Thƣơng Tín
2.2.1. Mục tiêu và phƣơng pháp khảo sát 2.2.1.1. Mục tiêu khảo sát
Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết lập và duy trì để đạt được các mục tiêu của tổ chức, bao gồm các mục tiêu về: hoạt động, độ tin cậy của báo cáo tài chính và sự tuân thủ. Do đó việc khảo sát thực trạng được thực hiện thông qua sử dụng bảng câu hỏi được tổng hợp từ khuôn mẫu COSO, từ các nguyên tắc BASEL, và các nguyên tắc quản trị công ty trong tổ chức ngân hàng của IFC và OECD. Trong đó, tác giả có một số điều chỉnh, lựa chọn các câu hỏi để phù hợp với quy mô của ngân hàng khảo sát. Mục tiêu khảo sát nhằm:
Nhận dạng, đánh giá ưu điểm, tồn tại cũng như nguyên nhân sự tồn tại của HTKSNB tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.
Từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện HTKSNB tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.
2.2.1.2. Phƣơng pháp khảo sát
Sử dụng 50 phiếu khảo sát gồm 92 câu hỏi, trong đó 10 phiếu gửi đến các đơn vị tại Hội sở và 40 phiếu gửi đến các Chi nhánh để khảo sát thực trạng HTKSNB.
Qua việc thảo luận, trao đổi với một số nhà quản lý cấp trung gian, Kiểm toán viên nội bộ, và một số Kiểm toán viên độc lập.
Tổng hợp các bài viết, các báo cáo về một số sự vụ điển hình trên Thế giới và tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín để nhận dạng các nguyên nhân yếu kém của HTKSNB tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.
2.2.2. Tổng hợp kết quả khảo sát
Kết quả khảo sát về thực trạng HTKSNB tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín tại phụ lục 5 được tổng hợp lại trong các bảng sau đây:
2.2.2.1. Sự giám sát của nhà quản lý và văn hóa kiểm soát
Bảng 2-8: Kết quả khảo sát về sự giám sát của nhà quản lý và văn hóa kiểm soát
Stt Nội dung khảo sát Kết quả khảo sát
1
HĐQT có trách nhiệm phê duyệt và xem xét định kỳ các chiến lược, chính sách quan trọng.
50/50 (100%) phiếu đều đồng ý HĐQT có thực hiện nội dung này.
2
HĐQT nắm bắt các rủi ro, đặt ra mức độ có thể chấp nhận được đối với các rủi ro, đảm bảo BĐH kiểm soát các rủi ro.
50/50 (100%) phiếu đều đồng ý HĐQT có thực hiện nội dung này.
3
HĐQT phê duyệt cơ cấu tổ chức; đảm bảo BĐH theo dõi tính hữu hiệu của HTKSNB. HĐQT chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc đảm bảo một HTKSNB thích hợp và có hiệu quả được áp dụng và duy trì.
50/50 (100%) phiếu cho thấy HĐQT đã xác định quy mô thích hợp và có tự đánh giá hiệu quả của HĐQT.
45/50 (90%) phiếu cho rằng đã thực hiện giám sát các thành viên điều hành chủ chốt.
37/50 (74%) phiếu cho rằng chính sách, quy trình kiểm toán cũng như kiểm soát nội bộ được nhận thức và tuyên truyền.
4
HĐQT và BĐH có trách nhiệm khuyến khích các chuẩn mực đạo đức và phẩm chất trung thực, cũng như trong việc thiết lập một văn hóa kiểm soát bên trong ngân hàng.
40/50 (80%) phiếu trả lời HĐQT có thiết lập “tiếng nói từ cấp cao nhất” cho các chuẩn mực nghề nghiệp và giá trị ngân hàng.
50/50 (100%) phiếu cho rằng chưa thiết lập chính sách, quy trình cũng như phương tiện báo cáo các hành vi vi phạm đạo đức.
37/50 (74%) phiếu cho thấy HĐQT có trách nhiệm trung thành và thận trọng với Luật pháp và chuẩn mực giám sát. 43/50 (86%) phiếu cho thấy HĐQT không xung đột lợi ích và tự rút khỏi các quyết định khi có xung đột lợi ích.
5
BĐH chịu trách nhiệm thực thi các chiến lược và chính sách được HĐQT phê duyệt; xây dựng các quy trình để nhận biết, định lượng, theo dõi và kiểm soát các rủi ro; duy trì một cơ cấu tổ chức phân công rõ ràng trách nhiệm, thẩm quyền.
50/50 (100%) phiếu cho thấy BĐH có đầy đủ năng lực để quản lý; BĐH được phân công lĩnh vực điều hành phù hợp với năng lực.
45/50 (90%) phiếu cho thấy BĐH thực hiện kiểm soát đối với các nhân viên mang lại lợi nhuận cao.
