Khát vọng dùng nhân nghĩa để xây dựng đất nước

Một phần của tài liệu Kiểu nhà nho hành đạo và nhà nho ẩn dật trong thơ nguyễn bỉnh khiêm (Trang 28 - 33)

8. Bố cục của khóa luận

1.3. Khát vọng dùng nhân nghĩa để xây dựng đất nước

Trước tình cảnh rối ren, loạn lạc của đất nước, Nguyễn Bỉnh Khiêm cảm thấy bi quan và mất niềm tin vào chế độ phong kiến, nhưng tấm lòng ưu thời mẫn thế của ông thì chưa bao giờ thay đổi. Trong niềm ưu ái của mình, ông đã dành những tình cảm trong sáng, cao đẹp hướng về dân chúng. Làm thế nào cho đất nước thái bình thịnh trị, dân chúng được ấm no hạnh phúc? Đó chính là niềm trăn trở, day dứt và là mục đích cuộc đời của Nguyễn Bỉnh

Khiêm. Ông quan niệm rằng phương pháp cai trị đất nước của bậc đế vương sẽ quyết định đến vận mệnh của đất nước, của triều đại và của chúng sinh. Cũng như Nguyễn Trãi xưa kia luôn đề cao nhân nghĩa trong việc trị nước:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

(Bình Ngô đại cáo)

Thì ở thời điểm hiện tại, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng luôn ôm ấp khát vọng dùng nhân nghĩa để xây dựng đất nước. Ông cho rằng muốn cho đất nước ổn định, vững mạnh thì điều quan trọng nhất ở bậc đế vương là phải nêu cao nhân nghĩa trong việc trị nước:

Tối thị đế vương nhân nghĩa cử Sự công ưng khả tiểu Đinh Lê

(Quan trọng nhất là bậc đế vương phải nêu cao nhân nghĩa Được thế thì công lao sự nghiệp có thể lớn hơn triều Đinh, Lê)

(Liệt Khê trú doanh)

Trong khi các tập đoàn phong kiến tranh giành lẫn nhau mãi không thôi, đẩy nhân dân vào cảnh điêu đứng, lầm than tang tóc, Nguyễn Bỉnh Khiêm khẳng định nếu quân nhà vua có thể:

Dĩ nhân phạt bất nhân

Cửu thử điêu sái dân

(Lấy lòng nhân mà đánh kẻ bất nhân …

Cứu cho dân điêu đứng bệnh hoạn này)

(Thương loạn)

Kế thừa tư tưởng thân dân đời Trần của Trần Quốc Tuấn, quan điểm ái dân và trọng dân của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng cho rằng: “Sức dân như nước…phải dùng nhân để kết nối vững bền”, phải biết “việc ăn của dân là điều hệ trọng nhất của vương chính”, kẻ trị dân “đời nay cũng như đời xưa, chớ có xem nhẹ việc dân”. Ông hiểu rằng “bền nước yên dân là việc đầu mối”, nước trước hết là dân, muốn lo việc nước thì phải dựa vào dân, phải được lòng dân:

Cổ lai quốc dĩ dân vi bản Đắc quốc ưng tri tại đắc dân

(Từ xưa đến nay nước lấy dân làm gốc Được nước nên biết là ở chỗ được lòng dân)

(Cảm hứng)

Muốn được lòng dân thì phải thông cảm với cảnh ngộ đau khổ và nguyện vọng chính đáng của dân:

Cơ tích đa niên tư huệ dưỡng Thân ngâm hà nhật chuyển âu ca Thiên như tảo vị sinh dân kế

Ưng tịch nghiêm ngưng tác thái hòa

(Nhiều năm bị gầy đói, trông nhờ vào sự nuôi dưỡng ân cần, Đến ngày nào từ rên xiết trở thành ca hát

Nếu trời sớm vì nhân dân mà toan tính,

Thì hãy trừ bỏ sự tàn khốc ghê sợ mà dấy lên khí thái hòa)

(Cảm hứng)

Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn mong muốn người dân không còn cảnh “cá

lớn nuốt cá bé” nữa (Đến quán xem cá, thấy cá lớn nuốt cá bé, xúc cảm làm

thơ), không còn phải chịu nạn “chuột xù” tàn phá đến nỗi “ngoài đồng có mạ

rọi chiếu khắp nơi, khiến cho khắp thôn cùng xóm vắng không nơi nào không

sáng sủa yên hòa” (Dâng nến) và “dân lầm than khổ cực sẽ được nằm trên nệm chiếu yên ổn” (Trú quân ở Liệt Khê), người buôn bán được chợ búa

thông thương thuận tiện:

