Sình ca và lịch sử về cội nguồn của người Cao Lan

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu điệu hát sình ca của tộc người cao lan ở sơn dương tuyên quang (Trang 27 - 40)

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

2.1.1. Sình ca và lịch sử về cội nguồn của người Cao Lan

“Văn học luôn là thư kí trung thành của thời đại.” Quả thực đúng như vậy, hiện thực cuộc sống luôn được phản ánh qua văn học. Dù lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ có chi phối tác phẩm văn học đến đâu chăng nữa thì vẫn không thể tách rời hiện thực, tách rời khỏi dòng chảy của lịch sử. Sình ca là một loại hình văn học dân gian được sáng tác theo nhiều đề tài khác nhau. Trong đó đề tài về lịch sử và cội nguồn của tộc người chiếm một vị trí quan trọng. Qua những câu hát Sình ca mà người ta biết được quê hương, bản quán của người Cao Lan khi chưa di cư vào Việt Nam. Đồng thời Sình ca còn tái hiện lại hành trình di cư thời loạn lạc đầy gian nan vất vả qua Biển Đông của họ vào phương nam. Sau bao tháng ngày lênh đênh trên biển, họ đã đến một vùng đất mới, mảnh đất thanh bình và giàu lòng mến khách đó là Việt Nam. Ở chương 1, chúng ta đã biết người Cao Lan vốn là một tộc người ở nước láng giềng Trung Quốc. Qua các câu hát Sình ca cũng đã chứng minh điều đó. Quê hương cũ của người Cao Lan là vùng Quảng Đông, Quảng Tây. Chủ yếu là vùng Thập Đại Vạn Sơn thuộc huyện Khâm Châu tỉnh Quảng Đông và vùng Thượng Tư thuộc Quảng Tây. Ngoài ra còn cả vùng Lôi Châu của Quảng Đông. Đây là những địa danh được xác minh là có thực ở Trung Quốc. Các bài Sình ca đã nói rõ tên từng địa phương trên và đặc điểm phong cảnh nơi quê hương cũ. Đó là nơi núi rừng rậm rạp, nguyên sơ:

“Vào rừng chen chúc cây cây rụng Không bằng làm vua Thập Vạn Sơn.”

Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

Nơi đó là một nơi muôn hoa đua nở, nhiều hơn cả là sự xuất hiện của loài hoa sen cao quý “ gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.” Sắc trắng và hồng phấn của hoa sen đã làm cho bức tranh thiên nhiên trở nên sinh động. Nhiều câu hát Sình ca đã lấy hình ảnh hoa sen làm biểu tượng cho tình yêu đôi lứa hoặc để thể hiện người phụ nữ Cao Lan xinh đẹp, trắng trong thơm tho như hoa vậy:

“ Sen Quảng Đông mua về Quảng Tây Mang sen ở đó về đây làm gì? ” Hay :

“ Anh đi trông thấy ao sen

Đài hoa năm cánh lại chen nhị vàng Ước gì anh muốn cùng nàng

Hoa sen anh lấy anh mang theo cùng.”

Trong những địa danh được coi là quê hương cũ của người Cao Lan thì vùng Lôi Châu được coi là một nơi phát triển nhất, nơi đây luôn nhộn nhịp, đông người, là trung tâm diễn ra các lễ hội và là nơi Sơn thủy hữu tình:

“Ngôi sao lấp lánh trên trời

Hoa cười ánh nguyệt sáng ngời Lôi Châu.”

Quê hương cũ của người Cao Lan vừa có sự hoang sơ lại vừa nhộn nhịp. Nơi đó có hoa cười với trăng, có hoa sen đua nở nhưng mùa đông đến cũng là lúc người ta cảm nhận được cái lạnh thấu xương, sự hoang vu đến ghê sợ.

“Quá quan tuyêt phủ sương rơi

Tuyết mưa lằng lẵng đặc đầy đầu non Rừng sâu tiếng hổ ây ây thét

Thét đến tên chàng , chàng đến ngay.”

Người Cao Lan yêu quê hương của mình, mong muốn gắn bó ngàn đời với nơi đây. Nhưng trước tình hình lịch sử đầy biến động không cho phép họ

Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

thực hiện mong muốn của mình. Cuối đời Minh, tình hình chính trị- xã hội Trung Quốc vô cùng rối ren, sự suy tàn của triều đại phong kiến, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra và sự xâu xé giữa các thế lực phong kiến đã đẩy nhân dân lao động đến độ cùng cực. Người Cao Lan quyết định phải rời bỏ quê hương đi tìm một nơi bình yên để lánh nạn cứu mình. Mặc dù trong lòng vẫn luôn nặng lòng với quê hương, với hai chữ “ non nước”:

“ Qua ba núi chín khúc sông

Én bay vùn vụt xóm làng liệng qua Lưu lạc biển cả thác to

Nhớ lời non nước lệ sa ròng ròng.”