6
BĐH cần đảm bảo hoạt động của ngân hàng phù hợp với chiến lược kinh doanh, rủi ro/ngưỡng chịu rủi ro tối đa và các chính sách khác được HĐQT phê duyệt.
Đã đảm bảo hoạt động ngân hàng là phù hợp, nhưng chỉ có:
40/50 (80%) phiếu cho thấy BĐH thực hiện xây dựng cơ cấu tăng cường trách nhiệm giải trình và minh bạch.
2.2.2.2. Ghi nhận và đánh giá rủi ro
Bảng 2-9: Kết quả khảo sát về ghi nhận và đánh giá rủi ro
Stt Nội dung khảo sát Kết quả khảo sát
1
HTKSNB có hiệu quả đặt ra yêu cầu là các rủi ro chính có thể ảnh hưởng xấu đến việc hoàn thành các mục tiêu của ngân hàng được nhận biết và đánh giá liên tục.
Các rủi ro chính đều được nhận biết và đánh giá liên tục, chỉ có:
45/50 (90%) phiếu cho thấy văn hóa quản lý rủi ro được thiết lập và tích hợp vào mọi quy trình, chính sách cũng như đào tạo.
2
Các rủi ro cần được xác định và giám sát liên tục trong phạm vi toàn ngân hàng và tại từng bộ phận.
50/50 (100%) phiếu cho thấy các rủi ro đều được phổ biến qua các nguyên tắc, chính sách trong phạm vi toàn ngân hàng, đến từng bộ phận, tuy nhiên có: 39/50 (78%) phiếu cho thấy ngân hàng đã dành đủ nguồn lực cho việc giám sát và rà soát rủi ro.
42/50 (84%) phiếu ngân hàng phát hiện và phân tích các rủi ro liên quan đến các hoạt động và giao dịch mới.
3
Quản lý rủi ro hiệu quả đòi hỏi phải chủ động và tích cực thông báo nội bộ về rủi ro trong ngân hàng, bao gồm trong toàn bộ ngân hàng cũng như báo cáo lên HĐQT và BĐH.
Kết quả cho thấy có:
40/50 (80%) phiếu cho thấy BĐH và nhân viên được yêu cầu và khuyến khích xác định các vấn đề rủi ro mà không chỉ dựa vào Bộ phận quản lý rủi ro và Kiểm toán nội bộ.
4
HĐQT và BĐH phải sử dụng hiệu quả kết quả công việc do Kiểm toán nội bộ, Kiểm toán độc lập thực hiện.
50/50 (100%) phiếu cho thấy HĐQT và BĐH đã thực hiện nội dung này.
2.2.2.3. Các hoạt động kiểm soát và phân chia trách nhiệm
Bảng 2-10: Kết quả khảo sát về hoạt động kiểm soát và phân chia trách nhiệm
Stt Nội dung khảo sát Kết quả khảo sát
1
Hoạt động kiểm soát phải là một phần của các hoạt động hàng ngày của ngân hàng. Một HTKSNB hiệu quả yêu cầu một cơ cấu kiểm soát thích hợp được thiết lập, với các hoạt động kiểm soát được xác định ở mọi cấp độ kinh doanh.
33/50 (66%) phiếu cho thấy mô hình kiểm soát 3 cấp của ngân hàng phù hợp. 50/50 (100%) phiếu cho thấy có áp dụng các thủ tục kiểm soát cho từng mục tiêu, hoạt động.
35/50 (70%) phiếu cho thấy Bộ phận Kiểm toán nội bộ có thường xuyên thực hiện giám sát từ xa tất cả lĩnh vực ngân hàng.
2
HTKSNB có hiệu quả đòi hỏi phải phân nhiệm rõ ràng. Các lĩnh vực có khả năng mâu thuẫn phải được nhận biết, giảm thiểu, và được theo dõi độc lập và cẩn thận.
50/50 (100%) phiếu cho thấy việc phân nhiệm đều rõ ràng, nguyên tắc bất kiêm nhiệm đã được quán triệt thực hiện. 50/50 (100%) kết quả đồng ý ngân hàng nên thực hiện ủy quyền, giao trách nhiệm.
50/50 (100%) phiếu cho thấy có thực hiện chính sách luân chuyển nhân sự. 45/50 (90%) phiếu cho thấy định kỳ thực hiện rà soát, đánh giá các cá nhân được ủy quyền.
2.2.2.4. Thông tin và truyền thông
Bảng 2-11: Kết quả khảo sát về thông tin và truyền thông
Stt Nội dung khảo sát Kết quả khảo sát
1 HTKSNB có hiệu quả đòi hỏi phải có các số liệu đầy đủ và toàn diện về tài chính,
50/50 (100%) phiếu đều cho thấy HTKSNB đáp ứng được nội dung này.
hoạt động của ngân hàng cũng như các thông tin thị trường bên ngoài về các sự kiện và điều kiện có liên quan đến việc ra quyết định.
