L ỜI MỞ ĐẦU
2.1.7.1. Công tác đàm phán
Vì là một chi nhánh của công ty lớn nên chi nhánh Hà Nội có thuận lợi là
được thừa hưởng những kinh nghiệm lâu năm trong khâu đàm phán kinh doanh nhập khẩu với các đối tác lớn từ nước ngoài. Đồng thời còn được kế thừa và phát huy dựa trên những mối quan hệ với các tổ chức, các tập đoàn, công ty được
công ty Phát Minh thiết lập, duy trì từ lâu. Hơn thế nữa, đội ngũ cán bộ có kinh
nghiệm và trình độ của công ty cũng là yếu tố chủ chốt đem lại thành công cho các cuộc đàm phán. Nội dung đàm phán thường xoay quanh các vấn đề về hàng hoá, giá cả, phương thức thanh toán, điều kiện vận chuyển, điều kiện bảo hiểm, điều kiện trọng tài và điều kiện phạt.
Với chi nhánh Hà Nội, việc đàm phán có thể được tiến hành một cách linh hoạt,
tùy theo từng trường hợp đối tác của chi nhánh là ai, giá trị hợp đồng lớn hay
nhỏ, đối tượng là máy móc thiết bị lẻ hay là hệ thống thiết bị...
Tuy nhiên, thường đối với những hợp đồng có giá trị nhỏ hoặc hợp đồng
thiết bị lẻ thì chi nhánh mới tổ chức đàm phán qua điện thoại, thư tín, fax,... hoặc
là theo cách một bên phải gửi dự thảo hợp đồng cho bên kia, bên kia nếu đồng ý
thì ký vào và hợp đồng coi như được ký kết (cách này chỉ áp dụng cho những đối tác mà công ty đã có quan hệ tốt, có thể tin tưởng lẫn nhau). Còn đối với những
hợp đồng nhập khẩu hệ thống thiết bị có giá trị lớn thì chi nhánh thường gặp gỡ
trực tiếp để đàm phán với đối tác. Trong những cuộc đàm phán trực tiếp luôn đòi hỏi phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, đặc biệt là về mặt phương pháp và nghệ thuật đàm phán, vì thế trong những lần đàm phán các công trình thiết bị toàn bộ lớn
tới sự hỗ trợ thêm của các chuyên gia tại trụ sở chính của công ty đi đàm phán, nhằm mang lại nhiều lợi thế hơn cho chi nhánh. Tuy nhiên, cũng không thể tránh
khỏi có những lần bị đối tác chèn ép, gây bất lợi cho hoạt động đàm phán của chi
nhánh, điều này cũng do nhiều nguyên nhân và đang được chi nhánh khắc phục
dần.
2.1.7.2. Khâu ký kết hợp đồng giữa công ty TNHH điện cơ Phát Minh - chi nhánh Hà Nội với các đối tác