Hành trình đi tìm quê hương mới đầy gian nan, vất vả. Họ lên thuyền và xuôi về phía Đông.Trong những câu hát Sình ca của đoạn” Bơi thuyền vượt biển”, luôn miêu tả tâm trạng và tái hiện lại hành trình vượt biển của một đôi nam nữ yêu nhau. Thực chất theo ngụ ý của tác giả dân gian là lấy hình tượng đôi nam nữ để đại diện cho cả đoàn người. Tâm trạng của đôi trai gái là của cả tộc người, hành trình gian nan đó cả đoàn ai cũng phải trải qua. Cuộc chạy loạn giặc giã không hề được chuẩn bị trước. Ta sẽ thấy rõ cảnh nhốn nháo ở đó trong câu hát sau:

“ Đoàn thuyền du du đến Quảng Tây Mấy trăm thoi bạc treo thang mây Đi đến giữa đường rơi gần hết Mời đâu ngư phủ lặn tìm đây.”

Đoàn thuyền ra đi gồm có mười hai chiếc nhưng cũng không thể đi cùng về một hướng, sáu chiếc đã đi đến đất “ An Nam”, sáu chiếc còn lại bị lạc lại phải quay trở về:

Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

“ Đoàn thuyền du du giữa biển Đông Sáu thuyền đi đến, sáu thuyền không Sáu thuyền đi đến An Nam Quốc Sáu thuyền lạc hướng phải về không.”

Loạn lạc là vậy, hành trình trên biển còn phải chống lại những khắc nghiệt của thiên nhiên, là bão, là gió. Hình ảnh những con thuyền nhỏ bé đang chênh vênh trên mặt biển bao la rộng lớn khiến ta càng khâm phục nghị lực vượt khó của những người con Cao Lan:

“Thuyền em thuận gió băng băng

Thuyền anh chèo gẫy dùng dằng giữa khơi Thuyền em phơi phới giữa trời

Thuyền anh lòng nặng rối bời nhớ thương.” Hay:

“ Đoàn thuyền thuận gió băng băng Còn đâu nghĩ đến dung dăng sự tình Đến khi nghĩ đến chung tình

Thì hoa đã héo sự tình còn đâu.”

Sau bao tháng ngày vất vả, gian nan, đoàn thuyền đã tìm được một vùng đất mới. Hình ảnh đầu tiên mà những người trong đoàn nhìn thấy đó là” nhà nhà đèn sáng, bếp cơm thơm” biểu hiện cho sự sung túc, no đủ. Nhận thấy đây là vùng “ đất lành chim đậu”. Họ đã vào trình bày ý nguyện xin được ở lại sinh sống xây dựng quê hương mới:

“Lên bờ đốt thuốc đến đầu thôn Nhà nhà đèn sáng bếp cơm thơm Nhà ông chủ bản cao sang nhất

Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

Mảnh đất mà người Cao Lan chọn làm nơi xây dựng quê hương mới chính là nơi thuộc đất nước Việt Nam. Đất nước giàu lòng yêu thương cưu mang những người cùng khổ, lại là nơi “ đất rộng đễ đường đi.”Nên mọi người trong đoàn di cư đã kêu gọi dừng chân, ổn định nơi sinh sống làm ăn:

“ Nghĩ đến bao ngày vượt đường xa Ai Nam đất rộng dễ dường đi Nước Nam nay có mười ba tỉnh Lòng người mở rộng đón người xa

Gác mái chèo thôi dân bản ơi

Nước Nam đất rộng người yêu người Xuất tiền đi mua đàn ngựa tốt

Thồ hàng vượt dốc núi kia thôi.”

Bắt đầu từ đây, trên đất nước Việt Nam xuất hiện một dân tộc anh em mới- dân tộc Cao Lan. Bằng nghị lực và trí tuệ của mình, người Cao Lan đã nhanh chóng xây dựng một cuộc sống riêng cho mình với những phong tục , tập quán vốn có. Ngoài ra với sự giúp đỡ của các dân tộc bản địa trong việc ổn định cuộc sống mà tình thân, tình đoàn kết giữa các dân tộc được xây dựng và phát triển.