2
HTKSNB có hiệu quả đòi hỏi phải có một hệ thống thông tin đáng tin cậy đối với tất cả các hoạt động quan trọng của ngân hàng. Các hệ thống này, phải an toàn, được giám sát một cách độc lập và được hỗ trợ bởi các phương án dự phòng.
50/50 (100%) phiếu đều cho thấy HTKSNB đáp ứng được nội dung này.
3
HTKSNB có hiệu quả đòi hỏi các kênh thông tin liên lạc hiệu quả để đảm bảo rằng tất cả các nhân viên hiểu đầy đủ và tuân thủ các chính sách và quy trình đối với các nhiệm vụ và trách nhiệm của họ; và đảm bảo rằng các thông tin liên quan khác đến đúng người.
45/50 (90%) phiếu có kết quả hệ thống thông tin đảm bảo việc truyền tải hiệu quả.
40/50 (80%) phiếu cho thấy thông tin chưa được truyền tải lên cấp trên để thông báo về rủi ro.
2.2.2.5. Giám sát và điều chỉnh sai sót
Bảng 2-12: Kết quả khảo sát về giám sát và điều chỉnh sai sót
Stt Nội dung khảo sát Kết quả khảo sát
1
Giám sát các rủi ro chính yếu là một phần trong các hoạt động thường ngày của ngân hàng cũng như việc đánh giá định kỳ của các phòng, ban nghiệp vụ và Bộ phận Kiểm toán nội bộ.
50/50 (100%) phiếu trả lời ngân hàng có thực hiện đánh giá thường xuyên các đơn vị hoạt động, đánh giá các thay đổi bên trong bên ngoài. Tuy nhiên có: 38/50 (76%) phiếu trả lời hoạt động tự kiểm tra chấn chỉnh tại ngân hàng hiệu quả.
giám sát của Kiểm toán nội bộ chưa rõ ràng và phù hợp với cơ cấu tổ chức. 40/50 (80%) phiếu cho thấy quy mô đội ngũ Kiểm toán nội bộ đáp ứng so với mạng lưới ngân hàng.
2
Cần phải có công tác kiểm toán hiệu quả và toàn diện đối với HTKSNB; phải được thực hiện bởi các cán bộ có trình độ, được đào tạo bài bản và hoạt động độc lập.
35/50 (70%) phiếu cho thấy công tác của Bộ phận Kiểm toán nội bộ đáp ứng được yêu cầu giám sát.
9/50 (18%) phiếu trả lời các chương trình, thủ tục kiểm toán chưa giúp phát hiện và ngăn ngừa các sai sót của HTKSNB.
3
Các sai sót trong Kiểm soát nội bộ, dù được xác định trong hoạt động kinh doanh, trong kiểm toán nội bộ hay bởi các nhân viên kiểm soát khác, cần phải được báo cáo kịp thời lên cấp lãnh đạo và được xử lý ngay.
Vẫn còn 8/50 (16%) phiếu trả lời HĐQT chưa khắc phục những yếu kém của HTKSNB.
2.2.3. Đánh giá kết quả khảo sát
2.2.3.1. Sự giám sát của nhà quản lý và văn hóa kiểm soát
Về trách nhiệm phê duyệt và xem xét định kỳ các chiến lược kinh doanh và các chính sách quan trọng của HĐQT thì 100% phiếu khảo sát cho thấy HĐQT đã phê duyệt, hiểu rõ và thực thi tốt vai trò. Có cam kết nổ lực xây dựng và duy trì năng lực chuyên môn tương xứng với sự phát triển của ngân hàng.
Ban lãnh đạo cấp cao của Sacombank ý thức được sự cần thiết quản lý các rủi ro và kiểm soát rủi ro đối với các hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng. (Kết quả khảo sát cho thấy 100% đồng ý HĐQT đã nắm bắt các rủi ro quan trọng đối với ngân hàng và đã đặt ra mức độ có thể chấp nhận được).
HĐQT nhận thức được vai trò của HTKSNB, đặc biệt là bộ phận kiểm toán nội bộ đối với việc giám sát, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của ngân hàng. Tại Sacombank đã tổ chức một HTKSNB và kiểm toán nội bộ. (90% phiếu trả lời HĐQT đã thực hiện giám sát các thành viên điều hành chủ chốt và 74% trả lời HĐQT nhận thức được tầm quan trọng của chính sách kiểm toán nội bộ cũng như kiểm soát nội bộ).
