Cảm xúc của nhân vật trữ tình

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật thơ xuân quỳnh qua tập xuân dọc chiến hào (Trang 39 - 45)

6. Cấu trúc khóa luận

2.2.2.Cảm xúc của nhân vật trữ tình

Có thể nói, Xuân Quỳnh ít thành công ở những bài cái lí lấn át cái tình hay cái tình còn mỏng chưa đủ độ chín. Chính vì thế, Xuân Quỳnh thường chuộng lối viết tự nhiên, giàu cảm xúc, thông qua các nhân vật trữ tình mà gửi gắm bao xúc cảm mãnh liệt của con người hay của chính bản thân nữ thi sĩ. Mỗi nhân vật trữ tình của Xuân Quỳnh dù xuất hiện trong tư thế nào thì cũng mang theo những dư âm cảm giác dào dạt nhất.

Mọi “cái tôi” tinh tế, thiết tha nhân hậu của Xuân Quỳnh đã đem đến cho các nhân vật trữ tình những cảm xúc đời thường mà thiêng liêng. Đó có

thể là tình cảm của một người cháu dành cho bà yêu kính, cho tuổi thơ quê hương.

“ Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ Cục… cục tác cục ta”

Cảm xúc của nhân vật trữ tình được gợi ra từ một tiếng gà gáy trưa. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ 5 chữ nhưng riêng câu thơ đầu “ Tiếng gà trưa” mở đầu chỉ có ba tiếng. Sau mỗi câu thơ ba tiếng nhân vật trữ tình lại nhớ về một kỉ niệm, một hình ảnh thân thuộc. “ Tiếng gà trưa” được lặp đi lặp lại đã tạo nên một điểm nhấn về cảm xúc và kết nối các khổ thơ trong bài thành một mạch cảm xúc thiết tha, ngọt ngào. Kỉ niệm về một người bà thân yêu với “ ổ trứng hồng tuổi thơ” cùng với nỗi vui sướng nghẹn ngào của một đứa trẻ được xúng xính trong cái áo cánh chúc bâu và quần chéo go có một sức ám ảnh đến kì lạ.

“Cháu chiến đấu hôm nay Vì tình yêu tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi cũng vì bà…”

Từ những sự bồi hồi, xúc động khi nghĩ về tuổi thơ cháu đã cất lên một lời thề hứa sẵn sàng ra đi bảo vệ tổ quốc phải chăng cũng “vì bà”, vì mỗi con người quê hương thân yêu, vì xóm làng vì một tuổi thơ, một cuộc sống yên bình cho bao người khác. Từ “cái tôi” riêng về tuổi thơ sống bên bà của nữ sĩ Xuân Quỳnh đã gửi gắm bao xúc cảm qua nhân vật trữ tình để từ đó nói lên tình cảm chung của bao nhiêu người, những tình cảm của biết bao người cháu đối với bà mà từ đó cuộc sống thêm phong phú và giàu có hơn.

Bao trùm trong sáng tác của Xuân Quỳnh là cảm xúc của một “cái tôi” mãnh liệt, chân thành đầy nữ tính. Trong nhiều sáng tác nhân vật trữ tình được sống trong những xúc cảm nồng nàn.

“Sóng” là một bài thơ hay của Xuân Quỳnh khi nói về tình yêu. Nhân vật

trữ tình “em” xuất hiện thông qua hình tượng sóng, thể hiện nhiều sắc thái, cung bậc tình cảm khác nhau trong tâm hồn người con gái đang yêu. Sắc điệu trữ tình của bài thơ được dệt lên từ hình tượng sóng. Cả bài thơ là những con sóng tâm tình xôn xao trong lòng người con gái đang yêu khi đứng trước biển ngắm nhìn những con sóng vô hồi, bất tận. Sóng là một hình tượng ẩn dụ. Đó là sự hóa thân của “cái tôi” trữ tình nhà thơ lúc thì hòa nhập, lúc là sự phân thân của nhân vật trữ tình và “em” – người con gái đang yêu một cách say đắm.

