Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo thực hiện chủ trương phát

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh quảng ninh lãnh đạo ngành kinh tế thủy sản tu nam 1996 den nam 2010 (Trang 62)

7. Bố cục của luận văn

2.2.2.Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo thực hiện chủ trương phát

phát triển ngành kinh tế thủy sản từ năm 2001 đến năm 2005

Quán triệt quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (2001) đã đề ra phương hướng và các mục tiêu phát triển chủ yếu trong phát triển kinh tế, trong đó có kinh tế thủy sản. Phương hướng, mục tiêu phát triển đó là cơ sở để Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI đề ra những chủ trương, biện pháp phát triển nhằm lãnh đạo xây dựng và phát triển ngành, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 – 2005.

Trên cơ sở Nghị quyết số17 – NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, năm 2001, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định số 2006/QĐ – UB, ngày 23 – 7 – 2001 Về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Quảng Ninh thời kỳ 2001 – 2010. Để triển khai Nghị quyết trên về công tác quy hoạch, Sở Thủy sản Quảng Ninh đã xây dựng một số đề án, dự án như: “Đề án củng cố và phát triển khai thác thủy sản Quảng Ninh thời kỳ 2003 – 2010”; “Đề án đầu tư phát triển xây dựng cơ sở hậu cần nghề cá và chế biến thủy sản Quảng Ninh thời kỳ 2003 – 2010”; xây dựng hoàn chỉnh “Đề án phát triển nuôi thủy sản bền vững và xây dựng chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh”; xây dựng “Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng 10 vùng nuôi thủy sản tập trung”; chỉ đạo quy hoạch phát triển nuôi cá lồng bè trên biển tập trung ở Vân Đồn, Hạ Long, Cẩm Phả, Hải Hà, Cô Tô...; đồng thời, chỉ đạo quy hoạch nuôi nhuyễn thể, nuôi trai cấy ngọc, đôn đốc các địa phương xây dựng dự án chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản.

Sau 5 năm thực hiện (2001 – 2005), các chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh nêu trên, những mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu đề ra trong giai đoạn 2001 – 2005 đã trở thành sự thực và có bước phát triển tích cực trên tất cả các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ hậu cần nghề cá. Tổng số vốn đầu tư cho phát triển kinh tế thủy sản từ năm 2001 đến năm 2005 trên 1.700 tỉ đồng với 71 dự án được phê duyệt, chủ yếu là vốn tự có của dân và của doanh nghiệp, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ và đầu tư trên 35 tỉ đồng. Trong năm 2005, giá trị sản xuất thủy sản toàn tỉnh (giá cố định) đạt 678,391 tỉ đồng, tăng 412,204 tỉ đồng và bằng 254,86% so với năm 2001. Trong đó, giá trị sản lượng khai thác 319,491 tỉ đồng, giá trị sản lượng nuôi trồng 313,921 tỉ đồng, giá trị dịch vụ thủy sản 44,979 tỉ đồng; tổng sản lượng thủy sản đạt 54.864 tấn, tăng 23.014,7 tấn và bằng 172,26%

so với năm 2001; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 45,0 triệu USD; giải quyết việc làm cho 36.000 lao động.

Có thể nói, mặt hàng thủy sản luôn được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, đây là mặt hàng chủ lực trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh Quảng Ninh. Giá trị kim ngạch xuất khẩu đã tăng từ 33,0 triệu USD (2001) lên 36,0 triệu USD (2005).

2.2.2.1. Về khai thác thủy sản

Trong 5 năm (2001 – 2005), quán triệt chủ trương của Đảng bộ tỉnh, Sở Thuỷ sản Quảng Ninh đã cùng các huyện, thị xã nghề cá tổ chức sắp xếp lại nghề khai thác thuỷ sản, trên cơ sở cơ cấu nghề nghiệp một cách hợp lý; chỉ đạo xây dựng xong “Đề án củng cố và phát triển khai thác thuỷ sản Quảng Ninh thời kỳ 2003 – 2010” đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;, xây dựng “Đề án tổ chức thực hiện Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ tỉnh Quảng Ninh” để báo cáo Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân tỉnh; triển khai “Dự án chuyển đổi các hộ tàu nhỏ khai thác ven bờ kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản và làm dịch vụ”. Đồng thời, Đảng bộ chỉ đạo Ủy ban nhân dân và Sở Thủy sản tỉnh tổng kết đánh giá hiệu quả các nghề, các mô hình khai thác tiên tiến để tuyên truyền nhân rộng. Cụ thể là, nghiên cứu mô hình quản lý như tổ hợp xã, hợp tác xã nghề cá kiểu mới để tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đặc biệt, năm 2004, tỉnh Quảng Ninh đã tuyên truyền phổ biến “Hiệp định phân định và Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc” cho cán bộ và ngư dân trong tỉnh; đồng thời hướng dẫn các đơn vị và ngư dân các thủ tục đăng ký tàu tham gia hoạt động vùng "Đánh cá chung"; chỉ đạo tăng cường công tác quản lý tàu thuyền, công tác cứu nạn, cứu hộ trên biển, công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản...Đây là những nhiệm vụ trọng tâm đưa nghề khai thác thuỷ sản Quảng Ninh đạt mục tiêu: "Dần ổn định và bền vững".

