“Cái tôi” thiết tha nhân hậu

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật thơ xuân quỳnh qua tập xuân dọc chiến hào (Trang 32)

6. Cấu trúc khóa luận

2.1.3.“Cái tôi” thiết tha nhân hậu

Tình yêu đối với Xuân Quỳnh dù hiểu ở góc độ nào thì cũng luôn luôn mãnh liệt, trong sáng một cách hồn nhiên. Qua những phân lập, tương tranh, giữa những khoảng cách và xô dạt của cuộc đời: Thuyền và biển, sóng và bờ, dữ dội và dịu êm, ồn ào và lặng lẽ, cỏ dưới chân và gió thổi trên đầu, hoa dọc chiến hào, đường tít tắp và không gian như bể,… là trái tim đập sau làn áo mỏng của Xuân Quỳnh.

Chính vì luôn thức đập cùng những đối cực đó, tiếng thơ Xuân Quỳnh vừa thể hiện cái gì hoang mang, nghi ngại của một trái tim nhạy cảm, tinh tế, dễ bị tổn thương, vừa thể hiện những khát khao chở che và gắn bó của một tâm hồn nhân hậu. Tình yêu thương đối với Xuân Quỳnh dường như là ngọn lửa không bao giờ tắt để rồi rực sáng lên bao khát khao cao đẹp.

Đôi khi cảm hứng của nhà thơ được gợi ra từ những âm thanh quen thuộc - một cảnh đời bình dị, một nét sinh hoạt thân quen trong cuộc sống thường nhật cũng dễ làm nữ sĩ xúc động không ngờ:

“Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ Cục… cục tác, cục ta Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ”.

Từ âm thanh “cục, cục tác cục ta” ở khổ đầu tiên mạch cảm xúc trong bài thơ được triển khai theo sự lặp lại đến bốn lần các câu thơ “tiếng gà trưa”. Sau mỗi câu thơ được lặp lại như thế là những kỉ niệm tuổi thơ sống cùng người bà hết lòng thương cháu, là sự gợi nhớ về hình ảnh những con gà và niềm ước mơ bộ quần áo mới, là tiếng gà cùng người cháu đi vào mặt trận khắc sâu thêm tình yêu đất nước, quê hương, là âm thành quen thuộc cất lên trong một tâm hồn trong trẻo, hồn hậu đầy hoài niệm yêu thương.

Hay đâu đây là âm thanh quen thuộc gợi nên hình ảnh tuổi thơ về những chiều 30 tết ấm cúng, hạnh phúc bên gia đình:

“Tiếng gạo vo sàn sạt Vịt gà kêu quang quác Hôm nay chiều ba mươi”.

(Chiều ba mươi)

Dường như những kí ức được gợi chút từ tiếng gà, tiếng gạo vo tiếng vịt gà kêu quang quác hay đơn thuần chỉ là mỗi nhành cây, ngọn cỏ, một góc phố mái nhà. Tất thảy đều khiến Xuân Quỳnh ngẫm ngợi về khát vọng sinh sôi, bao dung nương tựa.

Đó là một khung cửa sổ đầy tình nghĩa gắn liền với tình cảm vợ chồng, tình nghĩa xóm giềng yêu thương đùm bọc:

“Những buổi chiều hợp tác xã xong xuôi Vợ chồng về mở toang đôi cánh cửa Giọt mồ hôi khô dần trên trán vợ Làn gió man mác cả nụ cười! Một củ khoai lang, một bắp ngô lùi Tình nghĩa xóm giềng sẻ chia qua cửa sổ Những tối liên hoan những khi họp tổ Bà con qua cửa sổ rủ đi cùng”.

Đó là hình ảnh của gốc cây tuổi thơ gắn liền với những người bạn, kỉ niệm thơ bé. Và trong nỗi niềm của những trái tim trẻ thơ nhân hậu ấy gốc cây xưa luôn trong cảm thức yêu thương:

“Con nhà nghèo chả có gì chơi Tôi và Gái chỉ thẩn tha gốc ổi Thương cây chiều nào cũng tưới Cứ mỗi lần hai gánh ống bơ”.

(Gốc cây ngày bé)

Cây ổi xưa đó không đơn thuần chỉ là một gốc cây vô tri giác, mà đối với những đứa trẻ con nhà nghèo chả có gì chơi thì gốc ổi hay là người bạn thân không thể xa rời, là kỉ niệm tuổi thơ gắn bó dù đi đâu hay có lớn lên cũng luôn nhớ về.

Một tâm hồn như Xuân Quỳnh luôn yêu và khát khao được yêu thì vẻ đẹp thiết tha nhân hậu dường như hiện hữu rõ nhất qua các cung bậc khác nhau của tình yêu, nỗi nhớ. Tình yêu đối với Xuân Quỳnh đó là “không khí” và “màu xanh cỏ úa” - là những điều như trong tầm tay với, không ở đâu cao xa mà thiêng liêng như sự sống. Với Xuân Quỳnh, nó chỉ có được khi trái tim “Làm sống lại những hồng cầu đã chết” “Biết rút gần khoảng cách của tình yêu”. Không cầu kì, ước lệ, không lí tưởng hóa và đề cao thái quá, tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh gần gũi với mọi tâm hồn bởi rất đỗi giản dị, đời thường. Tất cả mọi chuyện đời, chuyện người đều trở thành chuyện thơ của thi sĩ. Tất thảy mọi đối tượng đều trở thành mối quan tâm thường trực nhưng trên hết vẫn là tình yêu đối với con người.

Yêu con, bà luôn dành sự quan tâm chăm sóc đặc biệt của một người

mẹ cho con trong những vần thơ như lời ru ngọt ngào, sâu lắng (Lời ru). Mẹ

thương con vì non nớt mới sinh ra mà đã phải chịu cảnh chiến tranh chia lìa, thiếu thốn, ác liệt. Không chỗ chơi, không chỗ ngủ an lành không được cất tiếng khóc đầu tiên trong hòa bình bởi “tiếng rú cuồng điên của bọn giặc trời”

Mẹ thương con nên lựa những lời ru ngọt ngào, sâu lắng nhất vỗ về con bình

yên trong giấc ngủ mặc bom đạn kẻ thù.

“Ngủ yên con ngủ đầy giấc con nghe Lời ru mẹ làm chiến hào che chở”.

(Lời ru)

Và trong nỗi lòng quan tâm đặc biệt đối với những đứa con, ta gặp hình ảnh biết bao bà mẹ anh hùng trong kháng chiến thương yêu mọi đứa con dù không phải núm ruột của mình. Các anh là những chiến sĩ kiên cường, là con của mọi bà mẹ trên tổ quốc yêu thương.

“Ông trăng vẫn cao trên đầu Con gà con chưa gáy sáng Bập bùng bếp lửa đã hồng Mẹ già dậy rồi đun nước Để mấy thằng con bộ đội Uống cho ấm bụng đường xa Chúng nó lo mẹ chưa dậy Nên chào mẹ từ hôm qua”.

(Lòng mẹ)

Thiên tính nữ và tấm lòng nhân hậu đã trở thành đặc điểm tiêu biểu nhất trong hồn thơ Xuân Quỳnh. Điều đó tạo nên sức mạnh lớn lao đến nỗi khiến cho tình cảm giữa người với người giờ đây không biên giới, không khoảng cách. Tình thương của Xuân Quỳnh dành cả cho kẻ thù bên kia chiến tuyến:

“Đừng có đợi – hỡi bà mẹ Mỹ Nó chết rồi – tháng tám mồng năm Đứa con bà – thằng giặc phi công Chúng tôi bắn rồi, nó không về nữa Chúng tan xác rồi chúng không về nữa Giữa mảnh máy bay và quân phục giết người

Đừng trách chúng tôi – hãy nguyền rủa kẻ nào Đã dạy chúng làm nên tội ác”.

(Bài hát đừng có đợi)

Trong tập thơ Hoa dọc chiến hào phần nhiều “cái tôi” thiết tha nhân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hậu của tác giả nằm trong mối liên hệ hòa nhập thống nhất với “cái ta” chung đất nước. Yêu thương thiên nhiên vạn vật, con người chính là yêu thương tổ quốc mình và khát khao một hòa bình không chinh chiến. Có thể nói đây là tập thơ thể hiện rõ nhất sự hòa nhập với thời đại của tác giả:

“Người trồng cây nay cầm súng ra đi Bốn phương trời đâu chiến đấu, đấy là quê Thoáng gặp lại một hình cây Hà Nội Giữa đất nước như rừng nghìn tên gọi

Khi đồng đội ngủ bên đường bóng mát che theo”

(Cây Hà Nội)

Xuân Quỳnh đã góp một tiếng nói, một giọng điệu đặc sắc trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ bà là nơi tập trung của niềm vui, nỗi buồn, của phấp phỏng lo âu và mang dự cảm, khát vọng chở che và nâng niu, nương tựa…: Đó là kết quả của một quá trình miệt mài sáng tạo, mà trước hết là ý nghĩa của những nhịp đập từ trái tim nhân hậu, đằm thắm yêu thương và thật giàu nữ tính. Phải chăng Xuân Quỳnh chẳng có gì hết ngoài trái tim biết yêu và trái tim ấy đã nói lên thành thơ.

