8. Bố cục của khóa luận
1.4. Tinh thần đợi thời chờ cơ
Trong 8 năm làm quan tại triều đình, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phải chứng kiến sự xuống dốc của chế độ phong kiến, sự mục ruỗng của vương triều nhà Mạc: vua thì ăn chơi sa đọa, quan lại lộng quyền. Trước tình hình đó, vào khoảng năm Hiến tôn Mạc Phúc Hải (1542), Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dâng sớ hạch tội 18 lộng thần nhưng không được vua nghe theo. Ông đã cáo quan về nghỉ sống cuộc đời ẩn dật để chờ đợi thời cơ mới. Ông cũng không mấy băn khoăn với quyết định này, bởi cũng như nhiều nhà nho quan niệm:
“Dụng chi tắc hành, xả chi tắc tàng” (được dùng đến thì hành động, bị bỏ rơi
thì ẩn tàng). Hành hay tàng, xuất hay xử thì tùy theo thời thế. Quan niệm này được Nguyễn Bỉnh Khiêm nói rất nhiều trong thơ của mình. Ông dùng hình ảnh “côn bằng” mà người xưa thường lấy để chỉ người tài cao, chí cả, hành động phi thường xuất chúng nhằm nói về việc khi không được trọng dụng thì ẩn tàng:
Vạn lí côn minh tảo phấn thân Cùng thì liêu tả tập tu lân
(Cá côn sớm vươn mình trên biển cả muôn dặm Gặp phải khi cùng hãy xếp cái vây dài lại)
(Tự thuật, nhất)
Và ông cũng đưa ra một đề nghị với người quân tử: phải vui lòng chọn một trong hai con đường, không thể tham lam, nuối tiếc:
Quân tử gẫm hay nơi xuất xử Ắt là khôn hết cả hòa lai
(Thơ Nôm, bài 39)
Bởi vậy nên với Nguyễn Bỉnh Khiêm, xuất hay xử không thành nỗi băn khoăn lớn, thậm chí ông không mặc cảm gì khi lựa chọn xuất hay xử. Song, là
tiên ưu” (Vui sau, lo trước). Nếu Nguyễn Trãi thời gian làm quan dài hơn cuộc đời ẩn dật, hành nhiều mà tàng ít thì Nguyễn Bỉnh Khiêm trong 95 năm cuộc đời, ông chỉ thực sự làm quan có 8 năm. Mặc dù vậy nhưng họ giống nhau ở chỗ: “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc” (lo trước nỗi lo của thiên hạ, vui sau niềm vui của thiên hạ). Đó là con người luôn biết lo cho đời mà không lo chi cho riêng mình. Mặc dù tuổi đã cao, sức đã yếu nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn luôn mong mỏi được đem tài đức của mình lo dân giúp nước. Niềm mong mỏi ấy không lúc nào nguôi:
Lão lai vị ngải tiên ưu chí
Đắc, táng, cùng, thông khởi ngã ưu
(Tấm lòng lo trước thiên hạ đến già chưa thôi
Cùng, thôi, đắc, táng ta có lo chi cho riêng mình)
(Tự thuật)
Nhận xét về Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vũ Khâm Lân viết: “…tuy ở nhà bốn mươi tư năm mà lòng không ngày nào quên đời, ưu thời mến tục đều lộ trong thơ”. Quả thực, về sống ở am Bạch Vân, Nguyễn Bỉnh Khiêm không hề thảnh thơi, yên ổn chút nào. Niềm ưu ái trong thơ ông chính là tấc lòng, là tâm huyết của ông đối với dân với nước. Ông lựa chọn cuộc sống chốn quê nhà như một sự chờ đợi thời cơ mới:
Hội khan chỉnh đốn kiền khôn phủ Tân quán Vân am mịch cựu du
(Chờ xem trời đất có được chỉnh đốn hay không Hãy tìm chỗ chơi cũ ở quán Tân am Bạch Vân)
(Cảm hứng thi, ngũ)