Như vậy qua Sình ca mà chúng ta biết được lịch sử, cội nguồn của dân tộc Cao Lan. Về mặt này, Sình ca đã hoàn thành chức năng nhận thức của mình. Dân tộc Cao Lan tuy không là một dân tộc bản địa nhưng từ khi đặt chân lên nước Nam, họ đã coi quê hương mới như máu thịt của mình. Suốt những năm tháng đấu tranh dựng nước và giữ nước, người Cao Lan đã cùng với các dân tộc anh em đoàn kết với nhau tạo lên một sức mạnh vô cùng to lớn. Sức mạnh đó không một thế lực nào có thể đạp đổ. Nó đã đánh đuổi bao nhiêu giặc ngoại xâm, xây dựng lại cuộc sống sau bao thiên tai loạn lạc. Đến ngày nay,

Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

tinh thần đoàn kết đó ngày càng được phát huy cao hơn nữa, dân tộc Cao Lan thực sự là một thành viên, là đứa con trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam đúng như câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh: “ Dân tộc ViệtNam là một, nước Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lí đó không bao giờ thay đổi.”

Để có được cuộc sống trên đất nước Việt Nam này, người Cao Lan đã phải trải qua một quá trình lịch sử lâu dài và gian nan. Mỗi người con của dân tộc Cao Lan có quyền tự hào về nó. Mỗi khi câu hát Sình ca được cất lên là một lần hành trình lịch sử đó được nhắc lại. Nó nhắn nhủ thế hệ sau đừng quên lịch sử, đừng quên cội nguồn mà cha ông ta đã trải qua. Vẫn nghe đâu đây những câu hát Sình ca khi trầm khi bổng. Phải chăng sự trầm bổng đó chính là nốt son của lịch sử mà dân tộc cao Lan đã trải qua. Bây giờ và mai sau, Sình ca vẫn sẽ mãi là “ người thư kí” trung thành của lịch sử tộc người, của dân tộc Việt Nam.

2.1.2.Sình ca và niềm tự hào về những giá trị truyền thống của người Cao Lan

Mỗi một dân tộc đều có những nét đẹp về nếp sống, nếp nghĩ riêng. Theo thời gian, qua bao thế hệ nó vẫn được gìn giữ và phát triển tạo nên một cái gọi là giá trị truyền thống. Vậy “ truyền thống” là gì? Theo từ điển tiếng Việt năm 2006 do Hoàng Phê chủ biên có giải thích như sau: “Truyền thống là thói quen hình thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền từthế hệ này sang thế hệ khác.” Hiểu một cách nôm na thì truyền thống là việc làm hay tinh thần được lặp đi lặp lại truyền đến nhiều đời không dứt.

Dân tộc cao Lan vốn là một dân tộc có quá trình phát triển của lịch sử lâu dài. Song song với nó, những nét đẹp truyền thống cũng được hình thành tạo nên một kho tàng vô cùng phong phú và đa dạng. Hát Sình ca chính là một nét đẹp truyền thống đặc sắc. Ẩn sâu trong những câu hát đó còn có cả một hệ

Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

thống những yếu tố tạo nên những giá trị truyền thống. Đó là tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, là tinh thần hiếu học và cách cư xử khéo léo, nổi bật hơn chính là truyền thống say mê ca hát, yêu đời, yêu cuộc sống. Mỗi câu hát Sình ca cất lên đều ẩn chứa một nét đẹp văn hóa nhất định. Dân tộc Cao Lan gửi gắm qua đó niềm tin yêu, sự ngưỡng mộ, tự hào về những giá trị đã được vun đắp từ ngàn đời. Những giá trị ấy phù hợp với chuẩn mực đạo đức, với quy luật của cuộc sống.

Sình ca không chỉ là tiếng nói của tâm hồn, tình cảm mà còn là tiếng nói của những suy nghĩ sâu sắc, đúng đắn về cuộc đời, về con người và lẽ sống của nhân dân. Cố nhiên đây chưa phải là một hệ thống tư tưởng hoàn chỉnh, chặt chẽ, toàn diện về cuộc đời và lẽ sống, nhưng giá trị nhận thức và tư tưởng trong đó thật là đáng kể. Trong Sình ca, ta bắt gặp không ít những câu hát ca ngợi tình đoàn kết, tương trợ lẫn nhau. Người Việt thường nhắc nhở nhau về sức mạnh của tình đoàn kết qua câu:

“ Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”

Thì người Cao Lan cũng nói về sự hòa thuận , đoàn kết rất ý nhị mà thâm thúy:

“ Một người mà hai lòng

Có tiền không mua được cái kim Hai người mà một lòng

Có tiền mua được vàng.”

