8. Bố cục của khóa luận
2.2.3. Niềm vui với thú ruộng vườn
Về ở ẩn, Nguyễn Bỉnh Khiêm sống cuộc sống của một lão nông cần cù, chất phác “cày ăn, đào uống yên đòi phận”. Ông gắn bó với cuộc sống lao động nơi thôn dã, với vườn tược, ruộng đồng:
Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thu nào
(Thơ Nôm, bài 79)
Với mai, cuốc, cần câu, Nguyễn Bỉnh Khiêm vui vẻ với công việc lao động chân tay chốn quê nhà thuần phác. Tuy sống cuộc sống nhàn tản nhưng ông nhàn không hề biếng nhác; ông hay dậy sớm ra vườn như một lão nông siêng năng và tìm được sự ấm áp, vẻ thơ mộng của thiên nhiên, khiến cho cuộc sống nhàn dật nơi thôn dã đầy lạc thú:
Hiểu lâm thái phố, sương niêm lý Dạ phiếm ngư ky nguyệt mãn thuyền
(Buối sáng đến vườn rau, sương dính vào dép
Ban đêm chơi ở ghềnh xóm chài, trăng rọi đầy thuyền)
(Ngụ hứng, tứ)
Không chỉ hưởng thụ những sản vật sẵn có của thiên nhiên ban tặng, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn hăng say lao động để phục vụ cuộc sống cá nhân, đồng thời ông cũng tìm thấy niềm vui từ chính những giây phút lao động vất vả ấy:
Ruộng thời hai khóm đất con ong Thầy tớ cùng cày kẻo muộn mòng
Ao cạn, vớt bèo, cấy muống Trì thanh, lá cỏ ương sen
(Thơ Nôm, bài 128)
Có thể thấy, Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn thỏa mãn với cuộc sống lao động nơi quê nhà, một cuộc sống tự cấp tự túc tuy khó khăn nhưng đem lại cho ông niềm vui thích. Ông say sưa tận hưởng thành quả do tự tay mình làm ra:
No bữa hôm, đủ bữa mai Gẫm lâu chăng đã thú vui nhà Ruộng năm bảy khóm trồng cây lúa Tằm chín mười nong để giống ngài
(Thơ Nôm, bài 121)
Những vần thơ ấy đã làm hiện lên nếp sinh hoạt bình dị và sự gắn bó sâu nặng của nhà thơ với cuộc sống nơi làng quê, đồng thời cũng làm hiện lên một phần cách sinh hoạt của xã hội ta, dân tộc ta ngày trước, một nền kinh tế nông nghiệp thuần hậu mà trong sạch. Do vậy, bảo tồn thơ ca của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng là một cách giúp bảo tồn những nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Thơ viết về thiên nhiên, về cuộc sống sinh hoạt của ông đã đưa người đọc trở về với cội nguồn của chính mình. Từ đó, ta thêm yêu mến nhân cách thanh cao của “ông nhàn”. Ông đã rời bỏ cuộc sống công danh chốn quan trường để đổi lấy cuộc sống lao động bình dị nơi quê hương dân dã như một cách bảo toàn nhân cách cao khiết giữa cuộc đời đầy bụi bặm.
KẾT LUẬN
Là một nhà thơ lớn trong nền văn học nước nhà, sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã ghi một mốc lớn trên con đường phát triển của lịch sử văn học Việt Nam, là một trong những chiếc cầu nối giữa hai thời đại văn học: thời đại Nguyễn Trãi trước đó và thời đại Nguyễn Du sau này. Sự nghiệp cũng như tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Bỉnh Khiêm vừa là sản phẩm của một thời đại lịch sử đầy biến động phức tạp, vừa là sự kết tinh của một tài năng, một nhân cách lớn, một cuộc đời đầy trải nghiệm. Trong những vần thơ ấy, chúng ta thấy sự hội tụ của hai hình tượng: nhà nho hành đạo và nhà nho ẩn dật trong một con người.