Vậy nên, sống giữa chốn quê hương thanh bình mà tấm lòng trung nghĩa, ái ưu lúc nào cũng canh cánh trong lòng ông:
Bui có một lòng trung mấy hiếu Mài chẳng khuyết, nhuộm chẳng đen
(Thơ Nôm, bài 128)
Non nước vui chơi đã mặc dầu Hãy còn canh cánh chí sơ âu
(Thơ Nôm, bài 114)
Về ở ẩn, Nguyễn Bỉnh Khiêm làm bạn với thiên nhiên gửi gắm, giãi bày tâm sự với tạo vật. Trong nhiều bài thơ vịnh đồ vật, cỏ hoa, loài vật, từ những thứ đã được coi là biểu tượng như tùng, cúc, trúc, mai, long, phượng, núi, mây đến những thứ rất nhỏ nhặt tầm thường như cái gối, cái chày, cây khoai lang, ngọn măng tre,… tất cả đều ẩn chứa ý chí, khát vọng hành đạo của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Qua hình ảnh con vẹt, ta thấy được chân dung một con người luôn canh cánh tấm lòng trung với vua dù hành hay tàng:
Xu hướng dã giải tùy nhân ý Ngộ mị vô từ luyến chủ tâm Dục thức thê thân cao xứ ẩn
Xuân nùng chướng thụ bích yên thâm
(Tới và lui cũng biết theo ý người
Thức và ngủ không bỏ tấm lòng luyến chúa Muốn biết náu thân ẩn ở chốn cao nào
Ấy là trong khói xanh của bụi cây rậm rạp mùa xuân nồng đậm)
(Anh vũ)
Cũng như các nhà nho xưa chủ trương “thơ để nói chí”, ngoài những bài thơ thể hiện trực tiếp vai trò, chí hướng của mình, ông còn gửi gắm, kí thác trách nhiệm của kẻ sĩ nói chung và cũng là mong ước của chính ông nói riêng ở một số bài thơ vịnh vật. Mỗi bài đề vịnh lại ẩn chứa một tư tưởng, một
mong muốn. Trong bài Da tử (quả dừa), ông nói đến tác dụng giải nhiệt, làm
tỉnh rượu và khái quát lên là làm thỏa ước vọng người dân đang khao khát:
Hảo tương nhất thược thiên nhiên thủy Tô khước thương sinh khát vọng dân
(Hãy đem một muôi nước thiên nhiên Làm thỏa lòng khát khao của dân đen)
Đó còn là khát vọng được nuôi dưỡng dân, đem đến cuộc sống no đủ,
đầm ấm cho dân lành được ông gửi gắm trong bài Dự thi (Thơ vịnh cây
khoai):
Bão dân tiệc túc tư thời dụng Khẳng hướng sơn trù đấu Lãn Tàn
(Làm cho dân no cũng đủ giúp vào việc dùng đến hằng ngày Đâu có hướng về bếp ở núi mà ganh với Lão Tàn)
Trong một số bài đề vịnh khác, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng thể hiện rõ chí hướng, khẩu khí của mình:
Tài lớn có thể tỏ sức rường cột Chống đỡ nhà của vua ức vạn năm
(Vịnh cây xoan)
Tuy chọn con đường ẩn dật nhưng niềm khao khát giúp đời của một tấm lòng yêu nước thương dân thì đâu dễ dàng rũ sạch:
Một tấm đỏ xanh, lòng còn như xưa Ba sinh hương lửa chí chửa tro tàn
(Vịnh cái bàn)
Nhân vinh ngọn măng tre, ông nói đến sự chờ đợi của kẻ sĩ:
Vị báo chủ nhân cần trưởng dưỡng Hóa long hữu nhật mạc hiềm trì
(Vì để báo đáp ơn nuôi nấng chăm chút đã lâu Sẽ có ngày hóa rồng chớ ngại là muộn)
(Măng tre)
Và nhân vịnh con cò trắng, ông nói đến sự tu dưỡng chuẩn bị trong khi chưa gặp cơ hội của một chí lớn:
Linh Chiểu ưu du đào thánh hóa Đồng giang thê tức bạn ngư ông Ngọc khê tư hữu thanh nhàn xứ
Khẩn y bả trì đường nhập mộng trung (Bạch lộ thi)
