8. Bố cục của khóa luận
2.1. Quan niệm về chữ “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Có thể thấy, chữ “nhàn” là chủ đề chính trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trong hơn một trăm bài thơ Nôm còn để lại, ông dành một phần lớn để viết về lí lẽ chữ nhàn của mình:
- Thấy đám thanh vân bước ngại chen Được nhàn ta xá dưỡng thân nhàn
- Trải gian nguy đã mấy phen Thân nhàn phúc lại được về nhàn
- Lại nhàn thời nhẫn tiên vô sự Ngắm nghía cho nên cảnh hữu tình
- Cảnh cũ điền viên tìm chốn cũ
Khách nhàn sơn dã dưỡng thân nhàn.
Trong thơ, Nguyễn Bỉnh Khiêm tự gọi mình là ông nhàn:
Cửa mận người yêu đưa khách trọng Am hoa ai ủ đến ông nhàn
Đối với ông:
Dửng dưng mọi việc đà ngoài hết Nhàn một ngày là tiên một ngày
Bởi lẽ, khi nhàn thì được:
Nội đắc tâm thân lạc Ngoại vô hình dịch lụy
(Bên trong được sự vui sướng của tâm thân
Bên ngoài thoát khỏi lụy hình dịch)
Thoát khỏi “lụy hình dịch” chính là thoát khỏi sự ganh đua, khúc khuỷu danh lợi can trường của người đời. Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, sống nhàn là một thú vui, đem lại sự thanh thản tuyệt đối.
Tư tưởng nhàn trong văn học Việt Nam không phải đến Nguyễn Bỉnh Khiêm mới xuất hiện. Ngay từ đời Trần, bên cạnh những áng thơ văn đầy ý thức tự cường dân tộc và thơ thiền của các nhà sư, đã bắt đầu xuất hiện những bài thơ có giọng nhàn tản, ưu du, đậm màu sắc Lão Trang:
Nay bác lên đường ruổi dặm khơi Tớ về bạn với nước non chơi Kẻ mang sứ tiết người vui cảnh, Bác được công danh tớ được ngơi
Nhưng tư tưởng nhàn tản ở thời đại này là tư tưởng chán chường thế sự, muốn chốn cõi đời để sống một cuộc sống phiêu diêu, hành lạc, hoặc đôi lúc có nhuốm màu đạo lí.
Đến Nguyễn Trãi, chữ nhàn cũng nhiều lần được nhắc đến: - Sá lánh thân nhàn thuở việc rồi,
Cởi tục trà thường pha nước tuyết Tầm thanh trong vắt tiễn chè mai
- Gia tài ấy xem nhàn hạ
Đạo đức này khá chính chuyên
Nhưng nhàn của Nguyễn Trãi là nhàn bắt buộc, buộc phải nhàn. Vốn gắn bó với nhà Lê bằng cả xương máu cuộc đời mình, vốn coi nhà Lê là lí tưởng cuộc đời, nay vì gian thần lộng hành mà phải về Côn Sơn ở ẩn nên tâm
thế của Nguyễn Trãi là thân nhàn:
Củi hái mấy, dầu trúc bó Cầm đưa gió, mặc thông đàn Ngày xem hoa rụng chăng cài cửa Đêm rước chim về ma lạc ngàn
Mà trí chẳng nhàn:
Chữ học ngày xưa quên hết dạng Chẳng quên một chữ cương thường
Cái “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng có khía cạnh giống cái nhàn của các bậc tiền bối (như tình yêu thiên nhiên, coi thường công danh phú quý…), nhưng ở đây, tư tưởng nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ dừng lại là quan niệm sống nữa mà là cả một triết lí nhân sinh, dựa trên một vũ trụ quan có hệ thống, trở thành như một đạo sống, phù hợp với hoàn cảnh và tâm lí sĩ phu khi mà chế độ phong kiến đang trượt dần xuống cái dốc của sự suy thoái không thể cứu vãn được nữa. Nhàn Nguyễn Bỉnh Khiêm là tự nguyện,
tự lựa chọn. Ông đã sống đời sống của một cá nhân, sống với tư cách cá nhân chứ không phải sống vì phận vị. Ông tự đơn giản hóa mình để trở thành một con người cá nhân có lạc thú mà trước hết là thú nhàn. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện rất mực trung thực con người và nhân cách của chính mình. Ông lấy chính cuộc sống an nhàn của mình vừa để độc thiện tỳ thân, vừa là để trở thành một tấm gương tự nhiên hướng mọi người noi theo. Tấm gương sáng của ông được mọi người phong danh hiệu Tuyết Giang Phu tử (Người thầy sông Tuyết)