Chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên, nhân tố cơ bản quyết

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát triển giáo dục đại học 1996 den nam 2005 (Trang 104 - 106)

định sự thành công của giáo dục đại học

Chất lượng giáo dục đại học phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó đội ngũ giảng viên có vai trò quan trọng. Bởi vậy, phải xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên đại học và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng đảm bảo đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm

nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phương pháp giảng dạy và quản lý tiên tiến, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học.

Đối với giảng viên, cần có quy hoạch tổng thể và dài hạn để xây dựng đội ngũ sớm khắc phục tình trạng thiếu hụt hiện nay, đảm bảo cho sự phát triển liên tục của đội ngũ - nhân tố quyết định nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo chức đại học. Cùng với đó, đảm bảo cho đội ngũ giảng viên đều có thể thực hiện được nghiêm chỉnh nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học theo chuẩn mực, và về lâu dài đáp ứng được nhu cầu phát triển quy mô giáo dục đại học. Trước mắt, phấn đấu đảm bảo tỷ lệ sinh viên/giảng viên của hệ thống giáo dục đại học không quá 20. Đến năm 2010 có ít nhất 40% giảng viên đạt trình độ thạc sỹ và 25% đạt trình độ tiến sỹ; đến năm 2020 có ít nhất 60% giảng viên đạt trình độ thạc sỹ và 35% đạt trình độ tiến sỹ. Thời gian tiếp nữa, là phải phấn đấu 100% giảng viên đại học phải là tiến sỹ. Một khi đã đòi hỏi giáo viên trung học phải có trình độ đại học, khoảng cách tối thiểu giữa người dạy và người học đại học cũng là 5 năm đào tạo, nghĩa là giảng viên đại học phải có trình độ tiến sỹ. (Thậm chí, ở nhiều nước, chỉ tiến sỹ đã được phong giáo sư hoặc phó giáo sư mới được bài giảng ở các trường đại học, còn những tiến sỹ chỉ được làm trợ giảng). Tuy còn lâu ta mới đạt được chuẩn này, nhưng cũng phải hướng vào đó mà phấn đấu. Không thể diễn ra mãi cái cảnh vừa học xong đại học đã quay trở ra dạy đại học. Đặc biệt, không nên để các trường đại học chất lượng thấp tuyển sinh của chính mình làm giảng viên. Phải tập trung xây dựng một số trường đại học chất lượng cao để làm cơ sở đào tạo giảng viên cho các trường đại học trong toàn quốc. Trong quy hoạch xây dựng giảng viên cần chú ý đến việc nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho đội ngũ. Cần có những chính sách để giữ những giáo sư đầu ngành, những giảng viên trẻ có triển vọng ở các trường đại học. Về lâu dài, cần có chính sách thu hút học sinh giỏi vào các trường đại học sư phạm thu hút nhiều người giỏi vào đội ngũ giảng viên các trường sư phạm, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đó. Sinh viên ở các trường sư phạm sớm được lựa chọn về năng lực chuyên môn, năng khiếu giảng dạy, từ đó đào tạo bồi dưỡng để trở thành lực lượng giảng viên kế cận cho các trường đại học. Trong thời gian tới, cần xây dựng thêm các trường đại học sư phạm trọng điểm. Hiện nay

mới chỉ có 1 trường đại học ở Hà Nội và 1 trường ở Thành phố Hồ Chí Minh. Cùng với đó, cần tiến hành đổi mới mạnh mẽ nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giảng viên ở các trường sư phạm, đồng thời chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giảng viên; đổi mới phương thức tuyển dụng giáo chức theo hướng khách quan, công bằng và có yếu tố cạnh tranh; hoàn thiện và thực hiện cơ chế hợp đồng dài hạn; đảm bảo sự bình đẳng giữa giảng viên biên chế và hợp đồng; giữa giảng viên cơ sở giáo dục công lập và ở cơ sở giáo dục ngoài công lập, xây dựng và ban hành chính sách đối với giảng viên bao gồm tiêu chuẩn giảng viên, định mức lao động, điều kiện làm việc, nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chế độ ngày nghỉ dài hạn để trao đổi học thuật và cơ chế đánh giá khách quan kết quả công việc; ban hành chính sách, chế độ kiêm nhiệm giảng dạy; đổi mới quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư theo hướng giao cho các cơ sở giáo dục đại học thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn và điều kiện do Nhà nước quy định. Định kỳ đánh giá để bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm các chức danh giáo sư, phó giáo sư. Cải cách thủ tực hành chính xét công nhận giảng viên, giảng viên chính.

Cán bộ quản lý giáo dục cũng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của giáo dục đại học. Bởi vậy, trong thời gian tới đối với đội ngũ này cũng cần phải có biện pháp để xây dựng và phát triển theo hướng đảm bảo về số lượng, nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý giáo dục phải được đào tạo trở thành chuyên nghiệp, công tác quản lý khoa học và hiệu quả, đồng thời có năng lực sáng tạo và tầm nhìn chiến lược đối với sự phát triển của giáo dục đại học. Trong thời gian tới, Nhà nước cần có những chính sách, chế độ phù hợp và thoả đáng để đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục chuyên tâm vào công việc, góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục đại học.

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát triển giáo dục đại học 1996 den nam 2005 (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)