(Nhởn nhơ trong sự giáo hóa của thánh nhân nơi Linh Chiểu Nghỉ ngơi làm bạn với ông chài ở sông Đồng
Tự có nơi thanh nhàn ở khe Ngọc
Há chịu để ao hồ cỏn con đi vào giấc mơ)
(Cò trắng)
Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn ước vọng được như các bậc lương tướng đời Chu, đời Hán, như Trương Lương, Tiêu Hà…; đặc biệt, ông ước được như Lã Vọng chờ thời để nuôi nghiệp lớn. Lã Vọng là Khương Tử Nha, từng làm quan cho vua Trụ nhà Thương nhưng thấy vua Trụ vô đạo nên bỏ nhà Thương đi du thuyết các chư hầu và cuối cùng sang nước Chu. Khi đã 80 tuổi, Lã Vọng vẫn ngồi câu cá bên bờ sông Vị, dùng lưỡi câu thẳng, cũng chẳng dùng mồi thơm. Mục đích của ông không phải là câu cá mà là ngồi suy ngẫm về thời cuộc, đợi chờ phò tá minh chủ. Chu Văn Vương đã thấy được tài năng trong con người ngồi câu này nên mời ông về làm quan. Khi Văn Vương mất, ông đã phò tá Vũ vương diệt vua Trụ nhà Thương, lập nên triều nhà Chu, một triều đại kéo dài nhất trong lịch sử Trung Quốc. Có lẽ, Nguyễn Bỉnh Khiêm
là một cách đợi thời như Lã Vọng. Trong thơ của mình, ông cũng đã nhiều lần nhắc đến Lã Vọng, đến việc câu cá đợi thời cốt để gặp minh chủ chứ không có mục đích mưu sinh:
Kìa kìa Lã Vọng câu Bàn Thạch Nọ nọ Nghiêm Quang náu Phú Xuân
(Thơ Nôm, bài 133)
Kìa ai ải Bắc, lưng đeo ấn Nọ khách ngòi Đông, tay rủ câu
(Thơ Nôm, bài 9)
Thuyền nhân gió, mặc cơn phiêu Phơ phơ đầu bạc ông câu cá
(Thơ Nôm, bài 49)
Không những thế, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn tâm sự với bạn về điều đó:
Quý thế khí tài tuy tạm khuất Hưng vương lương tá dĩ tiền tri Nhân nhân vọng thuộc đầu can nhật Nguyên thánh công cao thích lỗi thì Cửu tốc toán lai tùy sở ngộ
Vãn thành quân mạc hận suy vi
(Đời suy mạt bỏ tài năng, dầu tạm thời chịu khuất Nhưng sẽ là bậc phù tá nghiệp vương thì đã biết trước
Người nhân được người ta trông vào ngay từ lúc ném cần câu Công tích bậc đại thánh cao vọi từ khi buông cày
Lâu hay chóng tính ra cũng tùy theo cảnh ngộ
“Vãn thành” ngài đừng ân hận về suy yếu và chậm chạp)
Trong lời tâm sự ấy, một lần nữa tác giả lại nói tới Khương Tử Nha năm 80 tuổi mới “ném cần câu” giúp lập nên nhà Chu, được khen là người có lòng nhân cao cả. Cùng với đó là Y Doãn từng cày ruộng ở nội Sằn, sau buông cày giúp Thành Thang diệt vua Kiệt nhà Hạ, lập nên nhà Thương và được tôn xưng là “nguyên Thánh” (đại Thánh). Bởi vậy, việc Nguyễn Bỉnh Khiêm ở ẩn là vì thời cuộc suy mạt nên đành tạm lui về. Qua những câu thơ ấy, tác giả còn muốn cho người đọc thấy: những người làm nên sự nghiệp lớn hầu hết là những người đã già (“vãn thành”), họ biết dừng lại để suy ngẫm thời cuộc và một khi nuôi chí lớn thì phải lâu ngày mới thành công được. Cho nên, hình ảnh lão nông Nguyễn Bỉnh Khiêm với cuộc sống lao động chân tay, cần cù, chất phác nơi quê nhà “một mai, một cuốc, một cần câu” cũng giống như hình ảnh của Lã Vọng đang đợi thời cơ để lập nên nghiệp lớn.
