2 Tiềm năng phát triển Jatropha ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Xác định đường đặc tính ngoài của động cơ diesel cỡ nhỏ sử dụng hỗn hợp nhiên liệu jatropha (Trang 27 - 29)

c- Bã sau khi ép dầu làm phân hữu cơ và thức ăn chăn nuô

1.4. 2 Tiềm năng phát triển Jatropha ở Việt Nam

Cây Jatropha là một cây trồng rất dễ tính, có phổ thích nghi rộng, có thể trồng được ở hầu hết các nước nhiệt đới, á nhiệt đới trong phạm vi vĩ độ 280oN – 300oS, ở độ cao từ 7 - 1600m so với mực nước biển, nhiệt độ bình quân năm từ 11 – 28oC, lượng mưa/năm từ 520 - 2000mm, chịu được đất sỏi sạn, đất nghèo kiệt, độ dốc tới 30 - 400, chịu hạn, chịu đất xấu, không cháy, không bị gia súc ăn, rất ít sâu bệnh. Như vậy, ở Việt Nam cây Jatropha có thể trồng được ở mọi nơi của vùng đồi núi, vùng đất cằn cỗi, trừ vùng đất ngập nước, gồm:

- Các vùng miền núi phía bắc. - Các vùng miền núi miền trung.

- Các vùng đất cát ven biển dọc miền trung từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận.

Xét khả năng phát triển của cây Jatropha để sản xuất nhiên liệu sinh học tại nước ta, về tầm nhìn dài hạn, có thể xem xét hai loại căn cứ sau đây:

*Thị trường tiêu thụ diesel sinh học

Dự báo khả năng tiêu thụ diesel sinh học trong tương lai là không đáng lo ngại vì nguồn cung cấp diesel truyền thống sẽ cạn kiệt dần mà diesel sinh học có đủ khả năng thay thế một phần đáng kể đối với diesel truyền thống với giá cạnh tranh, nghĩa là thị trường toàn cầu về diesel sinh học vừa có nhu cầu to lớn, vừa có thể được chấp nhận về giá. Từ đó có thể khẳng định trồng cây Jatropha để sản xuất diesel sinh học có thị trường bền vững.

*Khả năng trồng cây Jatropha ở Việt Nam

Về điều kiện khí hậu

Đối chiếu với yêu cầu sinh lý của cây Jatropha về nhiệt độ, lượng mưa thì khắp các vùng sinh thái của nước ta đều được coi là rất thích hợp phát triển trồng cây jatropha, kể cả các vùng núi cao.

Về điều kiện lao động

Các vùng của nước ta có nguồn lao động dồi dào tại chỗ, thoả mãn nhu cầu lao động để trồng cây Jatropha, bất kể ở quy mô nào.

Về vốn

Trồng Jatropha chủ yếu dựa vào hộ nông dân, trong đó có kinh tế trang trại. Chế biến dầu diesel sinh học chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp tư nhân. Suất đầu tư trồng Jatropha rất thấp. Tiền giống trong 1 - 2 năm đầu có thể tốn kém nhiều, nhưng do hệ số nhân của Jatropha rất cao (1ha đạt năng suất 10 tấn hạt, đủ hạt để trồng cho 5 nghìn ha, nghĩa là hệ số nhân 1/5000), nên tiền giống sẽ không đáng kể (1ha trồng 3000 cây, tiền hạt giống chỉ hết khoảng 5000đ/ha). Tiền đào hố và phân bón cũng ít tốn kém. Vừa qua, Công ty Minh Sơn và Công

ty Núi Đầu đã thuê dân trồng 150ha, chi phí tiền làm đất và đào hố cho 3000cây/ha hết 1 triệu đồng/ha, tiền phân bón 300kgNPK/ha, hết 1,5 triệu đồng/ha, các khoản chi phí này cộng lại không tới 3 triệu đồng/ha trong năm trồng đầu tiên, các năm sau không phải đầu tư gì thêm. Với số vốn này, các gia đình nông dân có thể tự lo liệu.

Về chế biến

Suất đầu tư để chế biến diesel sinh học cần khoảng 400USD/tấn. Với nhà máy nhỏ 3 vạn tấn/năm, cần 12 triệu USD. Khoản đầu tư này do các doanh nghiệp tự tìm vốn đầu tư. Như vậy, vốn để trồng Jatropha trên quy mô lớn không đáng lo ngại. Còn vốn chế biến diesel sinh học thì huy động các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư cũng không gặp trở ngại lớn.

Về giống và công nghệ

Cho đến hết năm 2007, Trường Đại học Thành Tây đã thu thập được nhiều giống Jatropha tốt có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia, diện tích các giống này đạt 150ha, đến năm 2008, đủ giống trồng 3 - 5 nghìn ha, từ năm 2009 trở đi, đủ giống trồng hàng trăm nghìn ha/năm, có nghĩa là đủ giống tốt cung cấp thoả mãn cho dân trồng trong phạm vi cả nước. Quy trình kỹ thuật thâm canh Jatropha cũng đã được xây dựng, hướng tới mục tiêu đạt trên 10 tấn hạt/ha/năm.

Một phần của tài liệu Xác định đường đặc tính ngoài của động cơ diesel cỡ nhỏ sử dụng hỗn hợp nhiên liệu jatropha (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w