6. Cấu trúc khóa luận
3.3. Tạo dựng hình ảnh và biểu tượng nghệ thuật
Chịu sự chi phối mạnh mẽ của cảm quan phụ nữ, hình ảnh trong thơ Xuân Quỳnh thường thiên về cụ thể, rất tự nhiên và gần với sinh hoạt đời thường: Là thiên nhiên với “mây, gió, nắng mưa, bão bùng, sấm sét”, là cuộc sống thường nhật với “một khung cửa sổ, một gốc cây, một cột đèn góc phố hay một tiếng gà thân thuộc gọi tuổi thơ về”
“Giấc ngủ vừa chợt qua Nắng đã về trước cửa”
(Tháng năm)
“Thuở bé tôi yêu mây Qua những hình kì lạ”
(Mây)
“Cái cửa sổ hướng đông Cái cửa sổ hướng tây
Cái cửa sổ hướng nam, hướng bắc”
(Bài thơ bên cửa sổ)
Trong cuộc sống thường nhật gắn liền với những đau thương mất mát
của chiến tranh thì hình ảnh thơ trong Hoa dọc chiến hào vẫn đầy ý nhị,
không dữ dội, khốc liệt, hoành tráng mà vẫn toát lên bầu không khí của bom rơi, đạn thù.
Tiếng gà trưa gợi nhớ về tuổi thơ vẫn gắn liền với hình ảnh một người lính đang trên đường làm nhiệm vụ chiến đấu “Trên đường hành quân xa – Dừng chân bên xóm nhỏ” bất chợt “Tiếng gà ai nhảy ổ - Cục, cục tác, cục ta”.
Hình ảnh thôn nữ êm đềm thân quen với những bờ vùng, bờ thửa với luống cày mới vỡ giờ đây đâu còn, thay vào đó là hình ảnh một hậu phương vững vàng cho tiền tuyến.
“Tháng mười một đoàn con trai ra đi Để lại sau lưng những luống cày mới vỡ Màu đỏ xanh bờ vùng bờ thửa
Ngọn gió đông làm má ửng hồng
Giữa đường cày con sáo đứng bâng khuâng”.
(Hậu phương)
Viết với tâm hồn của một người mẹ yêu con tha thiết Xuân Quỳnh đã sáng tạo ra nhiều hình ảnh gợi lên trong lòng người đọc nhiều xa xót, bởi chiến tranh khốc liệt đâu chừa một ai. Mẹ thương con bởi “Khi con sinh ra cái tã đã nhuộm màu xanh – Cái nôi mắc trước cửa hầm trú ẩn”. “Cái tã và cái nôi” là hai hình ảnh rất đời thường gắn liền với đứa con thơ bé bỏng vậy mà giờ đây lại đau đớn khi bị đặt trong chiến lửa, tuổi thơ con nào được hưởng yên bình. Cũng giống như đâu đó vẫn có bao đứa trẻ thơ:
“Hàng mi tơ vẫn khép giấc ngon lành Con đâu biết máy bay thù gầm rít”.
(Lời ru)
Và cũng tấm lòng của một bà mẹ trẻ đầy yêu thương Xuân Quỳnh đã có những hình ảnh đầy ngộ nghĩnh, dễ thương nói hộ qua một đôi mắt trẻ thơ thật vui tính:
“Mẹ ơi đến giờ Con gà gọi đấy Bé mẹ chả quấy Mẹ cứ đi làm Con gà nó ngoan Bé yêu nó lắm”.
(Con gà)
Trong thơ Xuân Quỳnh nói chung và trong Hoa dọc chiến hào nói
riêng không thiếu những hình ảnh mang tính ẩn dụ, tượng trưng trở thành biểu tượng đầy thông minh, dân dã của một hồn thơ sắc sảo. Đó có thể là những biểu tượng được gợi lên từ hình ảnh thiên nhiên rộng lớn dữ dội: Sóng, biển,…, là cuộc sống thường nhật với những con đường cây dại và lời ru.
Sóng là một hình ảnh quen thuộc và trở thành biểu tượng độc đáo trong thơ Xuân Quỳnh. Với thiên nhiên sóng khi thi thì là lớp lớp sóng biển ồn ào mạnh mẽ, khi nhẹ nhàng, dịu êm như sóng gợn mặt sông, mặt hồ. Nhưng dù thế nào, sóng cũng là một hiện tượng thiên nhiên muôn hình, vạn trạng rất khó đoán định. Từ con sóng của thiên nhiên, Xuân Quỳnh đã biến nó thành biểu tượng của tình yêu, thành sóng tình, sóng lòng bởi sự tương đồng với các cung bậc cảm xúc khác nhau của “em”, của người con gái đang trong tình yêu chân thành say đắm. Là “em” với bao “Dữ dội và dịu êm - Ồn ào và lặng lẽ”
trong tình yêu đầu (Sóng).
Có thể nói thế giới hình ảnh thơ Xuân Quỳnh không hấp dẫn bởi nét tân kì, độc đáo, không chói lọi, hoành tráng hoặc lung linh huyền ảo; cũng không có cái sắc sảo của một trí tuệ sung mãn mà trái lại nó giàu tính trực cảm. Bởi nó là sự giãi bày của một “cái tôi” mang mặc cảm về thân phận. Nhiều hình ảnh hoang sơ, tiêu điều được Xuân Quỳnh lựa chọn. Bởi thế không phải thắc mắc vì sao cây cối, hoa cỏ trong thơ Xuân Quỳnh phần nhiều là những loài
cây dại. (Những cây dứa dại)
“Ở đảo này cũng như những đảo xa Dứa dại mọc men theo bờ cát Thân nó tròn, vỏ xù xì màu đất bạc
Xoắn xuýt vào nhau như những khúc trăn to Lá xòe dài cạnh sắc như lưỡi cưa”.
Những hình ảnh như vậy gợi lên cho Xuân Quỳnh bao suy nghĩ hoài cảm, linh cảm khó diễn tả cho rạch ròi, nhưng lại rất có sức ám ảnh… Cũng giống như hình ảnh những cây dứa dại xấu xí, cô độc tưởng chừng như một sinh thể mỏng manh, yêu đuối nhưng lại hết sức mạnh mẽ, quật cường trước bão gió, gợi nhắc con người phải vượt lên sóng gió cuộc đời. Hình ảnh cây dại trong thơ Xuân Quỳnh đại diện cho sức mạnh bền bỉ, kiên cường luôn sẵn có trong mỗi con người, vẫn mạnh mẽ bước lên phía trước dù cuộc sống còn muôn vàn khó khăn, cách trở.
“Đêm hôm qua ngoài trời bão tố …
Chỉ còn nó – những cây dứa dại
Thách thức gió gào sóng thét cuồng điên”
Lời ru là những âm hưởng dân ca ngọt ngào sâu lắng gắn liền với tuổi thơ của mỗi con người với hình ảnh của bà, của mẹ nhẹ nhàng đưa ta vào giấc ngủ êm đềm. Lời ru đã trở thành âm điệu chính cho nhiều bài thơ của Xuân Quỳnh trở thành biểu tượng cho tình yêu cao đẹp: Tình mẫu tử, tình cảm bà cháu, là biểu tượng ngọt ngào cho những tâm hồn phụ nữ dịu dàng, đằm thắm,
nhân hậu, giàu đức hi sinh.( Lời ru)
Nhìn chung, các hình ảnh, biểu tượng trong thơ Xuân Quỳnh thể hiện góc nhìn của nhà thơ về tình yêu và cuộc sống cũng như mối quan hệ giữa cái bản thể và vũ trụ.