Tăng cường nguồn lực cho giáo dục đại học, xây dựng cơ sở vật

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát triển giáo dục đại học 1996 den nam 2005 (Trang 111 - 125)

chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy học tập, thực hiện xã hội hoá giáo dục

Đầu tư cho GD - ĐT là lấy từ nguồn chi thường xuyên và nguồn chi phát triển trong ngân sách nhà nước. Đến năm 2005 tỷ trọng chi NSNN cho GD - ĐT đã đạt 18% trong tổng chi NSNN. Đây là sự quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục và coi phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu của Việt Nam. Điều này cho chúng ta thấy chúng ta đã có những bước đi đúng định hướng và có nhiều biện pháp thiết thực nhằm tăng cường nguồn lực cho giáo dục.

Tăng dần tỷ trọng chi ngân sách cho GD - DDT để đạt 20% tổng chi ngân sách vào năm 2010 và những năm tiếp theo sẽ tăng cao hơn. NSNN giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực cho GD - ĐT. Tích cực huy động các nguồn lực ngoài ngân sách. Lập quỹ giáo dục quốc gia, quỹ khuyến học, quỹ tín dụng đào tạo. Các doanh nghiệp đầu tư và công tác đào tạo và đào tạo lại. Các trường chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học được thành lập cơ sở sản xuất và dịch vụ khoa học đúng với ngành đào tạo của mình.

Một phần nguồn lực khác cho giáo dục là các nguồn vay và hợp tác quốc tế đã được Nhà nước ưu tiên cho giáo dục thông qua các dự án của Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á và các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ nước ngoài. Các dự án về giáo dục đại học, đào tạo nghề, đào tạo giảng viên trị giá hàng trăm triệu USD đã và đang được thực hiện mang lại nguồn lực tài chính lớn cho giáo dục. Tuy vậy, cần xem xét và cân nhắc kỹ trước khi quyết định về việc vay vốn nước ngoài cho sự phát triển giáo dục (nên tập trung chủ yếu cho việc đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị giáo dục chứ không nên đi vào xây dựng chương trình, nội dung giáo dục).

Xây dựng lại chính sách học phí, học bổng, tín dụng sinh viên trên cơ sở xác lập những nguyên tắc chia sẻ chi phí giáo dục đại học giữa Nhà nước, người học và cộng đồng. Nhà nước thực hiện sự trợ giúp toàn bộ hoặc một phần chi phí đối với các đối tượng chính sách, người nghèo và cấp trực tiếp cho người học.

Các cơ sở giáo dục đại học chủ động thực hiện đa dạng hoá nguồn thu từ các hợp đồng đào tạo, nghiên cứu và triển khai, chuyển giao công nghệ, các hoạt động dịch vụ, sản xuất kinh doanh. Thực hiện hạch toán thu - chi đối với cơ sở giáo dục đại học công lập, tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục đại học có quyền tự chủ cao trong thu - chi theo nguyên tắc lấy các nguồn thu bù đủ các khoản chi hợp lý, có tích luỹ cần thiết để phát triển cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu.

Đối với các cơ sở đào tạo ngoài công lập cần bổ sung, hoàn chỉnh các quy chế về tài chính. Đảm bảo về điều kiện cơ sở vật chất và kỹ thuật cho đào tạo của các trường ngoài công lập. Trước mắt, phải đảm bảo xây dựng đủ số lượng phòng học theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục, đáp ứng 4m2 sàn/sinh viên và có diện tích đất của trường từ 20 - 30ha. Những trường có diện tích hẹp dưới 3ha trong thành phố cần có dự án để chuyển ra ngoại thành, hạn chế tối đa việc thuê cơ sở vật chất phân tán ở nhiều nơi. Trang thiết bị phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của các trường và thư viện phải được nâng cấp, hoàn thiện để phục vụ giảng viên và sinh viên. Các trường thuộc khối ngành công nghệ kỹ thuật phải có đầy đủ phương tiện, đồ dùng để sinh viên thực tập, thực hành. Ngoài ra đối với các trường ngoài công lập phải tham gia đào tạo theo chương trình đào tạo tiên tiến, sử dụng tài liệu bài giảng điện tử và thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy.

