Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu điệu hát sình ca của tộc người cao lan ở sơn dương tuyên quang (Trang 58)

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1.2. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

Hầu hết các bài hát Sình ca đều được diễn đạt theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Sự độc đáo này so với ca dao dân ca người việt chắc chắn có sự ảnh hưởng,chi phối của văn hóa bản địa- quê hương cũ của người Cao Lan từ phía bên kia(văn hóa Trung Quốc).Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với hình thức diễn đạt bẩy chữ thành một câu, bốn câu thành một bài. Đây là một dạng của thơ Đường luật có quy định bằng, trắc, niêm , đối. Tuy nhiên ,trong Sình ca, những quy định này không được tuân thủ một cách chặt chẽ. Là thất ngôn tứ tuyệt nhưng câu chữ trong bài ít có sự gieo vần. Bên cạnh đó còn có những chữ dùng nôm na theo biến thể địa phương nên rất khó xác định các liên, đối. Việc giới hạn số câu, số chữ mà không có sự chặt chẽ về niêm, luật do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là vì Sình ca được ứng tác tức thời trong lao động, sản xuất hoặc sinh hoạt .Vì thế người nghệ sĩ dân gian không có thời gian để lựa chọn từ ngữ và chau chuốt nó. Tuy vậy, nhược điểm này cũng chính là ưu thế để Sình ca phát triển với số lượng không ngừng. Bởi lẽ không có sự quy định nghiêm ngặt thì sẽ có nhiều người

Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

tham gia sáng tác Sình ca. Điều đó lí giải tại sao những bài hát Sình ca lại phong phú và đa đạng dến vậy.

Nguyên nhân thứ hai có thể giải thích cho sự phá vỡ quy định của Sình ca có lẽ xuất phát từ sự thay đổi ý thức hệ. Con người bắt đầu có nhu cầu giãi bày tâm sự nhiều hơn, thích sự tự do hơn là gò bó trong khuôn khổ. Tuy chưa chuyển hẳn sang thể thơ tự do nhưng nó thể hiện là một nốt nhấn, là giao điểm giữa thơ tứ tuyệt và thơ tự do.

Được viết theo thể thơ cổ nhưng không vì thế mà Sình ca trở nên cứng nhắc. Ngược lại qua Sình ca, người ta cảm nhận được sự bay bổng, thăng hoa, dạt dào của nhiều cung bậc cảm xúc:

Phiên âm:

“ Su xịch chếch co sừng cắn kênh Hò mợt phây thin kếnh tại lềnh Hò mợt tại lềnh sùi thin dính Hấy tưi sồng tàu thạn sàu sênh” Dịch nghĩa:

“ Anh hát lời ca trong chiều mát Một cánh diều bay giữa mây trời Diều sáo vi vu bao lời hát

Da diết tình anh nhớ một người”.

Qua bài hát ta có thể cảm nhận được rõ nét tâm trạng của một chàng trai đang yêu. Thế giới xung quanh chàng thật vui vẻ với bao lời ca, tiếng hát và khung cảnh thiên nhiên êm đềm. Kết thúc bài hát là tâm trạng nhớ nhung da diết của chàng trai dành cho người thương của mình. Câu hát thể hiện được sự lãng mạn trong tâm hồn con người đồng thời cũng thể hiện được sự tinh tế trong diễn đạt của người nghệ sĩ dân gian. Lời ca ca trên là tâm trạng của một người đang yêu vui vẻ, yêu đời. Tuy vậy ,không phải lúc nào con người ta

Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

cũng có được tâm trạng đó. Trong một khoảng lặng của tâm hồn nghĩ đến số phận nghèo, lam lũ chàng lại hết sức buồn rầu:

Phiên âm:

“Su xịch chếch co sưng cắn sliu Va hai chắt phạ phông lài dìu Va hai chắt phạ phông lai tá Hấy tủi hòm sàu chiu cụ chiu”. Dịch nghĩa:

“ Anh hát lời buồn cho số phận Chẳng bằng hoa nở giữa trời xuân Chẳng sợ gió về rung cành lá Nhị vẫn vào hoa kết quả xinh.”

Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt trong Sình ca, người Cao Lan đã diễn đạt được khá nhiều cung bậc cảm xúc của mình vừa bình dị nhưng cũng không kém phần lãng mạn. Tuy thể thơ còn dừng lại ở mức giản đơn nhưng nó cũng có nhiều cái mới mẻ, phù hợp với cách nhìn, tầm suy nghĩ và với cuộc sống của con người Cao Lan.

