Một số bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh quảng ninh lãnh đạo ngành kinh tế thủy sản tu nam 1996 den nam 2010 (Trang 95 - 112)

7. Bố cục của luận văn

3.2. Một số bài học kinh nghiệm

Mặc dù còn những hạn chế trong quá trình lãnh đạo phát triển ngành kinh tế thủy sản trong thời gian từ năm 1996 đến năm 2010 nhưng Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh cũng đã thu được những kết quả như đã nêu. Trên cơ sở đó, có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm quý báu.

Một là, phát triển ngành kinh tế thủy sản của tỉnh cần nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Bộ Thủy sản để vận dụng đúng đắn và sáng tạo vào điều kiện thực tế của tỉnh.

Nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là của Bộ Thủy sản, từ đó, xác định các nhiệm vụ trọng tâm, các chỉ tiêu phù hợp. Đồng thời, cũng phải tiến hành tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, toàn dân trong tỉnh những chủ trương và đường lối đó để thống nhất về ý chí và hành động, để hoàn thành các kế hoạch và mục tiêu đề ra. Trong khi đề ra các chỉ tiêu phát triển ngành thủy sản, Đảng bộ tỉnh phải gắn chặt mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản với phát triển kinh tế của tỉnh, khẳng định vai trò mũi nhọn của ngành kinh tế thủy sản trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đảng bộ tỉnh kịp thời, nhạy bén lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền các cấp đề ra các quyết sách nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển ngành thủy sản trong từng giai đoạn, từng thời kỳ một cách hợp lý. Mặt khác, cũng cần phải làm tốt công tác tư tưởng, nhằm thống nhất nhận thức trong các cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò mũi nhọn của ngành thủy sản và kinh tế thủy sản của tỉnh Quảng Ninh.

Hai là, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã lãnh đạo chính quyền tỉnh quan tâm xây dựng được chiến lược phát triển ngành kinh tế thủy sản, chương trình phát triển, quy hoạch tổng thể, quy hoạch cụ thể cho từng lĩnh vực, từng huyện, xã trên địa bàn tỉnh.

Đối với ngành thủy sản của tỉnh có thể nói xây dựng chiến lược, chương trình phát triển, quy hoạch cụ thể có vai trò hết sức quan trọng. Đó là việc xác định rõ mục tiêu, những phương pháp thực hiện có hiệu quả ngành kinh tế thủy sản của tỉnh. Hơn nữa, những vấn đề nêu trên sẽ trở thành nơi hội tụ để huy động những nỗ lực và hành động chung để có sự phối hợp, có sự tài trợ cho ngành thủy sản của tỉnh phát triển một cách bền vững. Từ đó, xác định, chi tiết cho từng lĩnh vực ngành thủy sản xây dựng kế hoạch từng quý, kế hoạch 6 tháng, kế hoạch hàng năm. Tiến hành xây

dựng các mô hình cụ thể trong nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, chế biến thủy sản. Từ đó, đúc kết kinh nghiệm nhân ra diện rộng. Trong lãnh đạo, chỉ đạo quy hoạch một cách quyết liệt, cụ thể, đồng bộ giữa các cấp trên địa bàn tỉnh, giữa ngành thủy sản và các ngành cùng các huyện, xã, phường, tạo sự đồng thuận để các thành phần kinh tế chủ động trong sản xuất kinh doanh. Bài học này có ý nghĩa rất lớn trong việc đẩy mạnh phát triển ngành kinh tế thủy sản của tỉnh Quảng Ninh. Trong những năm tiếp theo, nếu công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt sẽ là cơ sở quan trọng để Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh xác định đúng hướng phát triển ngành kinh tế thủy sản của tỉnh Quảng Ninh đạt kết quả vững chắc.

Ba là, trong khi đề ra các chủ trương và lãnh đạo phát triển ngành kinh tế thủy sản, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã lãnh đạo phát huy nội lực, huy động mọi nguồn lực của tỉnh và trong nhân dân.