Quá trình xã hội hoá tiếp tục được đẩy mạnh và huy động sự tham gia ngày càng tích cực của nhân dân, các tổ chức kinh tế - xã hội. Các loại hình trường lớp cần tiếp tục được đa dạng hoá, có thêm các loại hình trường lớp dân lập, bán công, tư thục. Các chương trình giáo dục từ xa qua các phương tiện thông tin đại chúng cần tiếp tục tham gia vào công tác giáo dục, thu hút ngày càng đông người theo học. Tạo cơ chế và từng bước hoàn thiện các điều kiện thúc đẩy phong trào toàn dân chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, đóng góp trí tuệ, nhân lực,vật lực, tài lực cho giáo dục và tham gia quản lý giáo dục đào tạo thông qua đại hội giáo dục (đã được tiến hành ở 20 tỉnh). Nhân dân và các tổ chức kinh tế - xã hội đóng góp khoảng 25 - 30% ngân sách cho giáo dục.

Tóm lại, các giải pháp nêu trên là một hệ thống đồng bộ đảm bảo giải quyết ngay những vấn đề đang đặt ra cũng như hướng tới mục tiêu phát triển lâu dài đối với giáo dục nước ta trong việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu, tác giả đã trình bày và phân tích một cách có hệ thống những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về phát triển giáo dục đại học qua các Đại hội và Nghị quyết bàn về giáo dục - đào tạo như: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần 6 (khoá IX). Trong 10 năm qua, các Nghị quyết được triển khai nhanh chóng, sâu rộng. Các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết được quán triệt trong đội ngũ lãnh đạo Đảng và chính quyền các cấp, trong đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên. Các cấp, các ngành đã có những chương trình hành động cụ thể, khẩn trương tổ chức thực hiện, tạo nên sự chuyển biến tích cực trong sự nghiệp chấn hưng giáo dục đại học và đã thu được một số kết quả tốt đẹp. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010 xác định xây dựng một nền giáo dục có tính thực tiễn và hiệu quả, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, đưa nền giáo dục nước ta sớm tiến kịp các nước phát triển trong khu vực.

Trải qua hơn 20 đổi mới, nhất là sau những năm thực hiện Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương 6 (khoá IX) ngành giáo dục đại học đã có những bước phát triển mới, quy mô giáo dục tăng nhanh, chất lượng từng bước được nâng cao, các loại hình đào tạo được mở rộng. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong các trường đại học bước đầu đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, kỷ cương nề nếp được chấn chỉnh một bước. Việc điều chỉnh một số giải pháp vĩ mô của ngành thời gian qua góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Đồng thời, giảm bớt sự mất cân đối về quy mô và các điều kiện đảm bảo chất lượng, về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền, cơ cấu xã hội. Chủ trương xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh, hợp tác quốc tế được mở rộng, thúc đẩy quá trình hội nhập giáo dục đại học với khu vực và thế giới. Việc chấp hành các chủ trương, chính sách, quy chế, quy định có liên quan đến giáo dục đại học có bước tiến bộ hơn, môi trường giáo dục đại học tiếp tục được cải thiện.

Những thành tích cơ bản mà giáo dục đại học đã đạt được trong thời gian qua cũng là tiền đề nước ta thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách giáo dục của Đảng ta, giáo dục là “quốc sách hàng đầu”, là “động lực và điều kiện để thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội”, là “chìa khoá đề mở cửa tiến vào tương lai”.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, trong lĩnh vực giáo dục đại học còn nhiều vấn đề phải giải quyết. Cách đánh giá, thi cử đang là một vấn đề lớn được toàn xã hội quan tâm. Hiện tượng mua bán điểm, tiêu cực trong thi cử và tuyển sinh, vấn đề thu học phí và các khoản đóng góp khác, nhiều hiện tượng tiêu cực khác đáng lo ngại còn tồn tại trong nhà trường, việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, chính trị chưa được quan tâm đúng mức, cơ cấu trình độ, ngành nghề tuy đã có tiến bộ nhưng vẫn chưa cân đối. Đào tạo còn chạy theo thị hiếu tự phát của người học dẫn đến tình trạng đào tạo chưa gắn với sử dụng.

Trước yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trình độ cao, giáo dục đại học đang đứng trước không ít khó khăn thách thức. Trước hết là việc giải quyết bài toán vừa tăng quy mô đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao về nhân lực. Yêu cầu đổi mới căn bản, mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện giáo dục đại học về nội dung chương trình, phương pháp đào tạo cũng như cơ chế quản lý đang đòi hỏi ngành phải có những giải pháp hữu hiệu.