Về năng lực tàu thuyền:

Theo số lượng thống kê tổng số tàu thuyền đang khai thác, thu mua hải sản toàn tỉnh Quảng Ninh, năm 2005 có 7.130; trong đó tàu khai thác gần bờ có 6.938 tàu, chiếm 96%; tàu xa bờ có 147 tàu với tổng công suất 22.560 CV; tàu thuyền lắp máy 5.644 tàu với tổng công suất 119.654 CV, thuyền thủ công 1.486 chiếc. Chương trình đóng tàu khai thác hải sản xa bờ theo Quyết định số 393/TTg, ngày 9 – 6 – 1997 của Chính phủ đến năm 2001 toàn tỉnh đã duyệt 28 dự án, đóng mới 41 tàu, cải hoán 16 tàu, với công suất từ 105 đến 460 CV, tổng công suất 11.423 CV, với số vốn đầu tư trên 53.000 triệu đồng. Sự tăng lên nhanh chóng của năng lực tàu thuyền là nhờ việc tăng cường đầu tư của tỉnh cho các dự án. Ngoài ra, một số ngư dân đã vay vốn của ngân hàng, liên doanh, liên kết, vốn tự có đầu tư khoảng 40 tỉ đồng để đóng mới, cải hoán thêm một số tàu; điển hình như Hợp tác xã Thuỷ sản Vân Đồn, huyện Vân Đồn, ngư dân xã Tân An, huyện Yên Hưng...

Về cơ cấu nghề nghiệp:

* Nghề khai thác hải sản gần bờ:

- Nghề giã tôm, te xiệp là những nghề có số lượng tàu thuyền nhiều nhất: 1.330 tàu và 4.300 lao động. Bộ Thuỷ sản quy định nghề giã tôm và nghề te xiệp là nghề hạn chế phát triển.

- Nghề vó, chụp kết hợp ánh sáng gần bờ có 379 tàu và 1.300 lao động, khai thác chủ yếu là cá nổi, mực nhỏ gần bờ, đây là nghề đánh bắt tất cả các loại thủy sản chưa tới tuổi trưởng thành, vì vậy giá trị sản phẩm rất thấp. Đây là nghề Bộ Thuỷ sản quy định là loại nghề cấm sử dụng ở gần bờ.

- Nghề lưới rê, câu có 2.765 tàu, với 6.900 lao động; trong đó các thuyền nan lắp máy 4 - 6 CV chiếm 39,99%. Nghề rê ba lớp, câu tay sử

dụng những tàu nhỏ, hoạt động gần bờ; sản phẩm có tính chọn lọc, giá bán cao, nhưng năng suất và giá trị sản lượng thấp. Nhưng đây là loại nghề có vốn đầu tư thấp, mang tính xã hội, tạo việc làm cho nhiều ngư dân ven biển.

- Ngoài những nghề kể trên, còn một số nghề khai thác gần bờ còn có các nghề nhỏ khác như: đăng, đáy, chắn đọn, cào hà, cào sò, nghêu, đặt lồng bẫy. Những nghề này có số lượng không nhiều và hoạt động không thường xuyên; giá trị sản lượng không lớn và thường là kiêm nghề.

* Nghề khai thác xa bờ:

- Nghề giã cá: có 20 tàu (10 đôi) chiếm tỷ lệ 9%, công suất máy từ 200 CV - 460 CV/tàu. Đây là nghề khai thác mang tính chủ động cao, chi phí lớn, có doanh thu và sản lượng lớn.

- Nghề chài chụp: có 80 tàu, chiếm tỷ lệ 31,12 %, công cụ và kỹ thuật khai thác đơn giản, ngư trường hoạt động rộng. Vì vậy nghề này đang đựơc đầu tư phát triển.