Một mặt, Đảng bộ tỉnh lãnh đạo chính quyền tỉnh chỉ đạo ngành thủy sản tỉnh thực hiện nghiêm cơ chế, chính sách của Nhà nước đã ban hành, đồng thời, phải mạnh dạn triển khai các cơ chế chính sách đó cho phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của từng địa phương trong tỉnh nhằm khai thác tối đa mọi tiềm năng sẵn có và huy động các nguồn lực sẵn có, xây dựng các chương trình hành động, các đề án để phát triển ngành kinh tế thủy sản. Mặt khác, khơi dậy các nguồn lực trong nhân dân; huy động sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế trong tỉnh, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ để phát triển kinh tế thủy sản của tỉnh. Ngoài ra, còn khai thác các nguồn lực tinh thần như sự nhiệt tình, ý thức, trách nhiệm bảo vệ nguồn lợi thủy sản, môi trường biển và cần phải huy động nguồn lực vật chất như tiền của, công sức, kiến thức trong nhân dân để đưa ngành kinh tế thủy sản của tỉnh đạt những hiệu quả kinh tế thiết thực. Quán triệt tốt bài học kinh nghiệm này có ý nghĩa quan trọng không chỉ cho Đảng bộ

tỉnh Quảng Ninh mà còn có ý nghĩa cho nhiều Đảng bộ địa phương trên cả nước trong lãnh đạo phát triển kinh tế nói chung, phát triển kinh tê ngành thủy sản nói riêng.

Bốn là, phải đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhận lực cho ngành kinh tế thủy sản.

Bên cạnh công tác khuyến ngư, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, Đảng bộ tỉnh chú trọng lãnh đạo, đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho ngành kinh tế thủy sản, cụ thể là đổi mới công tác khuyến ngư, đầu tư xây dựng các mô hình để chuyển giao quy trình công nghệ trong sản xuất, công nghệ bảo quản và chế biến sau thu hoạch. Áp dụng và thực hiện các đề tài khoa học phục vụ khai thác, nuôi trồng, chế biến đảm bảo năng suất, hiệu quả và chất lượng. Bên cạnh đó, chú ý và đào tạo nguồn nhân lực bằng cách nâng cấp các trường thủy sản của tỉnh, phổ biến tuyên truyền cho ngư dân nắm bắt những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, những cơ hội và thách thức, những thuận lợi và khó khăn của tỉnh để đầu tư, sản xuất có hiệu quả ngành thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Năm là, phát triển ngành thủy sản phải đi đôi với công tác bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Bài học này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và vì mục tiêu phát triển bền vững. Ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến đến các cộng đồng dân cư những thông tin, kiến thức liên quan đến hoạt động thủy sản để họ thông hiểu và gương mẫu thực hiện nghiêm chỉnh Luật thủy sản, Luật môi trường…, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động thủy sản, có các biện pháp xử lý các vi phạm liên quan đến gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản của tỉnh.

KẾT LUẬN

1. Thủy sản là một ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, an ninh, quốc phòng. Quảng Ninh là một tỉnh ven biển Bắc Bộ có nhiều ưu thế để phát triển ngành kinh tế thủy sản. Thực hiện chủ trương phát triển ngành kinh tế thủy sản của Đảng và Nhà nước ta; căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế của tỉnh, trong xây dựng, phát triển ngành kinh tế thủy sản, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh chủ trương đưa thủy sản phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn. Quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về phát triển ngành kinh tế thủy sản từ năm 1996 đến năm 2010 có thể khái quát thành ba giai đoạn: giai đoạn 1996 – 2000 là giai đoạn bước đầu thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; giai đoạn 2001 – 2005 là giai đoạn tiếp tục đẩy mạnh phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thực hiện hai chương trình chiến lược lớn: nuôi trồng thủy sản, khai thác, chế biến, dịch vụ hậu cần thủy sản; giai đoạn 2006 – 2010 là giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngành kinh tế thủy sản.

2. Thông qua chủ trương và thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo phát triển ngành kinh tế thủy sản của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, cho thấy tính đúng đắn trong tư duy kinh tế, đồng thời thấy rõ kết quả của chủ trương phát triển kinh tế mũi nhọn - ngành kinh tế thủy sản của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh. Đó là sự thống nhất trong việc vận dụng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta và sự sáng tạo của Đảng bộ tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Triển khai chủ trương của Đảng bộ tỉnh, ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh trong những năm 1996 – 2010 đã đạt được những kết quả quan trọng. Cơ cấu kinh tế ngành thủy sản của tỉnh có sự chuyển dịch tương đối toàn diện về các mặt: đánh bắt, nuôi trồng, dịch vụ hậu cần, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Năng lực đánh bắt, chế biến và diện tích nuôi

trồng thủy sản ngày càng tăng. Đầu tư cơ sở vật chất cho kinh tế thủy sản của tỉnh được quan tâm hơn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo chính quyền và ngành thủy sản tỉnh nắm bắt kịp thời thông tin, chuyển giao công nghệ để du nhập các giống có năng suất cao, có giá trị phục vụ xuất khẩu, chuyển hướng từ nuôi trồng theo phương thức quảng canh cải tiến sang nuôi bán thâm canh, thâm canh, công nghiệp; chuyển dần từ khai thác ven bờ sang khai thác vùng nửa lộng, nửa khơi và vùng khơi; từng bước giải quyết việc làm và cải thiện đời sống ngư dân và nhân dân trong tỉnh; giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo vững chắc công tác quốc phòng, an ninh vùng biển, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.

3. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, ngành kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh còn bộc lộ một số hạn chế: ngành kinh tế thủy sản của tỉnh tăng trưởng và phát triển thiếu tính bền vững, năng lực sản xuất về khai thác thủy sản tăng nhanh, nhưng thiếu sự kiểm soát của Nhà nước. Khai thác thủy sản xa bờ đạt hiệu quả chưa cao. Công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản thực hiện chưa triệt để. Công tác sản xuất giống, đặc biệt các loại giống thủy sản nước mặn, nước lợ và các loại giống mới còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nuôi trồng thủy sản. Nuôi trồng thủy sản chưa phát triển ổn định. Công nghệ chế biến thủy sản nhìn chung chưa hiện đại, tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu thô còn lớn. Việc đầu tư nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ trong ngành chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và đổi mới. Công tác đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật, tay nghề cho lao động ngành, nghề thủy sản còn thiếu đồng bộ và chưa thường xuyên.

4. Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, phát triển ngành kinh tế thủy sản của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh từ năm 1996 đến năm 2010 đã để lại một số bài

học kinh nghiệm có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, đó là: Trên cơ sở quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế thủy sản, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh cần nắm vững lợi thế của tỉnh để đề ra các chủ trương, biện pháp phát triển ngành kinh tế thủy sản một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh một cách phù hợp; cần phải xây dựng được chiến lược, chương trình phát triển, quy hoạch tổng thể, quy hoạch cụ thể cho từng lĩnh vực, từng huyện, xã trên địa bàn tỉnh; cần phải đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành thủy sản; cùng với công tác khuyến ngư, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, việc phát triển ngành phải đi đôi với công tác bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hạ Long (1996), Báo cáo chính trị nhiệm kỳ 1996 – 2000, lưu hành nội bộ, Hạ Long.

2. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh (2003), Quảng Ninh 40 năm xây dựng và phát triển, Nxb. Lao động xã hội, Hà Nội.

3. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh (2010), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh tập IV, Hạ Long.

4. Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, http://dangcongsan.com

5. Bộ Thủy sản (2005), Thông tư số 02/TT- BTS ngày 26 – 9 - 2005 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Nghị định số: 109/2003/NĐ – CP, ngày 23/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển giống thủy sản đến năm 2010.

6. Chính phủ (2000), Quyết định số 103/2000/QĐ – TTg, ngày 25 – 8 – 2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thủy sản.

7. Chính phủ (2001), Quyết định số 132/2001/QĐ – TTg ngày 7 – 9 – 2001 của Thủ tướng Chính phủ Về cơ chế tài chính thực hiện Chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn.

8. Chính phủ (2003), Chỉ thị số 24/2003/CT –TTg ngày 8 – 10 – 2003 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt Chương trình phát triển giống thủy sản đến năm 2010.

9. Chính phủ (2005), Quyết định số 126/2005/QĐ – TTg, ngày 1- 6 – 2005 của Thủ tướng Chính phủ Về một số chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển, hải đảo.

10. Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh (1997), Niên giám thống kê 1996, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

11. Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh (1998), Niên giám thống kê 1997, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

12. Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh (1999), Niên giám thống kê 1998, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

13. Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh (2000), Niên giám thống kê 1999, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

14. Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh (2001), Niên giám thống kê 2000, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

15. Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh (2006), Thống kê số liệu các năm 1999 – 2005, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

16. Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh (2007), Niên giám thống kê 2006, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

17. Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh (2008), Niên giám thống kê 2007, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

18. Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh (2009), Niên giám thống kê 2008, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

19. Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh (2010), Niên giám thống kê 2009, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

20. Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh (2011), Niêngiám thống kê 2010, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

21. Nguyễn Thị Kim Dung (2009), Chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế biển từ năm 1986 đến năm 2007, Luận văn thạc sỹ, Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.

22. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (1995), Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, lưu hành nội bộ, Hạ Long.

23. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X, Hạ Long.

24. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, Hạ Long.

25. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, Hạ Long.

26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Các nghị quyết trung ương Đảng 1996 – 1999, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 52,

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh quảng ninh lãnh đạo ngành kinh tế thủy sản tu nam 1996 den nam 2010 (Trang 95 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)