Kết quả và nguyên nhân

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh quảng ninh lãnh đạo ngành kinh tế thủy sản tu nam 1996 den nam 2010 (Trang 88 - 92)

7. Bố cục của luận văn

3.1.1. Kết quả và nguyên nhân

3.1.1.1. Về kết quả

Dưới ánh sáng của các Nghị quyết Trung ương, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã lãnh đạo ngành kinh tế thủy sản của tỉnh từng bước tháo gỡ những khó khăn, trở ngại để củng cố và phát triển ngành, đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, những chủ trương của Đảng bộ tỉnh, ngành kinh tế thủy sản Quảng Ninh đã quán triệt, nắm vững những chủ trương đó cùng những mục tiêu mà tỉnh đề ra về kinh tế thủy sản. Kết quả của 15 năm (1996 – 2010) mà ngành kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh đạt được, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng và những chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh là hoàn toàn đúng đắn.

Kết quả của việc triển khai thực hiện chủ trương, đường lối phát triển kinh tế của Đảng bộ tỉnh, ngành kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những kết quả, có thể khái quát trên mấy điểm sau:

- Trong 15 năm qua, được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, nhiều nguồn lực của ngành kinh tế thủy sản đã được giải phóng để đầu tư khai thác những lợi thế phát triển trên tất cả các lĩnh vực của ngành. Ngành kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh đã huy động được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư mua sắm phương tiện, tàu thuyền khai thác, đánh bắt, phát triển nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần thủy sản.

- Sản phẩm ngành kinh tế thủy sản của tỉnh tăng nhanh về sản lượng và giá trị; cơ cấu sản phẩm đa dạng và phong phú hơn, đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Tổng sản lượng thủy sản tăng bình

quân các năm 5,2 lần, tốc độ tăng trưởng bình quân là 12,5%/ năm. Trong đó, sản lượng khai thác tăng 4,01 lần, tốc độ tăng trưởng bình quân là 10,4%/ năm. Giá trị khai thác tăng 5,8 lần, tốc độ tăng trưởng bình quân là 13,4%. Các sản phẩm khai thác được nhiều và có tốc độ tăng nhanh là sản phẩm cá và tôm.

- Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng 11 lần, tốc độ tăng trưởng đạt 18,7%. Cùng với việc phát triển mạnh về quy mô, diện tích, năng suất sản lượng nuôi trồng các loài thủy sản và hình thức nuôi mới cũng đã hình thành, được du nhập và phát triển tại Quảng Ninh, tạo ra sự phong phú về hình thức và giống nuôi đáp ứng được cơ bản nhu cầu của thị trường. Các mặt hàng sản phẩm chế biến thủy sản ngày càng đa dạng và phong phú. Các sản phẩm truyền thống vẫn được duy trì và phát triển như: tôm đông lạnh, cá đông lạnh, mực, nước mắm…, nhiều sản phẩm có tốc độ tăng khá nhanh như tôm khô, mực khô. Thị trường xuất khẩu truyền thống vẫn được giữ vững và ngày càng mở rộng. Bên cạnh bạn hàng chính là Trung Quốc, sản phẩm thủy sản chế biến của tỉnh Quảng Ninh được xuất khẩu đi Nhật Bản, Hồng Kông…, chiếm tới 70% sản lượng và đang có điều kiện tiếp cận thị trường EU và Mỹ.

- Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành thủy sản trong cơ cấu giá trị sản xuất toàn tỉnh và giá trị sản xuất của khối nông – lâm – thủy sản ngày càng cao. Tỷ trọng ngành thủy sản trong cơ cấu kinh tế nông – lâm – thủy sản tăng từ 17,93% lên 32,95%. Như vậy, trong cơ cấu nông – lâm – thủy sản đã có sự chuyển dịch nhanh theo hướng tích cực, phát huy được thế mạnh của tỉnh Quảng Ninh trong phát triển ngành kinh tế thủy sản.

- Ngành kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh đã từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ sở vật chất - kỹ thuật ngày càng được phát triển; xây dựng hệ thống các cảng, bến gắn với các làng, xã làm nghề

thủy sản. Đến năm 2010, toàn tỉnh có 40 cơ sở đóng sửa tàu thuyền, 4 cảng, 33 bến chuyên làm về thủy sản…; mở rộng thêm hệ thống các trạm, trại giống, các trung tâm khuyến ngư, các trạm điện, máy bơm, hệ thống kênh, mương dẫn nước…, góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

- Trải qua 15 năm, ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đã giải quyết được đa số nhu cầu việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động vùng ven biển và các vùng thuần nông sản xuất lúa. Năm 2010, nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản của tỉnh đã giải quyết việc làm cho trên 40.000 lao động, tăng 13.748 lao động và bằng 146,8% so với năm 2001.