- Nghề câu: có 77 tàu, công suất chủ yếu dưới 90 CV, chiếm tỷ lệ 29,96%, giá trị đầu tư cho tàu và công cụ thấp. Tuy sản lượng đạt thấp, nhưng giá trị sản phẩm cao, nên là nghề sản xuất có hiệu quả đối với ngư dân.

- Ngoài ra, còn có các nghề như: giã tôm khơi, lưới rê, bẫy ốc... thường là nghề kiêm trong những giai đoạn không chính vụ.

- Tàu thu mua: có 69 tàu, công suất từ 90 - 420 CV, chiếm tỷ lệ 26,84%, hoạt động chính là làm dịch vụ hậu cần và bao tiêu sản phẩm.

Lực lượng tàu khai thác xa bờ của Quảng Ninh quá nhỏ, chỉ chiếm 4 % tổng số tàu thuyền toàn tỉnh; đa số tàu có công suất nhỏ, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ khai thác lạc hậu. Lao động khai thác đa phần có trình độ thấp, do đó việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ khai thác còn nhiều hạn chế. Các tàu khai thác gần bờ chủ yếu dùng những

công cụ, trang bị khai thác đơn giản, do đó năng suất, sản lượng khai thác thấp, hiệu quả kinh tế không cao.

Kết quả của việc tăng cường năng lực tàu thuyền và thay đổi cơ cấu ngành nghề là sản lượng khai thác hải sản không ngừng tăng lên trong 5 năm (2001 – 2005). Năm 2005, sản lượng thủy sản toàn tỉnh đạt 54.864 tấn, trong đó sản lượng thủy sản khai thác chiếm 65,1% với 35.699,7 tấn, tăng 12.317,6 tấn so với năm 2001. Tốc độ tăng trưởng sản lượng bình quân từ năm 2001 đến năm 2005 là 3,08 %.

2.2.2.2. Về nuôi trồng thủy sản

- Sự chỉ đạo: Sở Thủy sản phối hợp chỉ đạo với các huyện, thị xã, nuôi trồng thủy sản của tỉnh đã phát triển theo đúng hướng cả nuôi biển, nuôi nước lợ, nuôi nước ngọt, tạo được phong trào đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản trong nhân dân. Trong 5 năm (2001 – 2005), Sở đã tập trung chỉ đạo để phát triển một số vùng nuôi thuỷ sản tập trung, phát triển một số dự án nuôi tôm, nuôi cá lồng bè trên biển, nuôi trai cấy ngọc với quy mô lớn; xây dựng một số trại sản xuất giống tôm, bước đầu đã có một số kết quả trong việc sản xuất giống cá biển; đồng thời đã tập trung chỉ đạo công tác nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật như đã thực hiện một số đề tài cho sinh sản nhân tạo tôm sú, tôm rảo, trai trọc, cá chim trắng, cá rô phi siêu đực; chú trọng chỉ đạo chuyển giao công nghệ, tiếp thu xây dựng mô hình giống thuỷ sản mới có giá trị kinh tế cao đưa vào nuôi ở Quảng Ninh như cá song, cá giò, cá hồng Mỹ, tôm hùm, tu hài, vẹm xanh, điệp quạt, hầu hà... đã đạt được kết quả bước đầu, tạo đà và thúc đẩy nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh những năm qua phát triển. Điều đáng quan tâm, trong 5 năm (2001 – 2005) đã khẳng định bước tiến nhảy vọt trong nghề nuôi trồng thuỷ sản tại Quảng Ninh.

- Đối tượng nuôi: Trước đây, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm rảo, một số loài cá nước ngọt phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh ta đã đưa vào nuôi những đối tượng có gía trị kinh tế cao và phục vụ cho xuất khẩu như: tôm sú, tôm he chân trắng, cá song, cá giò, cá hồng, cá chim trắng, cá rô phi đơn tính, ngao, sò, trai ngọc...; đặc biệt năm 2003 và năm 2004 đã đưa vào nuôi một số loài loài đặc sản như tu hài, tôm hùm, điệp quạt, hầu hà, vẹm xanh...

