Giọng điệu và ngôn ngữ thơ

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật thơ xuân quỳnh qua tập xuân dọc chiến hào (Trang 56 - 60)

6. Cấu trúc khóa luận

3.4. Giọng điệu và ngôn ngữ thơ

Giọng điệu là nơi in đậm dấu ấn cá nhân của một nhà thơ ở đó tài năng, số phận và cá tính riêng hội tụ. Có thể nói chính giọng điệu giúp nhận ra thơ Xuân Quỳnh là thơ của người phụ nữ và khác biệt với thơ của một số nữ đồng nghiệp khác.

Thơ Xuân Quỳnh có một giọng điệu riêng rất dễ nhận ra. Giọng điệu ở đây không phải là cách nói mà là cảm xúc, là giọng điệu của tâm hồn. Một giọng điệu không kiểu cách, khiên cưỡng mà luôn tự nhiên, phóng khoáng: Khi thì dịu dàng hát ru, khi thì ngọt ngào, thủ thỉ, khi ráo riết kiếm tìm, khi hồn nhiên dí dỏm, lúc trầm tĩnh khoan hòa…khá đa dạng về sắc thái.

Xuân Quỳnh thường lấy lời ru hoặc cảm hứng lời ru làm giọng điệu

cho các sáng tác của mình, tiêu biểu trong: Trưa hè, Ngủ ngoan bé ơi, Lời ru

“Dẫu con đi đến suốt đời Vẫn không đi hết những lời mẹ ru”

Câu thơ đi về rộng dài theo những liên tưởng nhiều chiều, đột ngột mà vẫn tự nhiên hợp lí. Câu thơ trao liệng giữa tình yêu, niềm tin ước mơ, hi vọng và cả những trăn trở suy nghĩ. Bằng chất liệu lời ru, Xuân Quỳnh đã đem đến cho giọng thơ của mình sự ngọt ngào sâu lắng, là khúc điệu tâm hồn của một người mẹ nhân hậu, đằm thắm, giàu sự chở che và đức hi sinh. Thông qua lời ru, điều mà Xuân Quỳnh muốn nói còn lại là cuộc đời, những suy nghĩ về con người, về đất nước, về hạnh phúc tình yêu và quan niệm nhân thế.

Có thể nói, giọng thơ Xuân Quỳnh khá đa dạng. Nó không chỉ ngọt ngào, dịu dàng, thủ thỉ qua các bài hát ru mà nhiều khi lại thật hồn nhiên, dí dỏm:

“Cúc cu…cù cu Mẹ ơi đến giờ Con gà gọi đấy Bé mẹ chả quấy Mẹ cứ đi làm Con gà nó ngoan Bé yêu nó lắm!”

(Con gà)

Cách ngắt nhịp ngắn, nhịp nhàng, từ ngữ gần với cách dùng của trẻ con tạo cho câu thơ một giọng điệu ngọt ngào, hồn nhiên, giống như cách cảm, cách nghĩ của bé. Xuân Quỳnh nhìn con với ánh mắt của một người mẹ nhưng lại diễn tả cái nhìn ấy một cách rất trẻ thơ dí dỏm. Bởi thế khó lòng có thể phân biệt được ranh giới giữa trẻ con và người lớn trong thơ bà.

Mặc dù có một sắc thái đa dạng nhưng đặc điểm nổi bật nhất trong giọng diệu thơ Xuân Quỳnh chính là giọng giãi bày, bộc bạch, bàng bạc lo âu, day dứt.

“Đường đã đắp đây – ai chưa về quê cũ Nghe tiếng máy xe nỗi nhớ cũng nền gần

Mẹ, mẹ ơi khi xỏ dép vào chân

Hẳn mẹ nhớ ngày đẫm mình bùn nước Em ước gì khi em đặt bước

Trên con đường biếc cỏ mùa xuân”

(Bài hát đắp đường)

Nhìn chung, giọng điệu thơ Xuân Quỳnh đầy bản năng, chất phác với cái hào phóng và tính tự nhiên, một khuynh hướng tự nhiên quý giá khó lòng thay đổi và tạo nên thành công của giọng điệu đặc trưng rất riêng ấy phải kể đến nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Xuân Quỳnh.

Xuân Quỳnh kế thừa ngôn ngữ là lối diễn đạt của ca dao, dân ca, ít có những tìm tòi phá cách, phóng túng trong ngôn từ. Nhưng chính sự giản dị, thân mật, giàu tính biểu cảm đã trở thành đặc trưng nổi bật trong thơ Xuân Quỳnh

Nhiều bài thơ trong Hoa dọc chiến hào của Xuân Quỳnh có sự lặp lại của

các thành tố ngôn ngữ:

“Quang níu cong đòn gánh Mẹ về chợ kia rồi

Nào là măng là miến Nào hoa nào tranh vui”

(Chiều ba mươi)

Một thứ ngôn ngữ giản dị, không trau chuốt giống như lời nói hàng ngày của cuộc sống đời thường mà bất kì ai cũng có thể nói đã đi vào thơ Xuân Quỳnh một cách thật tự nhiên.

Lối trò chuyện, cách xưng “em” phổ biến trong thơ Xuân Quỳnh giúp nhà thơ bày tỏ tâm tư trong trẻo, đáng tin cậy:

“Em vẫy anh đó Anh có thấy không Mai kia em lớn Em làm phi công”

Ngôn ngữ tự nhiên sử dụng chất liệu dân gian quen thuộc được Xuân Quỳnh sử dụng nhiều trong các bài thơ gần với lời ru:

“…Con cò bay lả bay la… Bà ru cháu ngủ buổi trưa Nhỏ dần trong tiếng võng”

(Trưa hè)

Ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh được tự nhiên sinh ra, trời cho chứ không phải do rèn luyện. Một người như thế rất dễ hài lòng với từ vựng và văn phạm của mình và dù thế nào thì trước sau nó vẫn là ngôn ngữ của tình yêu thường nhuốm màu tháng năm, màu của tình yêu day dứt.

Cũng giống như Xuân Quỳnh, Đoàn Thị Lam Luyến là một cây bút nữ tài hoa trong lĩnh vực thơ tình. Thế nhưng nếu như thơ tình Xuân Quỳnh nhẹ nhàng, đằm thắm, lại điềm tĩnh, sâu sắc thì Lam Luyến lại có một kiểu tình yêu mạnh mẽ, bạo dạn không giống ai. Ngôn ngữ trong thơ bà thể hiện rõ “cái tôi” đầy bản năng, quyết liệt, những trắc trở đau khổ trong cuộc sống tình yêu, một chút trách mình dại khờ, nông nổi.

Thơ Lam Luyến thường nhấn mạnh đến “cái tôi” vì thế xuất hiện dày đặc các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất thể hiện khát vọng cháy bỏng trong tình yêu và cố vươn lên tự khẳng định mình:

“Em như vạt cháy rừng quanh năm đòi cứu hỏa Như ngọn lũ sông Hồng chỉ chực vỡ đê

Như Eva khát một lần trái cấm

Trái cấm rơi, phúc - họa cũng theo về”

(Gọi Thúy Kiều)

Dù không mạnh mẽ, quyết liệt như thế nhưng nhờ sức nặng của cảm xúc, khả năng tiếp nhận chất liệu dân gian cổ truyền, ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh mang một sắc thái riêng, giản dị đời thường dễ nhận thấy.

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật thơ xuân quỳnh qua tập xuân dọc chiến hào (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)