Tổ chức không gian và thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật thơ xuân quỳnh qua tập xuân dọc chiến hào (Trang 48 - 53)

6. Cấu trúc khóa luận

3.2. Tổ chức không gian và thời gian nghệ thuật

Bất kì một sự việc nào cũng phải diễn ra trong một không gian và thời gian nhất định. Trong nghệ thuật, đặc biệt là trong văn chương, nó không phải là thời gian tuyến tính mà chỉ mang tính tương đối. Có thể trong tác phẩm này

thời gian nghệ thuật thể hiện rõ nét nhưng không gian lại mờ nhạt, khó xác định trong tác phẩm kia thì ngược lại. Không gian nghệ thuật được nhấn mạnh còn thời gian thì mờ nhạt tùy theo dụng ý của tác giả.

Trong cuốn Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê đã cắt nghĩa, lí giải về không gian như sau: “Không gian là khoảng không gian bao la bao trùm lên tất cả sự vật hiện tượng xung quanh đời sống con người” [15; 633]

Trong tập thơ Hoa dọc chiến hào nói riêng và trong mọi sáng tác của

mình Xuân Quỳnh luôn hướng đến các đối tượng trong không gian nhất định. Dù là tái tạo không gian nào thì ta cũng thấy một sự chuyển dịch, linh hoạt để làm nổi bật lên những cảm xúc quá khứ - hiện tại – tương lai. Không gian trong thơ Xuân Quỳnh có khi rộng vô cùng hoặc mờ nhạt như sương khói, lại có khi cụ thể đến từng địa danh.

Bài thơ “Tiếng gà trưa” cảm xúc của nhân vật trữ tình được bộc lộ từ

xa đến gần, từ không gian rộng đến không gian hẹp rồi chuyển về không gian tâm tưởng, hồi ức:

“Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ Cục … Cục tác cục ta”.

Trên con đường hành quân đi chiến dịch, dừng chân nghỉ bên một xóm nhỏ ven đường bất chợt có tiếng gà gáy trưa “cục tác cục ta” khiến “cháu” không khỏi bồi hồi nhớ về quê nhà, nơi có người bà tần tảo sớm hôm và những kỉ niệm không thể nào quên về thời thơ ấu bên “ổ trứng hồng tuổi thơ”. Từ không gian hiện thực ấy mở ra trong lòng “cháu” một không gian tâm tưởng với một lời thề đinh ninh:

“Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi cũng vì bà…”

Không gian nghệ thuật đôi khi bắt đầu từ nhiều hướng khác nhau để rồi quy tụ vào một đối tượng nhất định

“Bão thét bốn bên không gian như vụn nát Trong tiếng bom, tiếng rít máy bay thù Lòng đất tung lên, bê tông sập xuống Rất điềm nhiên - anh đứng trước lò”.

(Giữ lửa)

Bắt đầu là không gian dữ dội tưởng như “vụn nát” bởi bốn phương bão thét gầm, một sự xuất hiện đột ngột dội thẳng vào trực giác của người một không gian rộng. Rồi đến không gian mở ra bầu trời rộng lớn nhưng không yên bình, ầm ì tiếng bom rơi và tiếng rít của máy bay thù. Sau đó, từ bầu trời, không gian chuyển hướng xuống mặt đất cũng không hề yên ả “lòng đất tung lên, bê tông sập xuống”. Ở đây, không gian nhiều chiều được gợi ra ở cả chiều dài, chiều rộng và chiều sâu bởi sự dữ dội, nguy hiểm. Vẽ nên bức tranh ấy, thi sĩ muốn tạo ra tương quan đối lập để làm nền cho sự xuất hiện của “anh” - người giữ lửa: “Rất điềm nhiên - anh đứng trước lò” một thái độ điềm tĩnh hiên ngang, bất chấp hiểm nguy vì nhiệm vụ. Có thể nói, đến đây, không gian nghệ thuật đã có sự chuyển đổi rõ ràng từ thế giới tự nhiên sang thế giới loài người, một con người cụ thể.

Thơ Xuân Quỳnh hay gợi mở ra một không gian vô cùng, vô tận. Nó giữ vị trí nền tảng, không chỉ là không gian của thiên nhiên mà còn là không gian của cuộc đời, nơi mà các nhân vật tự bộc lộ, thể hiện mình.

Không gian rộng lớn ấy có thể là bầu trời qua đôi mắt trẻ thơ: “Kìa trời cao ta đó

Mây điệp điệp trùng trùng Trong rừng mây du kích Vẫy vùng anh phi công”.

Có thể là không gian vô cùng không biên giới qua đôi mắt của tình yêu và nỗi nhớ:

“Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể”.

Từ trời cao, biển rộng, đôi khi cái vô cùng vô tận của không gian tồn tại ngay dưới mặt đất yên bình, phẳng lặng mà biết bao điều kì thú.

“Dòng sông trôi phẳng lặng Ngọn gió thổi hiu hiu Nắng xanh vườn chuối tiêu Thoảng mùi hương hoa lí”.

Ngoài những không gian thông thường, Xuân Quỳnh còn xây dựng những không gian ba chiều của nội tâm chiều cao của khát khao, chiều dài của nỗi nhớ và chiều sâu của tình yêu. Không gian này thực sự tiêu biểu trong

bài thơ “Sóng”.

Khát khao yêu và được yêu của Xuân Quỳnh đã gửi gắm vào nhân vật trữ tình “em” thông qua hình tượng sóng:

“Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức”.

Thời gian trong thơ Xuân Quỳnh cũng có sự thể hiện đa chiều nhiều góc cạnh màu sắc.

Trong bài thơ “Sóng”, thời gian là vô cùng, vô tận, bởi với tình yêu và

nỗi nhớ không hề có sự ngăn cách của thời gian. Bởi khi yêu, người ta có thể thức ngay cả trong mơ.

“Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức”

Với “Tiếng gà trưa” thì buổi trưa ấy dường như không phải là một

khoảnh khắc. Nó cũng như được kéo dài ra miên man, không biên giới. Tiếng gà trưa như thúc giục như lôi kéo người lính từ hiện tại về quá khứ rồi đến tương lai. Buổi trưa ấy như dài mãi bởi tiếng gà là động lực, là sức mạnh khiến người lính có thêm quyết tâm chiến đấu cho quê hương.

Đôi khi thời gian lại rất cụ thể, chỉ là một thời điểm, một khoảnh khắc mà thôi:

“Tháng mười một đàn con trai ra đi Để lại sau lưng những luống cày mới vỡ”

(Hậu phương)

Thời gian giả định, thời gian không tưởng là những khái niệm thời gian không quá khó để bắt gặp trong thơ Xuân Quỳnh

“Tích tắc, tích tắc Hai kim đổi nhau Bé ngủ biết đâu Thời gian vẫn thức”

(Ngủ ngoan bé ơi)

Giữa thời gian nghệ thuật và thời gian vật chất bao giờ cũng được ngăn cách bằng một sợi dây vô hình, là sự thống nhất chứ không đồng nhất. Ở đây “Thời gian thức” cũng được nối với hiện thực từ cách nói dí dỏm của một bà mẹ yêu con tha thiết nhưng qua đó cũng thể hiện một quan niệm mới mẻ về

thời gian của Xuân Quỳnh.

Tóm lại: Không gian và thời gian trong thơ Xuân Quỳnh là một phạm trù nghệ thuật quan trọng trong việc bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình, thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm, giúp nhà thơ gửi gắm nhiều chiều suy tư, tâm trạng.

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật thơ xuân quỳnh qua tập xuân dọc chiến hào (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)