Qua việc nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng về phát triển giáo dục đại học 1996 - 2005, tác giả đã tổng kết 6 kinh nghiệm thành công của Đảng trong lãnh đạo phát triển giáo dục đại học đó là: chỉ đạo quy hoạch các trường đại học, cao đẳng kết hợp với việc mở rộng quy mô đi đôi với chất lượng, hiệu quả đào tạo; Đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy và học tập; Chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên - nhân tố cơ bản quyết định sự thành công của giáo dục đại học; Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác chính trị tư tưởng trong nhà trường; Tăng cường nguồn lực cho giáo dục đại học, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy học tập, thực hiện xã hội hoá giáo dục. Những kinh nghiệm được trình bày trong luận văn có thể làm tài liệu tham khảo đối với phát triển giáo dục đại học trong những năm tiếp theo.

Trước vận hội và thách thức mới, trước yêu cầu của phát triển giáo dục đại học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, hội nhập với giáo dục đại học khu vực và thế giới toàn ngành cần khẩn trương, tập trung sức, khắc phục khó khăn, tiếp tục phấn đấu đưa nền giáo dục đại học nước nhà đi vào thế ổn định, đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Khoa giáo Trung ương (1995), Nền giáo dục Việt Nam - 50 năm trên chặng đường xây dựng và phát triển, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

2. Ban Khoa giáo Trung ương (2001), Báo cáo kiểm điểm việc thực hiện NQTW2 (khoá VIII) về giáo dục và đào tạo 1996 - 2001, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Hà Nội.

3. Ban Khoa giáo Trung ương (2002), Giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi mới. Chủ trương, thực hiện, đánh giá, Hà Nội.

4. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai, vấn đề và giải pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2002), Báo cáo tổng kết các năm học 2001 -

2002, Văn phòng Bộ GD - ĐT.

6. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2003), Báo cáo tổng kết các năm học 2002 - 2003, Văn phòng Bộ GD - ĐT.

7. Bộ Giáo dục - Đào tạo, Công đoàn giáo dục Việt Nam (2003), Đổi mới phương pháp giáo dục ở đại học và cao đẳng, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 8. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2004), Báo cáo tổng kết các năm học 2003 -

2004, Văn phòng Bộ GD - ĐT.

9. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2005), Quyết định số 20/2005/QĐ - BGD&ĐT ngày 24/6/2005 về phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển xã hội hoá giáo dục giai đoạn 2005 - 2010”, Văn phòng Bộ GD - ĐT.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam 2006 - 2020, Văn phòng Bộ Giáo dục - Đào tạo.

11. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2005), Báo cáo tổng kết các năm học 2004 - 2005, Văn phòng Bộ GD - ĐT.

12. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2006), Báo cáo Hội nghị Hiệu trưởng các trường đại học và cao đẳng tháng 10 năm 2006, Hà Nội.

13. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2007), Báo cáo tình hình thực hiện giai đoạn I (2001 - 2005) Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010, Văn phòng Bộ GD - ĐT.

14. Nguyễn Hữu Chí (2002), Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai khoá VIII vầ giáo dục - đào tạo, quan điểm, giải pháp và quá trình thực hiện (1997 - 2001), Luận văn tốt nghiệp chính trị cao cấp, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

15. Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI, kinh nghiệm của các quốc gia (2002), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Nguyễn Lân Dũng (1995), "Giáo dục đại học Việt Nam, những vấn đề đặt ra", Chuyên san Tri thức trẻ, (3).

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương khoá VII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII, Tài liệu mật, Lưu hành nội bộ, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai BCH Trung ương khoá VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu BCH Trung ương khoá IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 47, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 52, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Phạm Văn Đồng (1999), Về vấn đề giáo dục - đào tạo, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Nguyễn Văn Giao (1995), “Một vài suy nghĩ về vấn đề quản lý nhà nước đối với hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam”, Báo Giáo dục thời đại, (25).

30. Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI, chiến lược phát triển (2003), Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

31. Giáo dục Việt Nam 1945 - 2005 (2005), tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào CNH, HĐH, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Phạm Minh Hạc, Nghiêm Đình Vỳ (2002), Nhân tố mới về giáo dục đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 35. Dương Tấn Hiệp (2004), “Một số ý kiến về cải cách giáo dục đại học

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát triển giáo dục đại học 1996 den nam 2005 (Trang 111 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)