Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác chính

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát triển giáo dục đại học 1996 den nam 2005 (Trang 108 - 111)

chính trị tư tưởng trong nhà trường

Nghị quyết Trung ương 2 chỉ rõ: “Tăng cường xây dựng và củng cố tổ chức Đảng để thực sự trở thành hạt nhan lãnh đạo trong các trường đại học” [21, tr.46-47]. Tích cực phát triển đảng viên trong các trường đại học, trước hết là đội ngũ giảng viên, trường đại học nào cũng có chi bộ. Ngành giáo dục cùng các tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường cần chú trọng giáo dục

chính trị tư tưởng cho cán bộ, giảng viên và sinh viên; tổ chức các hoạt động nhằm bồi dưỡng tính tích cực chính trị, xã hội cho thầy và trò; góp phần khắc phục biểu hiện “nhạt chính trị, phi chính trị hoá”; phát hiện, ngăn chặn kịp thời việc lấy danh nghĩa tôn giáo để lung lạc niềm tin, kích động sinh viên. Vấn đề giáo dục ý thức độc lập dân tộc nhìn chung có tiến bộ và đạt kết quả khá, nhưng việc giáo dục lý tưởng XHCN cho sinh viên và cả một số ít trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục còn nhiều vấn đề phải lo lắng. Một số vấn đề về chống tiêu cực, tham nhũng; việc một số cán bộ đảng viên đã có quá trình cống hiến cho cách mạng nhưng lại có những hoạt động, lời nói không theo quan điểm của Đảng, được phổ biến trên các phương tiện truyền thông (nhất là qua mạng internet)… cũng ảnh hưởng nhiều đến công tác chính trị, tư tưởng cho sinh viên.

Tiếp theo Chỉ thị số 34 của Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị đã chỉ đạo tổ chức hội nghị nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy các môn Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Chúng ta cần thực hiện tốt những phương hướng nhiệm vụ mà Bộ Chính trị đề ra. Đặc biệt chú ý đẩy mạnh việc giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống dân tộc thông qua những tấm gương anh hùng, liệt sỹ, những chiến công, thành tích trong chiến đấu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường giáo dục đạo đức lối sống, truyền thống văn hoá dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại. Hạn chế, khắc phục lối sống vị kỷ, thực dụng, nâng cao tinh thần trách nhiệm của sinh viên đối với bản thân, với gia đình, làng xóm, quê hương, đất nước. Nâng cao ý thức tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức cần cù và thực hành tiết kiệm. Giáo dục ý thức động cơ học tập đúng đắn, tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau, từng bước vươn lên trở thành người lao động có bản lĩnh và trình độ để nắm vững và làm chủ các tri thức khoa học công nghệ tiên tiến và biết áp dụng sáng tạo vào sản xuất và đời sống. Phê phán những nhận thức mơ hồ, những động cơ học tập vụ lợi, ích kỷ cùng thái độ bàng quan, vô trách nhiệm với việc chung.

Đội ngũ giảng viên, cán bộ ngoài nhiệm vụ chuyên môn cần tham gia tích cực công tác chính trị tư tưởng trong nhà trường. Bản thân phải gương mẫu trong công tác và cuộc sống để thực sự trở thành tấm gương tốt cho sinh viên.

Việc hợp tác quốc tế về giáo dục còn nặng về tăng nguồn lực, chưa chú ý đúng mức đến nội dung hợp tác, đến việc quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia các chương trình hợp tác quốc tế; chưa chú ý đến kiểm soát sát sao các nội dung, chương trình đào tạo cụ thể trong các chương trình đào tạo liên kết (nhiều bài giảng, giáo trình của giảng viên nước ngoài tại Việt Nam chưa được quản lý về nội dung, nhất là các môn khoa học xã hội, là điều đáng lo ngại); chưa có định hướng rõ rệt về công tác quản lý các đối tác nước ngoài trực tiếp đầu tư về giáo dục.

Việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong các trường học chỉ có thể thu được kết quả thiết thực nếu gắn với việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá (VIII), Nghị quyết TW 6 khoá (IX). Đặc biệt cần tập trung thiết lập lại kỷ cương, nề nếp chính trị tư tưởng, chăm lo đời sống cho những người trực tiếp tham gia công tác này.

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát triển giáo dục đại học 1996 den nam 2005 (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)