2.2. Sự độc đáo trong việc tạo dựng nhân vật trữ tình

Nội dung của tác phẩm trữ tình nói chung và thơ trữ tình nói riêng được thể hiện gắn liền với hình tượng nhân vật trữ tình. Đó là hình tượng người trực tiếp thổ lộ suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng trong tác phẩm. Nhân vật trữ tình không có diện mạo, hành động, lời nói, uan hệ cụ thể như nhân vật tự sự và kịch nhưng cụ thể trong giọng điệu, cảm xúc, trong cách cảm, cách nghĩ.

cách nghĩ, nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Tùy thuộc vào từng đối tượng mà “cái tôi” trữ tình hóa thân trong từng bào cụ thể.

2.2.1. Sự đa dạng của kiểu nhân vật trữ tình

“Cái tôi” trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh hóa thân vào nhiều nhân vật trữ tình khác nhau tạo nên một hệ thống nhân vật trữ tình rất đa dạng, phong phú: có khi là em trong quan hệ với anh

“Trời là của anh Cũng là của em Nên gió là bạn Mây là người quen”

Có khi là người cháu với những rung động của đôi mắt tò mò trước

tiếng gà trưa huyễn hoặc như trong cổ tích. (Tiếng gà trưa)

Có khi Xuân Quỳnh thể hiện vai nữ sĩ trong chính bài thơ của mình để diễn đạt đầy đủ và sâu sắc nhất cái khát vọng kiếm tìm sự dũng cảm cho lao động nghệ thuật và hơn hết nhân vật trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh xuất hiện dưới vai trò của thiên tính nữ: một người mẹ yêu con, thương con, ru con, một người bà ru cháu ngủ hay một phụ nữ thổn thức với trái tim yêu.

Nhân vật trữ tình nhiều khi là các bà mẹ trong tình yêu thương con vô ngần:

(Đưa con đi sơ tán), (Lời ru).

Nhân vật trữ tình trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh là sự hóa thân,

phân thân của “cái tôi” trữ tình của nhà thơ, thông qua hình tượng “sóng” mà xem xét nó trong mối tương quan với “em” – người con gái đang yêu:

“Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ”

Hình tượng sóng trước hết được gợi ra từ âm hưởng dạt dào, nhịp nhàng cả bài thơ, qua đó diễn tả vừa cụ thể vừa sinh động nhiều trạng thái với những cung bậc tình cảm khác nhau trong trái tim người phụ nữ đang rạo rực khao khát yêu đương (nhân vật trữ tình)

Nhân vật trữ tình xuất hiện trong thơ Xuân Quỳnh phong phú, đa dạng nhưng không đơn lẻ. Nó thường đặt trong thế song hành.

Ở ngôi thứ nhất Xuân Quỳnh xưng “tôi” (Mây), “mẹ”(Lời ru), “em” (Bay cao), “ta” (Cây Hà Nội) :

“Thuở bé tôi yêu mây Qua những hình kì lạ”

(Mây)

“Em vẫy anh đó Anh có thấy không”

(Bay cao)

Ở ngôi thứ hai nhân vật trữ tình được Xuân Quỳnh gọi: “anh”, “con”, “các anh”:

“Anh đứng trước hơn ngàn độ nóng Điều gió, điều than qua kính ngắm”

(Giữ lửa)

Nhân vật trữ tình trong ngôi thứ ba được tác giả gọi bằng nhiều đại từ rất linh hoạt, uyển chuyển: khi là “cha tôi”, “anh ta”, khi là “thuyền”, là “sóng” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể”

(Sóng)

Các nhân vật trữ tình theo ý chủ quan không tồn tại riêng lẻ mà thường đi với nhau thành từng cặp: “anh - em”, “mẹ - con”, “cha – con”, “thuyền – biển”, “sóng – bờ”, “bà – cháu”. Đó là bà và cháu trong kí ức tươi đẹp về tuổi

thơ trên đường ra chiến dịch của một người chiến sĩ qua “Tiếng gà trưa”; là “mẹ - con” trong “Lời ru” sâu lắng chứa chan tình mẫu tử thiêng liêng; là

Không phải lúc nào nhân vật trữ tình cũng xuất hiện trực tiếp, thẳng thắn bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của “cái tôi” cá nhân thường trực mà luôn có sự vận động đổi thay. Khi thì nhân vật trữ tình xuất hiện trực tiếp lúc lại gián tiếp xuất hiện thông qua một hình ảnh biểu tượng khác.

