Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phát triển

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh quảng ninh lãnh đạo ngành kinh tế thủy sản tu nam 1996 den nam 2010 (Trang 35 - 54)

7. Bố cục của luận văn

2.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phát triển

ngành kinh tế thủy sản từ năm 1996 đến năm 2010

2.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phát triển ngành kinh tế thủy sản triển ngành kinh tế thủy sản

Sau 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới (1986 – 1996), đất nước ta đã thu được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó nổi bật là những kết quả đạt được trong lĩnh vực kinh tế. Tình trạng đình đốn trong sản xuất, rối ren trong lưu thông đã được khắc phục. Kinh tế tăng trưởng nhanh, nhiều công trình thuộc kết cấu hạ tầng và cơ sở công nghiệp trọng yếu được xây dựng, tạo thêm sức mạnh vật chất và thế cân đối mới cho bước phát triển tiếp theo. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng một cách đồng bộ và có hiệu quả hơn. Về cơ bản đất nước ta đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng kéo dài. Những kết quả đó tạo tiền đề cần thiết để nước ta chuyển sang thời kỳ mới – thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 6/1996) trên cơ sở nhận định tình hình thế giới và trong nước, những khó khăn thử thách và nguy cơ đặt ra, xuất phát từ những thành tựu của 10 năm đầu thực hiện đường lối đổi mới đã khẳng định: “Nước ta đã chuyển sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Tại Đại hội này, Đảng ta đã đề ra phương hướng, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch

phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996 – 2000, trong đó Đảng nêu ra nhiệm vụ tổng quát:

Phấn đấu đạt và vượt mục tiêu đề ra trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng và cải thiện đời sống nhân dân…[24,tr.168].

Đại hội cũng khẳng định:

Trong những năm trước mắt, khả năng vốn còn có hạn, nhu cầu việc làm rất bức bách, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tình hình kinh tế chưa thực sự ổn định vững chắc. Chúng ta cần tránh sai lầm chủ quan nóng vội, quá thiên về công nghiệp nặng, ham quy mô lớn. Phải đặc biệt coi trong công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn, ra sức phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, các ngành công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản, công nghiệp tiêu dùng và hàng xuất khẩu…[24,tr.80].

Về chính sách cụ thể, trong Chương trình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, Đại hội chủ trương:

Phát triển nghề nuôi trồng thủy hải sản cả ở nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Bảo vệ và khôi phục rừng ngập mặn. Chuyển một số ruộng trũng, thường bị úng lụt hoặc bị nhiễm mặn, năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản. Cải tạo con giống, tổ chức tốt dịch vụ hậu cần về thức ăn, phòng chống dịch bệnh, từng bước áp dụng phương thức nuôi công nghiệp. Đến năm 2000, diện tích nuôi trồng thủy sản trên 60 vạn ha. Quản lý việc đánh bắt trong từng ngư trường để bảo tồn sự sinh sản và

phát triển nguồn thủy sản. Khuyến khích ngư dân tự sắm phương tiện và tổ chức khai thác tốt các nguồn lợi thủy hải sản. Phát triển mạnh nghề đánh bắt cá xa bờ thông qua việc hỗ trợ cho ngư dân vay vốn và phát triển lực lượng sản xuất. Chống ô nhiễm môi trường biển, sông ngòi, ao hồ và nghiêm cấm khai thác thủy hải sản bằng phương pháp hủy diệt. Tiếp tục điều tra tài nguyên và sinh vật biển để có kế hoạch khai thác, bảo vệ. Sản lượng thủy hải sản vào năm 2000 khoảng 1,6 – 1,7 triệu tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng khoảng 50 – 55 vạn tấn, xuất khẩu thủy hải sản, thu về 1 – 1,1 tỉ USD [24, tr.176 – 177].

Có thể nói, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã vạch ra những nội dung cơ bản của đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong những đường lối ấy, Đảng đã vạch ra cho kinh tế thủy sản những mục tiêu phát triển cơ bản, là cơ sở cho các địa phương hưởng ứng thực hiện.

Từ phương hướng Đại hội lần thứ VIII của Đảng, Nghị quyết 05 của Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII đã đề cập rõ hơn vai trò, vị trí của ngành thủy sản, xác định xây dựng ngành kinh tế thủy sản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Có thể nói, đây là những định hướng hết sức quan trọng để phát triển kinh tế thủy sản trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế thủy sản tiếp tục được nhấn mạnh trong Chỉ thị số 20 – CT/TW Về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (ngày 22 – 9 – 1997). Chỉ thị nêu rõ:

Với sự hỗ trợ ban đầu của Nhà nước, ngành thủy sản vươn lên thực hiện tự đầu tư, tự cân đối để phát triển tập trung vào chương trình đánh bắt khơi xa và hiện đại hóa nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh. Khẩn trương hiện đại hóa chế biến thủy sản đi liền với nâng cao năng lực quản lý và tiếp thị. Hoán đổi nghề cá gần bờ, hạn chế việc đóng mới loại tàu nhỏ, khuyến khích đóng tàu thuyền lớn đi khơi [22,tr. 52].