Về Trung Tân quán, biết sức mình đã già yếu nhưng ông vẫn muốn làm những gì tốt đẹp nhất cho cuộc sống của nhân dân, ông ví mình như cây đa già trải bao sương gió nắng mưa của cuộc đời, không thể làm được công trạng lớn nơi triều chính thì vẫn mong có thể che chở cho dân lành:
Sơ phạp đống lương phò đại hạ Hảo tương ấm tí cập tư dân
(Vốn không có tài rường cột chống đỡ ngôi nhà lớn Hãy đem bóng mát che chở cho dân này.)
(Trung Tân quán nhị lão dung thụ)
Cây đa già ấy cũng giống như những nhà nho, tuy không có khả năng hay cơ hội làm rường cột cho triều đình nhưng vẫn làm được nhiều việc có ích cho dân nhờ. Cũng bởi yêu nước thương dân nên dù ở ẩn, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn tham vấn cho nhà Mạc, vẫn chỉ bảo điều hơn lẽ thiệt cho các vương triều phong kiến Trịnh, Nguyễn mỗi khi họ cần hỏi đến. Dù khuyên
của ông không phải làm lợi cho riêng mình mà đều xuất phát từ động cơ vì nước vì dân. Bởi chứng kiến các tập đoàn phong kiến đánh nhau liên miên không dứt, nhân dân rơi vào bể khổ trầm luân, núi xương sông máu, tan tác lưu ly. Trước mắt, Nguyễn Bỉnh Khiêm đành bất lực trong việc tìm kiếm một nền hòa bình vững chắc cho một đất nước thống nhất. Ông đành khuyên họ Mạc lên giữ ở Cao Bằng, họ Nguyễn vào Thuận Hóa, họ Trịnh mượn danh nghĩa nhà Lê mà giữ quyền ở Trung ương. Mục đích của ông là hòa hoãn những xung đột, hạn hế chiến tranh, chết chóc, tạm thời giảm bớt những đau khổ cho nhân dân. Xét ở động cơ ấy, ta thấy một phẩm chất trong sạch của Trạng Trình, của một cuộc đời mang nặng mối “tiên ưu”.
Giữa triều đình phong kiến, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã làm như Chu Văn An xưa kia dâng “thất trảm sớ”. Về trí sĩ, ông học theo Tiều Ẩn: “Tuy ở nhà bốn mươi tư năm mà lòng không ngày nào quên đời”. Ông cống hiến cho đời bằng cách mở trường, lớp đào tạo nhân tài:
Han chữ cũ, ba thằng nhỏ
Với:
Quyển vàng giảng giải học làm người
Học trò của Tuyết Giang Phu Tử có nhiều người nổi tiếng, có đóng góp tích cực cho đất nước như: Lương Hữu Khánh, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Dữ…
Chế độ phong kiến khủng hoảng, không có con đường lập công, Nguyễn Bỉnh Khiêm đành chọn con đường lập ngôn. Ông hi vọng rằng qua sự nghiệp giáo dục và thơ văn của mình sẽ khiến mọi người biết lấy “trung” làm bến chính, giữ được đúng mức thì mọi công việc sẽ tốt đẹp.Và như thế, ông có thể góp phần vào việc “phù nghiêng đỡ lệch”, gián tiếp đem lại sự bình ổn cho xã hội, cảnh thịnh trị cho đất nước. Đó chính là niềm vui lớn nhất của
Nho quan tự tín đa thân ngộ Đỉnh thực thùy năng vị quốc mưu Tất cánh dục cầu ngô lạc xứ Tri ngô hậu lạc tại tiên ưu
(“Cái mũ nhà nho” tự biết đã làm cho tấm thân mắc nhiều lầm lỡ “Ăn bằng vạc” có ai là kẻ vì nước mưu toan
Rút cục ai muốn tìm cái chỗ vui của ta
(Thì) cần biết rằng ta được vui sau thiên hạ vì biết lo trước thiên hạ) Đó không chỉ là lời tâm sự mà còn là lời nhắn nhủ với mỗi kẻ sĩ, với những người ăn bổng lộc của triều đình thì phải biết lo cho dân cho nước, biết hi sinh, biết cống hiến, làm những điều không phải hổ thẹn với chính mình. Có như vậy thì về già mới được hưởng sự thanh nhàn, vui vẻ.