Trong sự xuất hiện trực tiếp của mình nhân vật trữ có thể là một đứa trẻ

yêu thiên nhiên, yêu sắc trời qua những đám mây nhiều hình thù kì lạ (Mây), lúc lại có thể là một người mẹ yêu con thiết tha gửi gắm vào lời ru ( Lời ru)

Một trong những nhân vật trữ tình xuất hiện gián tiếp độc đáo nhất trong thơ Xuân Quỳnh chính là “em” – một người phụ nữ đang bồi hồi trong những cung bậc khác nhau của tình yêu. Sóng là một hình tượng ẩn dụ, đó là sự hóa thân “cái tôi” trữ tình của nữ sĩ, lúc hòa nhập, lúc phân thân vào “em” – người con gái đang yêu say đắm

Nhân vật trữ tình trong thơ là một hình tượng khái quát. Khi sáng tác thơ trữ tình, tác giả đã tự nâng mình lên thành người mang tâm trạng, cảm xúc, ý nghĩ cho một loại người, một thế hệ và nhân vật trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh cũng vậy. Đó là tiếng nói chung của bao tâm hồn đồng điệu, khát khao trong hạnh phúc và cuộc sống đời thường giản dị.

2.2.2. Cảm xúc của nhân vật trữ tình

Có thể nói, Xuân Quỳnh ít thành công ở những bài cái lí lấn át cái tình hay cái tình còn mỏng chưa đủ độ chín. Chính vì thế, Xuân Quỳnh thường chuộng lối viết tự nhiên, giàu cảm xúc, thông qua các nhân vật trữ tình mà gửi gắm bao xúc cảm mãnh liệt của con người hay của chính bản thân nữ thi sĩ. Mỗi nhân vật trữ tình của Xuân Quỳnh dù xuất hiện trong tư thế nào thì cũng mang theo những dư âm cảm giác dào dạt nhất.

Mọi “cái tôi” tinh tế, thiết tha nhân hậu của Xuân Quỳnh đã đem đến cho các nhân vật trữ tình những cảm xúc đời thường mà thiêng liêng. Đó có

thể là tình cảm của một người cháu dành cho bà yêu kính, cho tuổi thơ quê hương.

“ Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ Cục… cục tác cục ta”

Cảm xúc của nhân vật trữ tình được gợi ra từ một tiếng gà gáy trưa. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ 5 chữ nhưng riêng câu thơ đầu “ Tiếng gà trưa” mở đầu chỉ có ba tiếng. Sau mỗi câu thơ ba tiếng nhân vật trữ tình lại nhớ về một kỉ niệm, một hình ảnh thân thuộc. “ Tiếng gà trưa” được lặp đi lặp lại đã tạo nên một điểm nhấn về cảm xúc và kết nối các khổ thơ trong bài thành một mạch cảm xúc thiết tha, ngọt ngào. Kỉ niệm về một người bà thân yêu với “ ổ trứng hồng tuổi thơ” cùng với nỗi vui sướng nghẹn ngào của một đứa trẻ được xúng xính trong cái áo cánh chúc bâu và quần chéo go có một sức ám ảnh đến kì lạ.

“Cháu chiến đấu hôm nay Vì tình yêu tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi cũng vì bà…”

Từ những sự bồi hồi, xúc động khi nghĩ về tuổi thơ cháu đã cất lên một lời thề hứa sẵn sàng ra đi bảo vệ tổ quốc phải chăng cũng “vì bà”, vì mỗi con người quê hương thân yêu, vì xóm làng vì một tuổi thơ, một cuộc sống yên bình cho bao người khác. Từ “cái tôi” riêng về tuổi thơ sống bên bà của nữ sĩ Xuân Quỳnh đã gửi gắm bao xúc cảm qua nhân vật trữ tình để từ đó nói lên tình cảm chung của bao nhiêu người, những tình cảm của biết bao người cháu đối với bà mà từ đó cuộc sống thêm phong phú và giàu có hơn.

Bao trùm trong sáng tác của Xuân Quỳnh là cảm xúc của một “cái tôi” mãnh liệt, chân thành đầy nữ tính. Trong nhiều sáng tác nhân vật trữ tình được sống trong những xúc cảm nồng nàn.

“Sóng” là một bài thơ hay của Xuân Quỳnh khi nói về tình yêu. Nhân vật

trữ tình “em” xuất hiện thông qua hình tượng sóng, thể hiện nhiều sắc thái, cung bậc tình cảm khác nhau trong tâm hồn người con gái đang yêu. Sắc điệu trữ tình của bài thơ được dệt lên từ hình tượng sóng. Cả bài thơ là những con sóng tâm tình xôn xao trong lòng người con gái đang yêu khi đứng trước biển ngắm nhìn những con sóng vô hồi, bất tận. Sóng là một hình tượng ẩn dụ. Đó là sự hóa thân của “cái tôi” trữ tình nhà thơ lúc thì hòa nhập, lúc là sự phân thân của nhân vật trữ tình và “em” – người con gái đang yêu một cách say đắm.

Sóng được chọn làm biểu tượng của tình yêu, miêu tả sóng với những biến hóa, những trạng thái đối lập cũng là để nói lên cái phức tạp, đa dạng,

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật thơ xuân quỳnh qua tập xuân dọc chiến hào (Trang 32)