Nghị quyết số 06 – NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 10 tháng 11 năm 1998 Về một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng đề ra mục tiêu:

Nâng cao hiệu quả và năng lực đánh bắt, chú trọng thâm canh và đẩy mạnh nuôi trồng thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, phấn đấu để sớm đứng vào hàng ngũ những quốc gia có sản lượng thủy hải sản lớn của thế giới”. Nghị quyết đề ra chủ trương: “Đầu tư đồng bộ cho chương trình nuôi trồng và đánh bắt thủy sản gắn với chế biến hiện đại. Ưu tiên đầu tư cho chương trình đánh bắt xa bờ. Có chính sách hỗ trợ nông, ngư dân khai thác tốt các diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản, tổ chức sản xuất và cung cấp giống tốt, phòng chống các loại bệnh, hỗ trợ nông dân phát triển nuôi trồng thủy sản [22,tr. 288].

Trong giai đoạn 1996 – 2000, ba chương trình phát triển của ngành thủy sản đã lần lượt được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai. Đó là: - Chương trình cho vay vốn tín dụng ưu đãi theo kế hoạch Nhà nước để đóng mới, cải hoán tàu đánh cá và dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ theo Quyết định số 393/QĐ – TTg, ngày 9 tháng 6 năm 1997 của Chính phủ.

- Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999 – 2010 theo Quyết định số 224/1999/QĐ – TTg ngày 8 tháng 12 năm 1999 của

Chính phủ với mục tiêu: Phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm và tạo nguồn nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu, phấn đấu đến năm 2010 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt trên 2,0 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2,5 tỉ USD, tao ra việc làm và thu nhập cho hơn 2 triệu người, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội đất nước và an ninh trên biển.

- Chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2005 theo Quyết định số 251/1998/QĐ – TTg, ngày 25 tháng 8 năm 1998 Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu: Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy sản, đưa kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, đạt 1,1 tỉ USD vào năm 2000 và 2 tỉ USD vào năm 2005; đưa kinh tế thủy sản phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế đất nước, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, cải thiện bộ mặt nông thôn và ven biển, đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề về môi trường sinh thái; gắn chế biến, xuất khẩu thủy sản với nuôi trồng, khai thác, bảo quản nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm, tạo cơ sở vững chắc cho sản xuất và khai thác có hiệu quả tiềm năng thủy sản, nâng cao chất lượng, giảm giá thành, tăng hiệu quả và tăng tích lũy để tái sản xuất mở rộng, nâng cao khả năng cạnh tranh, giữ vững và phát triển thị trường tiêu thụ hàng thủy sản Việt Nam.

Phương hướng, mục tiêu chung của ba chương trình này là: Tiếp tục lấy xuất khẩu làm động lực, phát huy nội lực các thành phần kinh tế để cơ cấu lại ngành, từ một ngành nặng về thu hoạch các nguồn tài nguyên tự nhiên và các thuận lợi của thiên nhiên sẵn có để trang trải chủ yếu cho cuộc sống của cộng đồng dân cư làm thủy sản, chuyển sang đầu tư để trở thành ngành sản xuất hàng hóa có sức cạnh tranh cao, khai thác, sử dụng có hiệu quả và hợp lý tiềm năng về nguồn lợi tự nhiên gắn với công nghiệp hóa,

hiện đại hóa ngành thủy sản dựa trên thành quả, yêu cầu của công cuộc đổi mới và chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

Được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, các tầng lớp nhân dân nhận thức rất rõ tầm quan trọng của bước đi đầu tiên là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Do đó, Nghị quyết 09 – NQ/CP, ngày 15/6/2000: coi ngành thủy sản là ngành mũi nhọn, coi công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là bước đi quan trọng, coi chuyển một bộ phận diện tích đất đang canh tác đất nông nghiệp và làm muối kém hiệu quả hơn sang nuôi trồng thủy sản là hướng đi chủ yếu của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, đã đưa ra những chương trình, chính sách hỗ trợ rất lớn cho công việc chuyển đổi và phát triển ngành thủy sản trong toàn quốc. Các chương trình hỗ trợ phát triển giống thủy sản, các dự án phát triển nuôi tôm công nghiệp, các dự án phát triển nuôi tôm biển... lần lượt được triển khai.