Kết quả mà ngành kinh tế thủy sản Quảng Ninh đạt được trong thời kỳ 1996 – 2010 là thực tiễn khách quan đầy sức thuyết phục, khẳng định tính đúng đắn về đường lối, chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh trong lĩnh vực phát triển kinh tế thủy sản. Những kết quả nêu trên là cơ sở tiền đề để ngành kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh tiếp tục phát triển trong giai đoạn mới.

3.1.1.2. Về nguyên nhân

Những kết quả nêu trên mà Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đạt được trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế thủy sản của tỉnh thời kỳ 1996 - 2010 là do tác động của nhiều nhân tố. Trong đó có các nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Một là, sự quan tâm trong chính sách và đầu tư của Trung ương đối với tỉnh Quảng Ninh ngày càng được thể hiện cụ thể hơn.

Nghị quyết số 54/NQ-TW, ngày 14 – 9 – 2005 của Bộ Chính trị “Về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” và Kết luận số

47/KL – TW, ngày 6 – 5 – 2009 của Bộ Chính trị “Về những chủ trương, giải pháp phát triển tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”, trong đó cũng đã chỉ ra các định hướng lớn, cơ chế, chính sách để phát triển tỉnh Quảng Ninh và hai khu vực của tỉnh là Vân Đồn, Móng Cái, đã tạo điều kiện và cơ hội cho Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể của tỉnh. Ngoài ra, tỉnh Quảng Ninh còn nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn của các bộ, ngành, sự hợp tác có hiệu quả của các tỉnh, thành phố như Hải Phòng, Hà Nội, Hải Dương, v.v.. trong việc phát triển ngành kinh tế thủy sản của tỉnh.

Hai là, Đảng bộ và nhân tỉnh Quảng Ninh đã kiên trì, nhạy bén, sáng tạo, quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo..

Phát huy tinh thần tự lực, khắc phục những khó khăn, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã tận dụng những cơ hội thuận lợi, những lợi thế vốn có để quyết tâm xây dựng thành tỉnh giàu mạnh, là sự đồng lòng hưởng ứng của mọi tầng lớp nhân dân đối với những chủ trương lớn của Đảng bộ tỉnh trong phát triển kinh tế ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Trong lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều đổi mới, năng động, sáng tạo, đề ra được những chủ trương thích hợp vừa phát huy được ý chí, vừa khơi dậy được nguồn lực của tỉnh, sự phối hợp giữa các cơ quan Đảng, chính quyền và đoàn thể cấp tỉnh với các huyện, thị trong tỉnh và với các bộ, ngành, Trung ương để phát triển ngành kinh tế thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Ba là, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh sớm xác định được vai trò của ngành kinh tế thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn.

Từ việc xác định sớm và đúng vai trò của ngành kinh tế thủy sản, Đảng bộ tỉnh đã đưa ra các chủ trương phát triển ngành. Điển hình là Nghị

quyết 17/NQ-TU, ngày 28 – 7 – 2003 “Về phát triển kinh tế thủy sản Quảng Ninh đến năm 2010”, trong đó Đảng bộ tỉnh đã xác định rõ việc phát triển kinh tế ngành thủy sản của tỉnh là một trong ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ kinh tế của tỉnh nói chung, của ngành kinh tế thủy sản nói riêng.

Bốn là, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường quản lý nhà nước đối với ngành thủy sản và có nhiều đổi mới.

Đảng bộ đã lãnh đạo, chỉ đạo các ngành liên quan quan tâm, chú ý đến phát triển ngành kinh tế thủy sản thực hiện tốt Luật thủy sản, các nghị định của Chính phủ về kinh doanh thủy sản, về xử phạt hành chính trên các lĩnh vực kinh doanh thủy sản. Đồng thời, chỉ đạo các ngành liên quan giải quyết những vướng mắc về thủ tục hành chính một cách nhanh, gọn tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho nuôi trồng, khai thác, đánh bắt và chế biến kinh doanh thủy sản đạt kết quả tốt trong những năm 1996 – 2010.

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh quảng ninh lãnh đạo ngành kinh tế thủy sản tu nam 1996 den nam 2010 (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)