Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Trang 69 - 71)

Do các hạn chế trên của HTKSNB, mà trong thời gian qua, tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín đã xảy ra không ít các sai phạm làm ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh ngân hàng. Thông tin về các sai phạm 12 cũng đã được đăng tải trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng. Các sai phạm xảy ra ở các nghiệp vụ khác nhau, theo từng cấp độ và cách thức khác nhau, nhưng nhìn chung đều do các nguyên nhân sau:

 Hội đồng quản trị của ngân hàng đã chưa sát sao trong việc giám sát hoạt động, do đó dẫn đến việc cho vay vi phạm giới hạn cấp tín dụng. Điều này đã không tuân thủ Luật các tổ chức tín dụng và quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước; HĐQT cũng đã bỏ qua nguyên tắc tôn trọng các quy tắc kinh doanh và tuân thủ các quy định Pháp luật về hoạt động ngân hàng;

 Vì lợi nhuận, Hội đồng đầu tư tài chính của ngân hàng đã đưa ra các quyết định kinh doanh vi phạm quy định của Pháp luật khi đầu tư mà chưa được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước; chưa giám sát trực tiếp và rà soát rủi ro trong sản phẩm cũng như hoạt động kinh doanh mới.

 Ban Kiểm soát đã thiếu chỉ đạo kiên quyết hoạt động kiểm toán nội bộ, không kịp thời phát hiện các vi phạm pháp luật, quy định Nhà nước đối với các khoản cho vay, đầu tư rủi ro cao.

 Hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng đã không hiệu quả trong việc phát hiện kịp thời các sai phạm và ngăn chặn. Đến khi xảy ra thiệt hại lớn mới bắt đầu tìm biện pháp khắc phục nhưng hậu quả nghiêm trọng đã xảy ra.

12

 Ngân hàng đã tự xây dựng chính sách kế toán 13 của mình áp dụng cho các nghiệp vụ kinh doanh mới phát sinh khi chưa có bất kỳ một quy định từ phía cơ quan thẩm quyền. Và điều này có thể dẫn đến rủi ro trong hoạt động của ngân hàng vì ảnh hưởng đến kết quả báo cáo tài chính.

Thông qua việc đánh giá một số sai phạm xảy ra tại Sacombank xuất phát từ những hạn chế của HTKSNB, chúng ta đã thấy được nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế này. Và dựa vào đó chúng ta sẽ có các giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục các hạn chế và tiến đến hoàn thiện HTKSNB.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trên cơ sở lý thuyết của chương 1, chương 2 đã mô tả thực trạng HTKSNB tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín thông qua việc sử dụng các nguyên tắc đánh giá của COSO và BASEL.

Kết quả khảo sát cho thấy tại ngân hàng có cố gắng vận dụng lý thuyết kiểm soát nội bộ vào thực tế để kiểm soát và quản lý các hoạt động của ngân hàng mình nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, việc thiết kế này hầu như chỉ mang tính hình thức, không hệ thống nên mức độ thành công chưa cao, vẫn còn nhiều điểm khiến HTKSNB chưa phát huy hết hiệu quả như về văn hóa kiểm soát, tổ chức nhân sự, phân định trách nhiệm, quyền hạn, đánh giá và phân tích các rủi ro tại ngân hàng, dẫn đến chưa đạt được mục tiêu HTKSNB.

Chương tiếp theo sẽ trình bày về một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện HTKSNB trong ngân hàng giúp vận hành hiệu quả hơn trong thời gian tới.

13

CHƢƠNG 3

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI

NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƢƠNG TÍN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)