Sóng được chọn làm biểu tượng của tình yêu, miêu tả sóng với những biến hóa, những trạng thái đối lập cũng là để nói lên cái phức tạp, đa dạng, khó hiểu của tình yêu. Trong bài thơ, những cung bậc tình cảm khác nhau của nhân vật trữ tình cứ trào dâng liên tục như lớp lớp sóng biển xô bờ.

“Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau”.

Khi yêu tâm hồn người ta đầy thắc mắc cần lí giải nhưng “ khi nào ta yêu nhau” thì thật khó trả lời bởi “làm sao cắt nghĩa được trái tim” - tình yêu thật khó lí giải. Và tình yêu trong lòng nhân vật trữ tình luôn gắn liền với nỗi nhớ. Yêu chân thành da diết, nhớ bồi hồi triền miên. Nỗi nhớ ấy day dứt dày vò, choán đầy cả không gian thấm trong chiều sâu, bề rộng trải dài trong chiều dài thời gian. Giống như con sóng nhớ bờ “Ngày đêm không ngủ được” thì:

“Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức”

“em” muốn gần bên anh, hòa nhịp vào trái tim anh bởi một niềm tin tưởng tron vẹn vào hạnh phúc lứa đôi:

“Ở ngoài kia đại dương Trăm nghìn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ Dù muôn với cách trở”.

Lời thơ da diết như tiếng lòng của một người con gái yêu chân thành say đắm, thắm thiết và con sóng đã nói hộ lòng người đang yêu với khát vọng được sống trọn vẹn trong tình yêu. Sóng vỗ trên đại dương mênh mông cũng chính là sóng vỗ trong lòng người con gái.

“Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ”.

Cảm xúc của “em” cũng là cảm xúc của bao nhiêu người con gái Việt Nam chung thủy, sống hết mình vì tình yêu đôi lứa.

Tình cảm nổi bật nhất trong vẻ đẹp nữ tính của hồn thơ Xuân Quỳnh chính là tình mẫu tử. Không biết bao nhiêu nhân vật trữ tình của Xuân Quỳnh là những người mẹ yêu con, thương con da diết. Tình thương ấy đặt trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh dường như càng sâu sắc hơn. Phần nhiều tình thương con được Xuân Quỳnh chuyển tải qua những lời ru hoặc gần với âm điệu lời ru.

“Khi con sinh trời đã xanh rồi

Có vạch trắng cả đường bay tên lửa Cây lá màu ngụy trang lúc nào chẳng rõ Mặt đất dọc ngang xẻ những chiến hào Lời mẹ ru không chỉ ngọt ngào

“Cái bống ngủ ngon, cánh cò bay mải” Bởi khi bay có cánh cò đã gãy

Trong giấc ngủ say cái bống vẫn giật mình”.

(Khi con ra đời)

Người mẹ nào chẳng yêu con, thương con nhưng ở đây chất thời sự đã thấm nhuyễn vào tình cảm, cảm xúc của bà mẹ. Nỗi lo âu về những bất trắc, người mẹ chỉ nói lướt qua các khóm từ “cánh cò đã gãy cái bống giật mình”.

Vì thương con, không muốn tuổi thơ con đầy lo sợ mẹ nào dám nói hết, nói rõ những tai họa và bom đạn kẻ thù đang ngày đêm rình rập.

Trong thơ Xuân Quỳnh, hình bóng cuộc đời thực đã được lọc qua tâm trạng người mẹ trong giờ phút nguy hiểm. Mẹ như muốn truyền lại cho con, nhắc nhở với chính mình niềm tự hào cũng như niềm đau, nỗi khổ của dân tộc. Lòng mẹ không khỏi xót xa mỗi khi nghĩ đến con thơ phải sống trong bom đạn. Ở đây, chất hiện thực thông qua tâm trạng của nhân vật trữ tình dường như cảm động, thiết tha hơn, nhưng không vì thế mà bớt đi nỗi đau, sự tàn nhẫn của chiến tranh.

