II. NHỮNG TỒN TẠ
2. Tên cơ quan ban hành văn bản
Tên cơ quan ban hành văn bản cho biết vị trí của cơ quan ban hành văn bản trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước. Theo quy định của Thông tư 55/2005/TTLT-BNV-VPCP, tên cơ quan được đặt ở góc trái tờ đầu văn bản, được trình bày đậm nét, rõ ràng, chính xác bao gồm tên của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và tên của cơ quan, tổ chức chủ quản cấp trên trực tiếp (nếu có).
Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ.
Tên cơ quan, tổ chức chủ quản cấp trên trực tiếp có thể viết tắt những cụm từ thông dụng như Uỷ ban nhân dân, được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng.
Quy định như vậy, nhưng thực tế văn bản của UBND huyện Nghĩa Đàn chưa hoàn toàn thực hiện đúng. Có văn bản thì viết tắt tên cơ quan ban hành và không in đậm.
Ví dụ: “UBND HUYỆN NGHĨA ĐÀN”
(Báo cáo số 23/BC-UBND, về kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2006, ban hành ngày 13 tháng 7 năm 2006)
Có văn bản thì tên cơ quan ban hành đựơc trình bày bằng cỡ chữ 14 in đậm nhạt tuỳ tiện ngay trong cùng một tên cơ quan ban hành, ví dụ:
“UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN NGHĨA ĐÀN”
(Chỉ thị số 22/2006/CT-UBND, về việc tổ chức triển khai thực hiện “Ngày hội toàn dân bảo vệ An ninh tổ quốc”, ban hành ngày 10 tháng 8 năm 2006).
Đường kẻ ngang phía dưới tên cơ quan ban hành không đúng với quy định, có văn bản lại được kẻ bằng nét đứt, có khi dài bằng dòng chữ.
(Chỉ thị số 22/2006/CT-UBND, Quyết định số 356/QĐ-UBND, Quyết định số 2304/QĐ-UBND).