Nguyễn Bỉnh Khiêm - nhà nho hành đạo mang trong mình lí tưởng “ưu quốc ái quân”, một nhà nho chân chính sẵn sàng học tập để hành động với
tinh thần nhập thế tích cực. Dời chốn quan trường, “ông rong chơi nhàn nhã
hơn bốn mươi năm mà không ngày nào quên đời; lòng lo thời, thương đời thể hiện ra thơ văn” (Phan Huy Chú). Tuy không có sự nghiệp kinh bang tế thế
như Nguyễn Trãi, nhưng tấm lòng son lo trước thiên hạ của Nguyễn Bỉnh Khiêm không bao giờ phai nhạt và xứng đáng với truyền thống tốt đẹp mà các bậc tiền bối vĩ đại ấy đã để lại. Cái đáng trân trọng và đánh giá cao nhất ở Trạng Trình là dù xuất hay xử, hành hay tàng thì tấm lòng của ông vẫn luôn hướng về đất nước, nhân dân. Tư tưởng, tình cảm cao đẹp đó không giúp ông vượt qua những hạn chế của thời đại nhưng là nền tảng tinh thần, là chất liệu cơ bản cho những sáng tác về sau của ông và của nhiều nhà thơ khác.
Lí tưởng không thành, công danh sự nghiệp dở dang, chán ghét cuộc sống ganh đua bởi bả vinh hoa chốn quan trường và thói đời đen bạc, Nguyễn Bỉnh Khiêm tìm về với quán Trung Tân, am Bạch Vân để bảo toàn phẩm chất trong sạch và di dưỡng tâm hồn. Cảnh sắc thiên nhiên chốn quê yên bình, mộc
mạc đem đến cho ông niềm vui, sự thanh thản trong tâm hồn. Với phong thái ung dung tự tại của cuộc đời ẩn dật nhàn tản, Tuyết Giang Phu tử say mê tận hưởng cuộc sống. Như một lão nông cần cù chất phác, ông gắn bó giao hòa với thiên nhiên, yêu thiên nhiên bằng cả trái tim mình. Và trong hình ảnh lão nông ấy, chúng ta nhìn thấy một Lã Vọng đang ngẫm suy thế sự và chờ thời cuộc.
Với một vốn sống phong phú, tri thức uyên bác, tài năng sáng tạo và những tư tưởng tình cảm cao đẹp, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại cho hậu thế một sự nghiệp văn học có giá trị. Ông là cây đại thụ trong nền văn học Việt Nam, từ lâu đã được coi là tỏa bóng suốt thế kỉ XVI. Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ lớn, danh nhân văn hóa lỗi lạc của dân tộc với uy tín và sức ảnh hưởng to lớn đến lịch sử tư tưởng và văn hóa nước nhà.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Huy Chú (1990), Lịch triều hiến chương loại chú, tập 2, bản dịch
của Viện Sử học, Nxb. Sử hóa Hà Nội.
2. Trần Đình Hượu (1995), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại,
Nxb. Văn hóa thông tin Hà Nội.
3. Đinh Gia Khánh (1997), Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nxb. Văn học Hà
Nội.
4. Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao chương (1997), Văn học Việt
Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVIII, Nxb. Giáo dục Hà Nội.
5. Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương (1997), Văn học Việt
Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVIII, Nxb. Giáo dục Hà Nội.
6. Đinh Trọng Lạc (2005), 99 biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb. Giáo dục Hà
Nội.
7. Phương Lựu (chủ biên) (2006), Lí luận văn học, Nxb. Giáo dục Hà Nội.
8. Nguyễn Đăng Na (chủ biên) (2009), Giáo trình Văn học trung đại Việt
Nam, tập 1, Nxb. Đại học Sư phạm Hà Nội.
9. Bùi Văn Nguyên (1989), Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nxb. Hải Phòng.
10. Nhiều tác giả (1976), Lịch sử văn học Việt Nam, tập 2, Nxb. Giáo dục
Hà Nội.
11. Nhiều tác giả (2005), Giảng văn văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục.
12. Nhiều tác giả (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb. Giáo dục Hà Nội.
13. Nhiều tác giả (2007), Lí luận văn học, Nxb. Giáo dục.
14. Ngô Tất Tố (1952), Thi văn bình chú, quyển 1, Nxb. Mai Lĩnh Hà Nội.
15. Trần Thị Băng Thanh và Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu (2001),
Nguyễn Bỉnh Khiêm về tác gia tác phẩm, Nxb. Giáo dục Hà Nội.
17. Trần Nho Thìn (2001), Bi kịch tinh thần của nhà nho Việt Nam với tư
cách là một nhân vật văn hóa, Tạp chí văn học (số 7).
18. Trần Nho Thìn (2012), Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX,
Nxb. Giáo dục Việt Nam.
19. Đoàn Thị Thu Vân (2007), Con người cá nhân trong thơ ca Việt Nam sơ
kì trung đại, Nxb. Giáo dục Hà Nội.
20. Trần Ngọc Vương (1999), Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam, Nxb. Đại
học Quốc gia Hà Nội.
21. Trần Ngọc Vương (chủ biên) (2007), Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến