu thương nhưng cán bộ cải cách lại quy là bần nông để kết nạp, hay anh Lực ở Quang Yên (Lập Thạch) thành phần trung nông nhưng cán bộ lại báo cáo là bần nông. Thậm chí kết nạp cả những thành phần có lý lịch không trong sạch như: đi lính com măng tô, lính nhảy dù, trộm cướp.

3.1.2. Sai lầm trong chỉnh đốn tổ chức

Khó khăn đặt ra cho các Đội trong giảm tô, cải cách ruộng đất là ở hầu hết các xã vùng mới giải phóng đều có cơ sở chỉ điểm gián điệp, đảng phái phản động. Ngoài tổ chức Quốc dân đảng còn xuất hiện thêm các tổ chức như Đại Việt thanh niên, Phụ nữ chống cộng, Việt Nam cứu quốc hội. Đây đều là những tổ chức phản động được lập ra nhằm làm cho quần chúng hoang mang, không phân biệt rõ đâu là cứu quốc, đâu là phản động. Một số địa chủ vẫn ngấm ngầm hoạt động chống phá cách mạng thông qua việc phân tán bớt tài sản, tiền, thóc, vàng, ruộng cho anh em họ hàng để tránh bị phát hiện; bố trí tay chân cho cán bộ “bắt rễ” hay dùng tay sai đi phá hoại… Ví dụ như tên Đởn ở Tây Sơn đã phân tán 1.150.000 đồng cho 11 anh em họ hàng; tên Quảng ở Ngũ Kiên là Đảng viên Quốc dân đảng được bố trí cho cán bộ bắt rễ… Trong khi đó tình hình chi bộ nông thôn trước chỉnh đốn rất phức tạp cả về tổ chức và tư tưởng, ban chi ủy thì thành phần không trong sạch, giai cấp địa chủ vẫn nắm quyền lãnh đạo, thành phần bần cố nông tham gia lãnh đạo ít nên công tác chỉnh đốn tổ chức rất quan trọng, được quan tâm, chú ý.

Từ khi tiến hành giảm tô, giảm tức tiến tới cải cách ruộng đất, thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng”, trong quá trình lãnh đạo, các địa phương chủ quan, mất cảnh giác một cách nghiêm trọng, chưa nhận rõ âm mưu thâm độc của bọn quốc dân đảng, gián điệp phản động nên coi nhẹ lãnh đạo, coi thường địch, không đi sâu phát hiện địch. Vì vậy, các cơ quan từ tỉnh đến huyện, xã đều có phần tử Quốc dân đảng chui vào lũng đoạn như ở Bình Xuyên, Yên Lãng, Yên Lạc gây hoang mang trong quần chúng nhân dân.

Chỉ tính riêng 5 huyện: Tam Dương, Bình Xuyên, Kim Anh, Đa Phúc, Đông Anh có 477 đảng viên là phần tử Quốc dân đảng, trong 119 người nằm trong Ban chi ủy có 32 người giữ chức Bí thư và 12 Phó Bí thư. Trong các

Một phần của tài liệu thực hiện chủ trương cải cách ruộng đất của đảng ở tỉnh vĩnh phúc tu nam 1955 den nam 1957 (Trang 50)