Trong cuộc sống, sự đồng tâm nhất trí là quan trọng. Nếu như không có điều đó thì việc đơn giản như mua một cái kim cũng không làm nổi. Ngược lại đã đồng lòng rồi thì có khả năng làm mọi việc, kể cả rời non lấp bể hay tìm được những cái quý giá như vàng vậy.

Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

Đối với người Cao Lan, anh - em ,họ hàng, những người cùng tộc được ví như các bộ phận trên một cơ thể như năm ngón tay trên một bàn tay mà ngón nào cũng đẹp cũng quan trọng. Một bộ phận bị thương cả cơ thể sẽ chịu đau đớn vì thế con người cũng vậy, sống phải biết thương yêu nhau, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn hoạn nạn. Trong những hoàn cảnh như vậy, tình thần đoàn kết càng phát huy cao độ.

“ Hôm nay ra đi không chút gạo Em đến làng anh tính sao đành Chàng mời em đến cùng anh hưởng Để em hoan hỉ cùng du hành.”

Tinh thần đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp đã có từ lâu đời. Nó đã giúp cho dân tộc Cao Lan nói riêng vượt qua bao khó khăn thử thách, cho dân tộc Việt Nam nói chung gìn giữ và xây dựng đất nước trong suốt bốn nghìn năm lịch sử.

Dân tộc Cao Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo đặc biệt là tư tưởng :“ tiên học lễ, hậu học văn”. Tri thức và lễ nghĩa là hai yêu cầu không thể thiếu đới với người đàn ông trong dân tộc Cao Lan. Thiếu hai điều đó họ sẽ không được coi trọng và tham gia vào các công việc của làng xóm. Ngay từ nhỏ, người Cao Lan đã được răn dạy:

“ Nhà sư đọc sách trên bàn đá Lập lên hương hỏa bái thần tiên Mới nhập học phải học lễ Trước khi hát phải hỏi tên.”

Lễ nghĩa là một yêu cầu cực kì quan trọng, đứng đầu trong bảng giá trị đánh giá con người. Thông qua việc hành lễ mà người ta biết được họ có phải là người tử tế, đàng hoàng hay không. Bài học về lễ đầu tiên mà người Cao Lan được học là phải:

Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

“ Đầu tiên phải theo trời học phép Đến đâu cũng kính quan đầu tiên Mở đầu ca hát hỏi em tên và họ Hỏi thăm bạn hữu của nàng.”

Với đàn ông trong tộc người Cao Lan ai ai cũng được đi học từ nhỏ. Người phụ nữ còn bị lệ thuộc lễ giáo phong kiến không được đi học nhưng vốn bản chất thông minh, ham hiểu biết, nhiều người đã tự học và đạt kết quả cao. Không chỉ thông minh sắc sảo trong việc làm mà trong lời nói cũng hết sức khôn khéo, ý tứ. Ngay cả với những chàng trai,họ cũng thích làm quen với những cô gái nói năng khôn ngoan, lễ :

“ Nói trong sách, học phải thành văn tự Hỏi em , em nói thật đi

Hỏi em, em nói thật anh mới biết Phải nói hết lòng anh mới vừa ý.”

Trọng lễ nghĩa và ham học hỏi nên trong ứng xử giữa các mối quan hệ người Cao Lan cũng hết sức khôn khéo. Mỗi một hoàn cảnh sẽ có cách cư xử phù hợp, chu đáo. Trong đám cưới, người ta chúc nhau những điều mang lại hạnh phúc, sum vầy:

“ Chúc dâu rể

Chúc cho dâu rể mọi điều tốt Chúc cho dâu rể mọi điều có Chúc cho dâu rể mã đẹp thôi.”

Khi đón dâu, nhà trai đã dành những lời chúc cho nhà gái. Nhà gái thường cử một đại diện chúc lại nhà trai, lời chúc thường mộc mạc , giản dị, nhưng nó thể hiện được sự thành tâm của chủ nhà:

Khóa luận tốt nghiệp Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

“ Kính chúc ông chú, ông cậu họ nhà trai Cùng con cùng cháu đi đường dài

Hôm nay bên râu mở tiệc rượu Mời ông đôi chén uống cho vui.”

Trong năm mới, anh em họ hàng thường đến thăm nhà nhau. Khi ấy họ lại

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu điệu hát sình ca của tộc người cao lan ở sơn dương tuyên quang (Trang 27 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)