3.2. Các biện pháp tu từ trong Sình ca

3.2.1. Ẩn dụ tu từ

Ẩn dụ là một biện pháp được sử dụng rộng rãi trong các sáng tác văn học từ xưa tới nay. Đặc biệt ở thể loại thơ trữ tình còn được coi là “Vương quốc của ẩn dụ”. Ở đây có thể là một địa hạt không bao giờ cũ mòn bởi vì mỗi bài thơ là một tâm trạng, mỗi bài thơ có mã riêng của nó và do vậy từ dùng phải mang ý nghĩa khác nhau.Theo Đinh Trọng Lạc_Nguyễn Thái Hòa[5. Tr.194] thì ẩn dụ được hiểu : “ Là phương thức chuyển nghĩa của một đối tượng này thay cho đối tượng khác khi hai đối tượng có một nét nghĩa tương đồng nào đó.” Chẳng hạn trong khổ thơ sau đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ:

Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

“ Chỉ có thuyền mới hiểu Biển mênh mông dường nào Chỉ có biển mói biết

Thuyền đi đâu về đâu? ”

(Xuân Quỳnh)

Nhà thơ đã nói về thuyền mà không phải chỉ là thuyền, về biển mà không phải chỉ là biển. Hình ảnh về chiếc thuyền di động khắp nơi trên biển cả mênh mông sóng vỗ, mối quan hệ khăng khít giữa thuyền và biển cũng chính là hình ảnh, tâm trạng của đôi bạn tình đang yêu nhau tha thiết.

Ẩn dụ là kết tinh của trí tuệ và tâm hồn của vốn sống và cảm xúc, của khám phá và liên tưởng, góp phần không nhỏ trong việc tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm .Sình ca thuộc loại thơ trữ tình nên đến với những câu hát bình dị , trong trẻo ấy là thực sự đặt chân đến “Vương quốc của ẩn dụ”. Dường như mỗi một câu thơ, mỗi một hình ảnh đều thấp thoáng sau nó một ảnh, một đối tượng khác.Cũng vẫn là hai hình ảnh ẩn dụ cho chàng trai và cô gái nhưng nội dung của câu hát Sình ca sau lại thể hiện ước mơ khát vọng xum vầy lứa đôi, như thuyền và bến cùng chung một dòng. Ước muốn đó được thể hiện một cách ý nhị và tình tứ. Đó là một ý nguyện chính đáng sau bao tháng ngày hi sinh và chờ đợi.

“Ước sao thuyền xưa về bến cũ Đợi sao thuyền bến chung một dòng Bến này đã đợi bao năm tháng

Nắng mưa đợi được cũng cam lòng.”

Cùng một đối tượng nhưng có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Để chỉ đối tượng là chàng trai, nhưng câu hát sau không dùng hình ảnh con thuyền nữa mà là hình ảnh con chim phượng thích bầu trời, tự do vùng vẫy để cho người ở lại mòn mỏi ngóng trông:

Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

“Phượng ơi phượng

Phượng ơi phượng đi mấy rừng xanh Phượng ơi phượng bay vào rừng xanh Bao giờ đợi được phượng quay về.”

Nếu như chim phượng dùng để chỉ đối tượng là chàng trai thì con chim khiếu với giọng hót hay lại được dùng làm hình ảnh ẩn dụ cho người con gái:

“Chim khiếu hót

Chim ở rừng xanh buồn không buồn Chim khiếu nó hót chẳng ai nghe Chim khiếu nó hót phượng quay về.”

Ẩn dụ chứa nhiều lớp nghĩa tiềm ẩn phong phú, thể hiện cách bộc lộ kín đáo , tế nhị. Vì vậy đòi hỏi người đọc, người nghe phải có vốn văn hóa sâu sắc, sự trải nghiệm, liên tưởng đa chiều và có tư duy sáng tạo mới hiểu được hết thế giới tinh thần mà nó biểu hiện. Trong Sình ca, ta bắt gặp không ít những ẩn dụ mộc mạc giản dị mà thâm thúy, tế nhị. Để thể hiện mong muốn được kết bạn với một trong những cô gái vừa mới độ tuổi trưởng thành trong môt xóm làng, chàng trai đã khéo léo nói xa nói gần:

“Vườn hành nay đã ra mấy lá Lá nào thơm nhất để anh hay Mấy tuổi hương hành bay xa nhất Để anh đón lấy hương thơm bay.”