Tuy nhiên, với giai đoạn 1996 – 2000, mức tăng trưởng thực sự theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa chỉ mới là bước đầu. Việc chuẩn bị cho sự phát triển đầy đủ của ngành thủy sản thể hiện ở những nỗ lực gắn liền chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa với cấu trúc lại các lĩnh vực của ngành đáp ứng yêu cầu vừa tăng nhanh trước mắt, vừa bảo đảm phát triển bền vững, đón bắt cơ hội mới, vượt qua các khó khăn, thử thách trong tiến trình hội nhập của đất nước trong những năm tiếp theo.

Đại hội lần thứ IX của Đảng là đại hội đầu tiên của thế kỷ mới – thế kỷ XXI, Đại hội được tiến hành từ ngày 19 đến ngày 22 – 4 – 2001. Trên cơ sở đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, 15 năm đổi mới, 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Đại hội đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2005:

Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại. Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người. Tạo nhiều việc làm; cơ bản xóa đói, giảm số hộ nghèo; đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia [28,tr. 28 – 29].

Căn cứ vào định hướng phát triển của chiến lược, Đại hội đề ra định hướng phát triển ngành trong 5 năm tới là:

Phát triển khai thác hải sản xa bờ và điều chỉnh nghề cá ven bờ hợp lý. Đầu tư phát triển mạnh ngành nuôi, trồng thủy sản, xây dựng vùng nuôi, trồng tập trung, gắn với phát triển công nghiệp chế biến chất lượng cao; đẩy mạnh nuôi tôm xuất khẩu theo phương thức tiến bộ, bảo vệ môi trường. Xây dựng đồng bộ công nghiệp khai thác cả về đội tàu, cảng, bến cá, đóng và sửa tàu thuyền, dệt lưới, dịch vụ hậu cần, an toàn trên biển. Phấn đấu đạt sản lượng thủy sản năm 2005 vào khoảng 2,4 triệu tấn, giá trị xuất khẩu thủy sản khoảng 2,5 tỉ USD [25,tr.277 – 278].

Trong nhiệm vụ phát triển kinh tế, Đại hội rất chú trọng đến các vùng lãnh thổ, Đại hội nhấn mạnh:

Nuôi trồng và đánh bắt, chế biến hải sản, tiến xa ra biển, khai thác và chế biến dầu khí, phát triển công nghiệp đóng tàu và vận tải biển, du lịch, phát triển các vùng dân cư trên biển...[25,tr. 643].

Bên cạnh đó, Đảng xác định:

Phát huy lợi thế về thủy sản, tạo thành một ngành kinh tế mũi nhọn, vươn lên hàng đầu trong khu vực...[25,tr. 644].

Thực hiện chủ trương của Đại hội lần thứ IX của Đảng, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 15/NQ – TW ngày 18 – 3 – 2002 Về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 – 2010. Trong đó, Hội nghị chủ trương:

Xây dựng ngành thủy sản trở thành một ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại với năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao, có sức cạnh tranh và phát triển bền vững trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, xây dựng nông thôn nghề cá văn minh, hiện đại. Xây dựng nghề cá nhân dân tiến lên công nghiệp và hiện đại [28,tr. 245].

Ngoài ra, để bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm mục đích phát triển lâu dài và bền vững, ngày 16 – 7 – 2004 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 131/2004/QĐ-TTg phê duyệt chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2010. Ngày 04 – 02 – 2005, Bộ trưởng Bộ Thủy sản đã ban hành Quyết định số 219/QĐ- BTS phê duyệt Chương trình hành động của ngành thủy sản về “Chất lượng và thương hiệu cá tra, basa Việt Nam 2005-2010”. Mục tiêu của chương trình là: phấn đấu đến năm 2010 đạt sản lượng 1 triệu tấn cá tra, basa và giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản

phẩm từ cá tra, basa đạt 800 triệu USD, chiếm tỷ trọng trên 30% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta. Đây là tỷ trọng đáng kể, quyết định tới tính chủ lực xuất khẩu của mặt hàng thủy sản Việt Nam. Năm 2005, Chính phủ còn ban hành 2 Nghị định có liên quan đến ngành thủy sản đó là: Nghị định số 59/2005/NĐ – CP, ngày 04 – 05 – 2005 Về điều kiện kinh doanh các ngành nghề thủy sản và Nghị định số 128/2005/NĐ – CP ngày 11 – 10 – 2005 Về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản đến mọi tầng lớp nhân dân.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng diễn ra từ ngày 18 đến ngày 25 – 4 – 2006. Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm, đánh giá khách quan, toàn diện thành tựu và những yếu kém, khuyết điểm, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm qua việc thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2001 – 2005), chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001-2010) và nhìn lại 20

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh quảng ninh lãnh đạo ngành kinh tế thủy sản tu nam 1996 den nam 2010 (Trang 35 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)