Phương pháp dùng dầu Jatropha làm nhiên liệu

Một phần của tài liệu Xác định đường đặc tính ngoài của động cơ diesel cỡ nhỏ sử dụng hỗn hợp nhiên liệu jatropha (Trang 31 - 32)

c- Bã sau khi ép dầu làm phân hữu cơ và thức ăn chăn nuô

1.4.5. Phương pháp dùng dầu Jatropha làm nhiên liệu

Việt Nam là nước có khí hậu cận nhiệt đới với thảm thực vật phong phú do đó nguồn nguyên liệu cho việc sản xuất dầu thực vật cũng phong phú theo. Dầu thực vật Việt Nam được chế biến từ các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật gồm: Đậu nành, đậu tương, đậu phụng (lạc), vừng, dừa, cám gạo…trong đó phổ biến nhất là dầu dừa: 39.320 tấn, đậu nành 29.170 tấn và lạc 17.800 tấn - số liệu năm 2005 và gần đây nhất là dầu Jatropha với nhiều triển vọng. Thành phần chủ yếu của các lọai dầu này là Ester của axit béo và

glycerine. Đặc điểm của dầu thực vật nguyên chất là có độ nhớt cao, tan tốt trong các dung môi hữu cơ không phân cực như Ete, acetone…

Hỗn hợp nhiên liệu dầu Jatropha-diesel (J-D) không có chất xúc tác là sản phẩm của quá trình pha trộn theo tỷ lệ phần trăm giữa dầu Jatropha và dầu diesel. Đây là giải pháp nhằm làm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu diesel truyền thống, sử dụng cho động cơ đốt trong. Tuy nhiên độ nhớt quá lớn so với diesel, ma sát nội giữa các phần tử của dầu cao, cản trở sự chảy của dầu trong đường ống, làm khả năng thông qua của dầu trong bầu lọc kém, chất lượng phun nhiên liệu và hòa trộn hỗn hợp xấu làm thời gian cháy kéo dài và cháy không hoàn toàn lượng nhiên liệu được cấp vào buồng đốt gây ảnh hưởng xấu đến các chỉ tiêu kinh tế và hiệu quả của động cơ.

Để sử dụng dầu Jatropha làm nhiên liệu, cần áp dụng những phương pháp xử lý dầu để tính chất của nó gần giống với nhiên liệu diesel.

Một phần của tài liệu Xác định đường đặc tính ngoài của động cơ diesel cỡ nhỏ sử dụng hỗn hợp nhiên liệu jatropha (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w