Hàng loạt các hình ảnh ẩn dụ: “Vườn hành”.Với sự đông đúc biểu thị cho xóm làng, “Lá hành” mới ra là chỉ những cô gái mới lớn, còn “ hương hành” chính là vẻ đẹp của người con gái. Hình ảnh ẩn dụ mộc mạc, bình dị nhưng nó đã giúp chàng trai bày tỏ được mong muốn của mình một cách tự nhiên mà kín đáo.Chang trai cũng ngợi ca tuổi xuân sắc và ý vị của tuổi xuân đối với người con gái.

Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

Ẩn dụ không chỉ xuất hiện trong những bài Sình ca về tình yêu đôi lứa mà trong những câu hát chúc tụng nó cũng xuất hiện khá nhiều. Người Cao Lan rất coi trọng lễ nghĩa. Khi đến nhà thăm hỏi nhau, họ thường dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất, trong đó có những lời chúc rất kín đáo nhưng thể hiện sự thành tâm của người chúc:

“Thông già mọc ở núi cao

Thân vươn thẳng đứng biết bao nhiêu cành Với tay xin bẻ một cành

Đưa về gài trước cầu thang chủ nhà.”

Ở đây “ Cây thông” là một hình ảnh ẩn dụ. Thông có những đặc tính riêng đó là sự cứng cỏi, sức sống dồi dào, sống ở những nơi khô hạn nhưng quanh năm vẫn xanh tốt. Tác giả dân gian đã khéo léo lấy những đặc tính đó để chúc cho chủ nhà. Đưa thông về gài trước cửa nghĩa là đem sự vững vàng, cứng cỏi, luôn vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống về cho gia chủ.

Nhận xét về ẩn dụ, nhà ngôn ngữ học người Đức nhận xét “ Sức mạnh của ẩn dụ chính là biểu cảm.”Quả thực đúng như vậy, qua những hình ảnh ẩn dụ mà con người có thể bộc lộ, giãi bày được tâm trạng, cảm xúc khác nhau của mình. Đó là cách bày tỏ thông minh, sắc sảo, ý nhị mà sâu xa.Nhất là trong xã hội phong kiến còn bị ràng buộc bởi nhiều lễ giáo, con người không thể lúc nào cũng bộc lộ những quan điểm, suy nghĩ của mình một cách trực tiếp. Muốn bộc lộ nó chỉ có thể gửi gắm qua những hình ảnh ẩn dụ khác nhau. Trong Sình ca, ẩn dụ xuất hiện nhiều chứng tỏ nhu cầu giãi bày tình cảm lớn đồng thời thể hiện tài năng của người nghệ sĩ Cao Lan. Đúng như lời nói của Aritxtot: “ Ẩn dụ là phương thức tu từ quan trọng. Nó là biện pháp tu từ tinh tế. Nó không thể bắt chước được. Đó là dấu hiệu của tài năng.”

Ẩn dụ đã góp phần quan trọng trong việc diễn tả tâm trạng, cảm xúc thuộc về thế giới sâu kín của con người. Hình ảnh ẩn dụ phong phú như chính cuộc

Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

sống, nơi cội nguồn sinh ra nó. Vào Sình ca nó trở thành phương tiện hữu hiệu để bộc lộ nỗi lòng mình, nó mộc mạc, dân dã nhưng chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc.

3.2.2. Tu từ so sánh

Một trong những chức năng quan trọng nhất của văn học chính là nhận thức. Để người đọc có thể lĩnh hội được toàn bộ tri thức có trong một tác phẩm văn học phụ thuộc vào nhiều yếu tố và cách thức khác nhau. Có một cách thức được sử dụng một cách rộng rãi, phổ biến nhất dùng để diễn đạt những hình ảnh đó là những biện pháp tu từ, đặc biệt là so sánh. Trong văn học, so sánh là phương thức tạo hình, phương thức gợi cảm, cụ thể hơn nó được hiểu là :“ phương thức diện đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là hai sự vật có một nét tương đồng nào đó, để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong lòng người đọc,ngươi nghe”.[5.Tr.1] A.phơrangxo một lần định nghĩa: “Hình tượng là gì? Chính là sự so sánh…” và Goolup: “Hầu như bất cứ sự biểu đạt nào về hình ảnh cũng cóthể chuyển thành hình thức so sánh.” Một so sánh đẹp là so sánh phát hiện những gì người thường không nhìn ra, không nhận thấy. So sánh là lối diễn đạt chung của Văn học. Tuy vậy, trong những câu hát Sình ca của tộc người Cao Lan, nó có những đặc điểm riêng thể hiện sự tinh luyện về ngôn ngữ hình ảnh, lối nói ví von của những nghệ sĩ dân gian.

