4. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.3.1. Thời gian nghệ thuật
Không một dạng vật chất nào có thể tồn tại ngoài thời gian. Mọi dạng tồn tại của vật chất đều có thời gian riêng của mình. Nghệ thuật là một dạng tồn
Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn
tại đặc thù, nó cũng có thời gian riêng. Thời gian nghệ thuật được coi là một phạm trù đặc trưng của thi pháp học. Theo giáo sư Trần Đình Sử: “Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm. Với cácchiều thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai.”[13.Tr.77]. Đối với văn học, thời gian nghệ thuật có vai trò vô cùng quan trọng. Nó không đơn giản chỉ là cái dung chứa các quá trình đời sống mà là một yếu tố nội dung tích cực “ một kẻ tham gia độc lập vào hành động nghệ thuật”.(A.GureVich,1968, “Thời gian là gì?”, Tạp chí văn học số 11),là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất để tổ chức nội dung của nghệ thuật.
Trong điệu hát Sình ca của dân tộc Cao Lan, tác giả với tư cách là một cá nhân, là một cái tôi trữ tình riêng biệt, tách biệt với cộng đồng không được biểu lộ ra. Điều đó tạo ra sắc điệu trữ tình độc đáo của Sình ca so với thơ trữ tình bác học. Tính độc đáo ấy thể hiện ở cả cách xử lí thời gian trong Sình ca Trong mỗi cuộc hát Sình ca,tác giả hoàn toàn vắng mặt,trong thời điểm hiện tại bài hát được cất lên từ của miệng của người khác. Khi ấy, Sình ca được cả người diễn xướng lẫn người thưởng thức( chính người này đến lượt mình hát sẽ lại thành người diễn xướng) như thể là đang diễn đạt cảm xúc - tâm lí nảy sinh từ chính trái tim mình vậy. Như vậy , trong Sình ca,thời gian của tác giả và thời gian của người diễn xướng cùng với thời gian của người thưởng thức hòa lẫn làm một. Thời gian đó luôn luôn là thời gian hiện tại. Kiểu thời gian đầu tiên mà ta bắt gặp trong Sình ca là thời gian cụ thể. Đây là thời điểm hay là một khoảng thời gian xác định mà trạng thái nhân vật trữ tình bộc lộ. Thời gian cụ thể có thể là thời điểm bắt đầu của trạng thái hoặc thời gian được tính bằng những con số cụ thể. Sình ca đã sử dụng hàng loạt những từ chỉ thời gian cụ thể, đặc biệt là khoảng thời gian nhất định trong
Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn
ngày: Sáng, trưa, chiều, tối, đêm…Đây là thời gian được vận động theo quy luật tuần tự, và xuất hiện phổ biến trong các câu hát Sình ca:
“Sáng nay em đi quên mang nón Em đến làng anh mưa khắp trời Có thương chàng cho em mượn nón Em mơi an tâm cùng anh đi chơi.”
Câu thơ xuất hiện cụm từ chỉ thời gian “ sáng nay” , cụm từ đó đã cho biết thời điểm diễn ra hành động quên nón của cô gái đồng thời đây cũng là thời điểm đánh dấu sự chuyển biến trong tình cảm của cô. Mượn nón chỉ là cái cớ để cô gái thể hiện sự đồng ý làm bạn, làm người yêu của chàng trai. Người Cao Lan quan niệm nếu đã yêu nhau, là người yêu của nhau thì mới cùng đi chơi được.
Hát Sình ca thường được tổ chức hát về đêm nên số lượng những câu hát có từ biểu thị thời gian vào lúc “đêm” là rất nhiều:
“ Đêm nay anh đến bến sông
Nước trong văn vắt mà không có thuyền Thuyền còn đang ngủ trong đêm
Làm sao để có người duyên bơi thuyền.”
“Đêm” trong câu hát có ý nghĩa gắn với sự kiện chàng trai đi đến bến sông. Nhưn hành động đó cũng chỉ là cái cớ để chàng có thể giãi bày tâm sự của mình với cô gái. Lời tâm sự cũng là lời thông báo về tình trạng hiện giờ của mình. Chàng đang độ tuổi thanh xuân nhưng vẫn chưa có một tình yêu thực sự, tình yêu đó còn ở một nơi rất xa. Anh đang mong muốn gặp được người là duyên phận của mình để giữ gìn trèo lái con thuyền ( tình yêu). Người đó đêm nay anh đã gặp được rồi. Nhưng muốn kết duyên với em thật khó vì chưa thấy em đáp trả lại ý tình:
Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn
“ Đêm nay anh đến làng em
Bến sông cách trở mà không có cầu Chỉ cần em hát một câu
Là anh đẵn gỗ bắc cầu sang ngay.”
“ Đêm” trong câu hát chính là thời điểm chàng trai tìm ra cô gái và mong muốn cô gái có tín hiệu đáp trả tình ý của mình.
Trong hệ thống thời gian được sử dụng trong Sình ca ta còn thấy khoảng thời gian gắn với một thời điểm cụ thể. Đó là thời gian gắn với sự kiện, hoàn cảnh, hành động cụ thể của con người. Có thể đó là thời điểm bắt đầu một tình cảm hay một biến cố mới… Nó được biểu thị bằng những từ ngữ chỉ thời gian: Hôm nay, bữa nay, từ khi, từ ngày…Ta sẽ hiểu rõ hơn khi đọc câu hát sau: “ Phiêu lãng ơi…
Từ lúc phiêu lãng đến bản chơi Anh như hàng rào xiêu vẹo đổ Vách nhà rách tả gió rong chơi.”