Trách nhiệm thiết lập một nền văn hóa kiểm soát cũng được Ban lãnh đạo chú trọng thực hiện, khuyến khích các chuẩn mức đạo đức và phẩm chất trung thực. (80% đồng ý HĐQT đã thiết lập “tiếng nói từ cấp cao nhất” cho các chuẩn mực nghề nghiệp và giá trị ngân hàng; 74% phiếu khảo sát trả lời HĐQT có trách nhiệm trung thành và thận trọng đối với Luật pháp và các chuẩn mực giám sát và 86% phiếu khảo sát cũng cho thấy HĐQT không có xung đột lợi ích và sẽ tự rút khỏi các quyết định khi xung đột xảy ra).
BĐH ngân hàng thực thi tốt trách nhiệm được giao khi tất cả 100% phiếu đều trả lời BĐH có đầy đủ năng lực quản lý phù hợp và 90% phiếu trả lời BĐH đã thực hiện kiểm soát đối với các nhân viên mang lại lợi nhuận cao, đảm bảo các hoạt động ngân hàng là phù hợp với chiến lược kinh doanh cũng như chính sách rủi ro đã được phê duyệt. (80% phiếu khảo sát cho thấy BĐH có xây dựng một cơ cấu quản lý tăng cường trách nhiệm giải trình và minh bạch).
Tuy nhiên, kết quả cũng cho thấy 26% vẫn cho rằng Ban lãnh đạo quá tập trung vào chiến lược và mục tiêu kinh doanh dẫn đến thiếu sự giám sát hoạt động kiểm soát nội bộ và tuyên truyền trong toàn ngân hàng tầm quan trọng của kiểm soát; 20% đồng ý HĐQT xây dựng văn hóa kiểm soát lành mạnh nhưng việc truyền tải một văn hóa kiểm soát chưa thật sự hiệu quả. Các trường hợp thất thoát tài sản cho thấy nguyên nhân cũng một phần do sự thiếu nghiêm ngặt của ban lãnh đạo trong vấn đề xử lý đối tượng vi phạm.
Ngân hàng vẫn chưa ban hành chính sách, quy trình, cũng như phương tiện phù hợp để đảm bảo những lo ngại hay hành vi vi phạm đạo đức được báo cáo lên cấp thẩm quyền kịp thời và bí mật. (100% đều trả lời không có).
Ban lãnh đạo chưa nhấn mạnh được tầm quan trọng của một HTKSNB vững mạnh qua lời nói và hành động của mình. (26% cho thấy HĐQT chưa trung thành thận trọng với Luật pháp và chuẩn mực giám sát, vẫn còn các hồ sơ cho vay theo chỉ định và 14% cho thấy Ban lãnh đạo vẫn còn xung đột lợi ích và không tự rút khỏi các quyết định khi xung đột lợi ích làm bản thân không có khả năng thực hiện trách nhiệm một cách khách quan).
Ban lãnh đạo chưa giám sát đầy đủ đối với những nhân viên chủ chốt nhằm đảm bảo rằng họ hoạt động trong các khuôn khổ mà ngân hàng đặt ra và trong khuôn khổ kiểm soát nội bộ. (10% cho rằng BĐH không sẵn sàng thực hiện kiểm soát đối với các nhân viên chủ chốt và mang lại lợi nhuận cao). Đối với các nhân viên chủ chốt thường thì sự giám sát của ban lãnh đạo dành cho họ là thoáng hơn so với khuôn khổ kiểm soát nội bộ.
2.2.3.2. Ghi nhận và đánh giá rủi ro
Mô hình quản lý rủi ro hiện tại của Sacombank bao gồm các cơ quan từ cấp chi nhánh/sở giao dịch cho đến cấp điều hành, quản trị. Nhằm đạt được mục tiêu đề ra các cơ quan này có một mối quan hệ hữu cơ nhằm mục đích phòng ngừa, hạn chế, kiểm soát và xử lý các rủi ro trong hoạt động Ngân hàng. (100% phiếu khảo sát cho thấy BĐH có ban hành quy trình quản lý rủi ro toàn diện để xác định, đo lường, đánh giá, theo dõi, báo cáo và kiểm soát một cách kịp thời và liên tục).
Văn hóa quản lý rủi ro được thiết lập xuyên suốt trong toàn ngân hàng với kết quả 90% phiếu khảo sát đều trả lời có về việc thực hiện tích hợp quản lý rủi ro vào mọi quy trình lập kế hoạch chiến lược và chính sách chủ yếu.
Việc giám sát quản lý rủi ro được thực hiện từ cấp cao thông qua phổ biến các nguyên tắc, chính sách và biện pháp giám sát rủi ro đến toàn thể nhân viên trong ngân hàng và tại các đơn vị trực thuộc. Bộ phận quản lý rủi ro được tiếp cận các thông tin và được tham dự các buổi họp về rủi ro của các Phòng/ban kinh doanh. (78% phiếu khảo