Nhiều khi hiện thực chiến tranh đã đưa Xuân Quỳnh đến với việc thể hiện trực tiếp “cái tôi” trữ tình, nhân vật nhà thơ thẳng thắn nói ra suy nghĩ tâm sự của mình mà không hóa thân, hòa nhập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Mai sau, mai sau càng không sao biết Mai sau khi giặc Mỹ diệt lâu rồi Nhà ta cao, cao khuất mặt trời Chỗ bom cũ đã trồng hoa đẹp Tất cả bình yên…

Nhiều việc quá khó ai mà nhớ hết

Riêng vết đạn trên tường không lúc nào quên”.

(Vết đạn trên tường)

Chiến tranh ác liệt nhưng rồi cũng sẽ qua đi để lại trong cuộc sống thường nhật con người bao nhiêu suy nghĩ, bao điều phải lo lắng. Nhà thơ dường như nhắc nhở con người không được lãng quên quá khứ cũng như “ Vết đạn – tưởng không dễ nào quên” nhưng không được đắm chìm trong đó bởi cuộc sống còn nhiều lo toan.

Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh đan xen nhiều cung bậc khác nhau có khi được thể hiện trực tiếp, có khi gián tiếp nhưng lúc nào cũng đầy mãnh liệt; có gắng thể hiện “cái tôi” cá nhân nhưng không thoát khỏi “cái ta” chung của dân tộc, là tiếng nói tâm tình của nhiều thế hệ.

Tiểu kết chương 2

Tập thơ Hoa dọc chiến hào đã góp phần làm nổi bật “cái tôi” đầy màu

sắc riêng của Xuân Quỳnh: Một “cái tôi” nhạy cảm, tinh tế, đầy nữ tính chan chứa những khát vọng thiết tha về hạnh phúc đời thường của một tâm hồn vị tha, nhân hậu. Cái tôi ấy được thể hiện sắc nét bởi sự đa dạng mà thống nhất của các nhân vật trữ tình mang nhiều cung bậc cảm xúc. Thơ Xuân Quỳnh có thể thiên về triết lí, trí tuệ, có thể thiên về miêu tả thiên nhiên hay đơn thuần chỉ là bộc lộ những tình cảm thầm kín riêng tư, nhưng dù thế nào nó vẫn chỉ là những giới hạn phong phú của “ cái tôi” đa diện, lập thể của cuộc đời. Ý thức về cái tôi nữ sĩ được nhận diện qua nhiều kiểu nhân vật trữ tình khác nhau, là tiền đề thực tế cho sự phát triển thơ Xuân Quỳnh.

Chương 3:

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT XUÂN QUỲNH THỂ HIỆN QUA VIỆC TỔ CHỨC HÌNH THỨC TÁC PHẨM THƠ

Xuân Quỳnh ít bận tâm đến việc đi tìm hình thức biểu hiện, thi sĩ cũng không mất công nhiều lắm trong việc lựa chọn hình ảnh, chải chuốt ngôn ngữ. Chính Xuân Quỳnh đã có lần nói: “Đừng lo đi tìm ngôn ngữ, cảm xúc sẽ tự chọn được ngôn ngữ của mình”. Trong khi các thể loại văn học đang có xu thế tìm tòi sự đổi mới, Xuân Quỳnh có một quan điểm rất giản đơn “cái hay bao giờ cũng mới” Xuân Quỳnh không có ý định trau chuốt nghệ thuật thơ của mình mà đến với những bài thơ một cách hồn nhiên. Nhưng khi tìm hiểu thơ Xuân Quỳnh, ta sẽ thấy một kĩ thuật, một nghệ thuật biểu hiện vững vàng, có bản lĩnh.

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật thơ xuân quỳnh qua tập xuân dọc chiến hào (Trang 39 - 45)