“ Từ lúc” ở trong câu ca dao chính là thời điểm mà chàng trai đến bản chơi nhưng lại gặp nhiều điều trở ngại, đó là thời điểm chàng ốm đau nghèo đói nhất.
Khi thời gian là một yếu tố tạo nên hoàn cảnh, là một phương tiện nghệ thuật được mượn để phát lộ cảm xúc- tâm lí của nhân vật trữ tình thì thời gian hoàn toàn do tưởng tượng hư cấu mà nên. Ở trong Sình ca, nhiều khi ta thấy xuất hiện thời gian biểu hiện bằng những con số rất cụ thể nhưng nó không nhằm mục đích để chỉ đại lượng thời gian xác định mà mục đích là để diễn tả số nhiều của tâm tư tình cảm,nó mang ý nghĩa trừu tượng sâu xa:
“Đường xa trồng sen được sen Trồng tỏi mong củ to
Hạn hán ba năm sen không chết Sen không thành là do em đấy.”
Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn
“ Ba năm” ở đây là nhằm để chỉ thời gian số nhiều. Tình yêu của chàng trai dành cho cô gái đã trải qua một thời gian dài với nhiều khó khăn( hạn hán) nhưng không vì thế mà mất đi. “ Sen” ở đây là hình ảnh ẩn dụ cho tình yêu đôi lứa.
Người nghệ sĩ dân gian Cao Lan trong nhiều thời điểm khác nhau của thời gian cụ thể: Thời gian nhất định trong ngày , thời gian gắn với thời điểm cụ thể, thời gian được biểu hiện bằng nhữn con số xác định...đã diễn xướng thành công những câu hát Sình ca. Nó góp phần tạo nên những đặc trưng riêng rất độc đáo cho nội dung những câu hát Sình ca.
Cùng với thời gian cụ thể thì thời gian vĩnh hằng cũng được biểu hiện trong Sình ca. Thời gian vĩnh hằng là thời gian trong sự kết hợp với con số phóng đại hoặc trong cấu trúc giả thiết chỉ sự không giới hạn để biểu đạt sự vĩnh cửu cuả một trạng thái tình cảm mà nhân vật trữ tình đang có. Thời gian vĩnh hằng được biểu hiện bằng các từ: Ngàn ngày, ngàn năm, ngàn đời, đời đời…Ta cảm thấy trân trọng biết bao sự nâng niu một đồ dùng của người mình yêu. Chàng trai khẳng định nếu cô gái kỉ niệm nó cho anh, anh sẽ gìn giữ nó đến muôn đời:
“ Cái nón đẹp
Cái nón mua hết bao nhiêu tiền Bao nhiêu tiền mà em bảo xấu Kỉ niệm cho anh kết muôn đời.”
Nếu như để khẳng định sự bất diệt của tình cảm người ta thường dùng những từ ngữ chỉ thời gian vĩnh hằng thì khi muốn thể hiện tâm trạng diễn ra triền miên day dứt, hay một công việc hàng ngày vẫn diễn ra, tác giả dân gian lại tìm đến kiểu thời gian lặp lại. Đó là thời gian biểu thị dòng chảy diễn ra liên tục và lặp lại nhiều lần của những khoảng thời gian trong một ngày. Ví như: Sáng, trưa, chiều , tối, đêm…
Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn
“ Ngày ngày anh thấy em vun trồng Cây gì cũng chết héo rũ ra
Phượng hoàng như thể đội mào gà Đúng là không phúc em mới lấy anh ta.”
Câu hát trên đã thể hiện tâm trạng tiếc nuối của chàng trai cho số phận bất hạnh của cô gái. Cô gái lấy được chồng giàu có đấy nhưng đó chỉ là cái danh bề ngoài thôi. Hàng ngày cô vẫn ra sức vun trồng cho cái gọi là hạnh phúc nhưng không mang lại kết quả gì “ cây gì cũng chết héo rũ ra”. “ Ngày ngày” ở đây là cụm từ chỉ thời gian lặp lại, nó có ý nghĩa nhấn mạnh hành động của cô gái diễn ra liên tục, thường xuyên, không ngơi nghỉ. Đồng thời qua đó, người ta cũng thấy được sự quan tâm, chú ý của chàng trai tới cô gái là thường xuyên giống như những việc mà hàng ngày cô vẫn làm.
Thời gian trong Sình ca luôn là thời gian hiện tại nhưng nhiều khi tác giả dân gian lại mang nó đối lập với thời gian trong quá khứ. Mục đích của việc đó là nhằm diễn đạt sự biến đổi của tâm trạng hay của sự vật, hiện tượng trong cả một quá trình giữa xưa và nay. Ví như đó là sự thay đổi của con người theo thời gian và tuổi tác, là sự tiếc nuối của nhân vật trữ tình. Khi còn trẻ, ngày mười tám đôi mươi sao lại không gặp người mình thương yêu nhất. Để đến bây giờ mới gặp thì ta đã già sao có thể đến được với nhau:
“ Bao mùa tuyết đọng khô cành lá Chứng kiến bao cảnh mùa tuyết rơi Ngày xưa mười tám sao không thấy Giờ đã lão lai mới gặp người.”
Thời gian có mối quan hệ chặt chẽ với con người và Sình ca đã diễn tả đầy đủ các khoảng thời gian khác nhau trong đời sống: Xác định, không xác định, khoảnh khắc hay vĩnh hằng… Trong những thời gian đó, tâm trạng của nhân vật trữ tình được khắc họa một cách rõ nét và sinh động. Như vậy thời
Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn
gian có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng trong việc nói lên nội dung, là hình thức biểu hiện chủ yếu của các sáng tác văn học, xứng tầm với danh hiệu là phạm trù đặc trưng của văn học.