- Phương thức nuôi: Trước đây, phương thức nuôi chủ yếu là nuôi quảng canh, nay đã chuyển dần sang quảng canh cải tiến; một phần diện tích chuyển sang nuôi thâm canh và bán thâm canh; đã tạo bước chuyển biến quan trọng về nhận thức của người nuôi thuỷ sản, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá phục vụ nguyên liệu cho xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

- Về mùa vụ: Trước năm 2000, nuôi tôm chủ yếu theo phương thức quảng canh, một phần nuôi quảng canh cải tiến, một năm chủ yếu nuôi 1 vụ tôm sú. Những năm gần đây nuôi tôm chân trắng Nam Mỹ đã chuyển lên 2 vụ, hoặc nuôi 1 vụ tôm sú, 1 vụ cá... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Diện tích, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản: Hàng năm đều tăng. Diện tích năm 2001 là 14.627 ha, năm 2005 là 17.727 ha; nuôi lồng bè năm 2001 đã nuôi 1.800 ô lồng, năm 2002 là 3.000 ô lồng, năm 2003 là 4.205 ô lồng, năm 2004 toàn tỉnh có trên 5.300 ô lồng, năm 2005 là 5.770 ô lồng; gần 500 ha và hàng chục ha rào chắn trên các eo vịnh để nuôi cá biển. Sản lượng năm 2001 là 9.800 tấn, năm 2002 là 17.000 tấn, năm 2003 là 19.500 tấn, năm 2005 đạt 26.000 tấn.

- Về chuyển đổi cơ cấu: Thực hiện Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP của Chính phủ, cuối năm 2001 Sở Thuỷ sản Quảng Ninh đã đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập đoàn thăm quan hướng dẫn các huyện, thị xây dựng dự án chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi

trồng thủy sản. Kết quả trong ba năm 2002, 2003, 2004, toàn tỉnh đã chuyển đổi được trên 500 ha đất nông nghiệp hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản; một số huyện, thị đã chuyển đổi tích cực như: Đông Triều đã chuyển đổi được 190 ha, Yên Hưng là 82 ha và thị xã Uông Bí là 83 ha... Kết quả bước đầu này đã phát huy hiệu quả của những vùng đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp, dần tạo nên vùng nguyên liệu cá nước ngọt phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, góp phần xoá đói giảm nghèo cho bà con nông, ngư dân.

- Sản xuất giống thuỷ sản nước mặn, nước lợ: Toàn tỉnh có 11 cơ sở sản xuất giống tôm, công suất 857 triệu giống P15/năm để sản xuất con giống đáp ứng yêu cầu cho các cơ sở sản xuất và nhân dân trong tỉnh. Kết quả năm 2001 đã sản xuất được 96 triệu; năm 2002 sản xuất được 124,5 triệu; năm 2003 sản xuất được 261 triệu; năm 2004 ước sản xuất được 320 triệu con tôm giống P15. Hiện nay, trại Cống Tây (Vân Đồn) của Công ty Đầu tư phát triển Hạ Long bước đầu đã sản xuất giống cá biển (giống cá song) và Hợp tác xã Thuỷ sản Quảng Ninh đã tiếp thu chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá giò; Công ty liên doanh ngọc trai Hạ Long đã sản xuất giống trai cấy ngọc....Tuy nhiên, sản xuất giống thuỷ sản mặn, lợ thời gian gần đây có xu hướng chững lại do việc đầu tư trại giống chưa đáp ứng được yêu cầu, việc chuyển giao công nghệ sản xuất giống gặp khó khăn, huy động vốn thấp; thời tiết và khí hậu ở miền Bắc chỉ sản xuất được một vụ giống, các trại chưa phối hợp được sản xuất 1 vụ tôm giống và 1 vụ cá giống, cũng như các loại nuôi khác ( ngao, sò, ghẹ). Do đó, chi phí và khấu hao tại các trại giống trong tỉnh cao, còn nhiều khó khăn cho người đầu tư.

- Sản xuất giống cá nước ngọt: Đầu năm 2001, Sở Thuỷ sản đã trình Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh thành lập Trung tâm Khoa học - kỹ thuật và sản xuất giống thủy sản Quảng Ninh, đã đầu tư nâng cấp Trại cá Đông

Mai và xây dựng thêm Trại lưu giữ cá qua đông tại Uông Bí để nâng cao năng lực sản xuất; đồng thời, tỉnh quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho Trung tâm Khoa học - kỹ thuật và sản xuất giống thuỷ sản Quảng Ninh để trở thành trung tâm sản xuất cá nước ngọt của khu vực. Các năm 2002, 2003, 2004, trung tâm đã thực hiện một số đề tài khoa học cho sinh sản cá chim trắng, cá rô phi đơn tính đạt kết quả tốt được Bộ Thuỷ sản đánh giá cao. Kết quả năm 2004 sản xuất được 18,6 triệu cá giống các loại. Hiện nay, Trung tâm Khoa học – kỹ thuật và sản xuất giống thuỷ sản

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh quảng ninh lãnh đạo ngành kinh tế thủy sản tu nam 1996 den nam 2010 (Trang 62)