Hầu hết các dạng thức của so sánh đều được được sử dụng trong các câu hát Sình ca. Dù là so sánh trực tiếp hay theo kết cấu đối ngẫu thì tất cả các dạng đó cùng thực hiện chung một nhiệm vụ là làm phương tiện phản ánh tâm tư, ước vọng, phô diễn ý tình của nhân vật trữ tình.

Trong Sình ca, số lượng các câu hát sử dụng dạng so sánh trực tiếp xuất hiện rất đông đảo. Đó là kiểu so sánh trực tiếp có sự hiện diện của các liên từ “như, như thế”…

Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

“ Nhìn em như thể Thiên Nga Chẳng phải phấn son như ngọc ngà Bõ công sinh thành cha mẹ dưỡng Sinh được em ra đẹp như hoa.”

Đã là so sánh thì bao giờ kết cấu của nó cũng gồm hai vế: Cái so sánh và cái được so sánh.Ở câu ca dao này, cái so sánh chính là vẻ đẹp của cô gái. Vẻ đẹp đó được so sánh với hàng loạt những đối tượng được so sánh “ thiên nga, ngọc ngà, hoa”. Tuy vậy, cơ sở của so sánh được ẩn đi, khi so sánh với thiên nga cơ sở so sánh ở đây là sự duyên dáng ,với ngọc ngà là làn da trắng mịn và với hoa là vẻ đẹp tươi tắn. Cơ sở đó bị ẩn đi nhưng người đọc có thể tự hiểu nhờ những tri thức vốn có của mình về đối tượng. Ngoài ra còn có hàng loạt các câu hát khác cũng sử dụng mô hình này:

“ Tiếng rằng em đẹp nhất làng Dáng đi như thể một nàng tiên sa Màn mây quây lấp trăng ngà

Ước gì anh được mặn mà cùng trăng.”

Hay:

“ Đêm nay anh đến bản em

Thấy đàn trẻ bảo em xinh nhất làng Đẹp như hoa chuối giữa rừng

Bao chàng đến hỏi chưa ưng đám nào.”

Trong Sình ca, nhiều khi cùng một đối tượng mà được so sánh với nhiều đối tượng tự nhiên khác nhau. Điều đó khiến cho hình ảnh hiện lên một cách sinh động tránh được sự đơn điệu nhàm chán. Chẳng hạn khi đi miêu tả hình

Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

năm ngón tay, tác giả đã so sánh nó với hành loạt những hiện tượng, sự vật khác nhau:

“Nhìn như lá cây ở trên cao Trên cao kết lại như hoa mào Trông như Biển Đông liền một dải Rồng ở Biển Đông mà khát khao Không mưa không gió đẹp duyên tình Cha mẹ sinh ra rồi để lại

Năm ngón như Rồng nhất sinh.”

Việc so sánh như vậy thể hiện người nghệ sĩ dân gian Cao Lan luôn có ý thức đi tìm điều mới mẻ cho cùng một sự vật, hiện tượng. Mỗi lần khắc họa lại có thêm những đặc tính mới. Nhờ so sánh mà giá trị nhận thức, tạo hình, biểu cảm của điệu hát Sình ca trở nên sâu sắc.

Trong Sình ca, nội dung chủ yếu là phản ánh tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ…của nhân vật trữ tình. Cảm xúc, tâm trạng là những khái niệm trừu tượng khó nắm bắt. So sánh để cụ thể hóa, hiện hình hóa những khái niệm đó, biến thế giới vô hình trở thành hữu hình. Chẳng hạn thể hiện lời thề nguyền trong tình yêu chàng trai Cao Lan đã có sự so sánh thật đặc biệt:

“Lên non làm nhà không sợ gió Xuống sông bắt cá chẳng sợ Rồng Ta đã yêu nàng không sợ chết

Bán hết ruộng nương chẳng sợ bần.”

Quyết tâm yêu người mình yêu đến suốt cuộc đời đã được cụ thể hóa bằng những hành động như làm nhà trên núi không sợ gió, bắt cá dưới sông chẳng sợ Rồng. Câu ca dao trên sử dụng biện pháp so sánh theo kết cấu đối ngẫu. Chủ thể và đối tượng so sánh được diễn tả song song, không có những

Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

quan hệ từ đứng giữa: “ như, như là, như thể…”. Ta bắt gặp nhiều câu hát cũng so sánh theo dạng kết cấu này như:

“Ớt cay nhưng ăn được cả vỏ Chuối ngọt nhưng phải bóc vỏ đi Vợ chồng dù xấu chung chăn gối

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu điệu hát sình ca của tộc người cao lan ở sơn dương tuyên quang (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)