Trong lúc chế độ phong kiến xuống dốc, Nguyễn Bỉnh Khiêm đau đớn khi nhận thấy sự băng hoại, đảo lộn của cương thường đạo lí. Ở thế kỉ XVI, Nho giáo vẫn là quốc giáo. Nhưng cái thời hoàng kim của Nho giáo ở thế kỉ XV đã đi qua và thay vào đó là sự lỏng lẻo, bung phá, đảo lộn quan niệm, tư tưởng sống theo tôn chỉ, mục đích của Khổng Mạnh. Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín được thay thế bằng danh lợi, tiền bạc và của cải:
Đời nay nhân nghĩa tựa vàng mười Có của thì hơn hết mọi lời.
“Người đời” chỉ biết đổ xô theo danh lợi, “thói đời” lại chuộng của cải vàng bạc hơn cả tình người, đồng tiền làm cho điên đảo:
Đạo nọ nghĩa này trăm tiếng bướm Nghe thôi thinh thỉnh lại đồng tiền
(Thơ Nôm, bài 5)
truyền đaọ đức sẽ phần nào đó làm cho xã hội bình ổn trở lại. Là nhà Nho xuất thân từ trường học của đạo Khổng, lại là con người ưu tú của dân tộc, ông muốn ứng dụng “sở học của mình vào việc xoay chuyển tình thế đất nước”. Nguyễn Bỉnh Khiêm là tín đồ trung thành của đạo Khổng nên những triết lí của Khổng Tử, tam cương ngũ thường được ông đề cao:
Tôi hết ngay, chầu chực chúa Con hằng thảo, kính thờ cha Anh em mựa nỡ điều hơn thiệt Bầu bạn cho hay nết thực thà Nghĩa vợ chồng xem rất trọng Ở đầu phong hóa phép chưng nhà
(Cương thường tổng quát)
Những câu thơ ngắn gọn đã tóm tắt được cả tam cương ngũ thường của Nho giáo, đạo vua – tôi, cha – con, chồng – vợ, anh em, bạn bè… Theo tác giả thì những triết lí này sẽ là cơ sở để duy trì sự bình ổn cho xã hội. Bởi vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có một chùm thơ Nôm để tuyên truyền, răn dạy về
đạo lí như Giới đệ tử sự sư (Răn đầy tớ thờ chủ):
Đạo làm đầy tớ ở cho ngay Mảy tơ hào cũng chẳng tây Chữ “thận cần” đâu dám trễ Niềm “ưu ái” chút nào khuây?
Và quan trọng hơn đó là chữ hiếu, là mối quan hệ của con cái với cha mẹ. Bởi mỗi gia đình là một tế bào của xã hội. Gia đình có nề nếp gia phong thì xã hội mới vững mạnh, bình ổn. Cho nên, Nguyễn Bỉnh Khiêm đặc biệt chú trọng đến chữ hiếu: người làm con phải biết bổn phận của mình là vâng lời, chăm sóc cha mẹ, phụng dưỡng “quạt nồng ấp lạnh”, không được để cho cha mẹ phiền lòng, như thế mới là trọn đạo làm con:
Ngẫm đạo làm con ở rất nan Ở cho lọn đạo mới là ngoan
Hay khi “ôn sảnh” bề cung dưỡng Siêng thuở “thần hôn” việc hỏi han Dầu giận hờn, càng kính thuận Vâng sai khiến, dám phàn nàn.
(Tử sự phụ mẫu)
Ngoài ra, ông còn “Khuyên anh em chớ giành lẫn nhau”, “Khuyên nàng dâu thờ mẹ chồng”, “Khuyên đối xử với bầu bạn”, “Khuyên chồng đối đãi