Việc buôn bán tại chỗ luân chuyển lúc nào cũng thuận lợi Hàng hóa mua bán thông thương suôn sẻ

Cách thức được lập nên từ Hoàng Đế, mọi người đều thỏa chí, Nhà vua không đánh thuế, thiên hạ được hưởng chung

(Thơ về chợ)

Hình mẫu thôn làng lý tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm là dân giàu, vật thịnh, phong tục thuần hậu, có văn hóa, học thức:

Đông đúc rộn ràng, cuộc sống phồn thịnh Những nơi có người ở là có thôn làng Hào hoa hội hợp, xóm giềng kề bên nhau Nhân hậu như xưa, mỹ tục giữ gìn mãi

Làm và nghỉ đều thong thả trong ngày tháng đời Nghiêu Ca và hát cùng vui trong đất trời nhà Thuấn

Quan tể tướng thái bình được vinh hiển là ở đó Mũ lọng đi nhanh như sao, rực sáng cổng làng.

(Xóm làng)

Có lẽ, Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ đầu tiên đề xuất việc phải có chính sách đối với người tàn tật. Trong tờ sớ dâng lên vua Mạc lúc sắp mất và khi còn tại triều, ông khuyên nhà vua “phải hết lòng tu thân phát chính, lấy dân làm gốc, lấy nước làm trọng…”. Còn “người tàn tật mù lòa thì phải dạy cho họ nghề hát, nghề bói để tự nuôi sống bản thân mình”. Đó là một lời khuyên vừa thể hiện quan điểm nhân ái, vừa văn minh mà cũng rất thiết thực.

trị đất nước phải “nêu chính nghĩa diệt hung tàn”, cứu dân vô tội khỏi vòng cơ cực, thỏa mãn khát vọng của dân; mong muốn “bậc vương giả mở rộng nhân chính, trải khắp ánh sáng trong trẻo đến bốn phương” và khuyên người làm vua “nếu có ngọn đuốc soi sáng” thì nên “soi thấu đến dân đen ở xóm quạnh nhà tranh”, “đến những cổng làng hẻo lánh không nơi nào không biết mình được sống”.

Tất cả những ước mơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng chính là ước mơ của những trí thức phong kiến có thiện chí đương thời, ước mơ về một xã hội có “vua sáng tôi hiền”, nhân dân sống yên ổn dưới sự thống trị của giai cấp phong kiến, một xã hội lí tưởng mà bậc đế vương dùng nhân nghĩa để trị nước. Và tất cả những cố gắng của ông đều vì muốn đạt được ước mơ đó. Có thể thấy, thời thế đã thay đổi, tính chất của các cuộc chiến tranh ở thời đại Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khác trước, nó không còn mang tính chính nghĩa của các cuộc đấu tranh giành độc lập chủ quyền xưa kia nữa mà là sự tranh chấp giữa các tập đoàn phong kiến, bộc lộ rõ tính chất phi nghĩa. Do đó, tâm sự của Nguyễn Bỉnh Khiêm nặng ưu ái nhưng mang màu sắc của thời đại lịch sử cụ thể. Tất cả những khát khao cống hiến của ông đều vì nước vì dân nhưng đều không thành hiện thực. Có tấm lòng yêu nước, thương đời nhưng bất lực trước thời thế, Nguyễn Bỉnh Khiêm thường tỏ ra bi quan. Nỗi bi quan ấy càng sâu sắc khi ý thức hệ phong kiến đã khiến ông đồng nhất vận mệnh của Tổ quốc với vận mệnh của chế độ phong kiến, sống trong một thời kì rối ren loạn lạc, chiến tranh liên miên, máu sông xương núi, trật tự xã hội bất ổn, ông lo sợ vì “thói đời” điên đảo, đau buồn vì người đời chỉ biết đổ theo danh lợi. Bao hoài bão lí tưởng của bậc quân tử kẻ sĩ không thể thực hiện được, niềm kì vọng của ông vào triều đình nhà Mạc cũng tiêu tan, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thú nhận sự bất lực trong “phò nghiêng đỡ lệch” và ông tạm lui về ở ẩn để chờ cơ hội.

Một phần của tài liệu Kiểu nhà nho hành đạo và nhà nho ẩn dật trong thơ nguyễn bỉnh khiêm (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)